Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

* Nguyên nhân

Theo Nguyễn Xuân Bình, (1996) [2] bệnh lợn con phân trắng thường xảy ra đối với lợn con từ 2 – 30 ngày tuổi. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn tiết dịch nên chất đạm trong sữa là cafein không được tiêu hóa bị thải ra ngoài nên có phân màu trắng. Các nguyên nhân đó là:

- Do khẩu phần ăn của lợn mẹ thiếu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin nhất là vitamin A. Nên sau khi sinh sữa mẹ bị thiếu chất, lợn con bị suy dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ nên rất dễ bị cảm nhiễm với vi trùng Colibacille, Samonella… gây bệnh tiêu chảy.

- Do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc sữa mẹ quá nhiều lợn con bị dư chất đạm không tiêu hóa hết được, trôi xuống ruột già ở đó có một số vi khuẩn như E.coli sử dụng, phân hủy chất đạm, sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

- Do đặc điểm sinh lý của lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn luôn biến đổi nhất là hệ thống men tiêu hóa. Do vậy dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa gây tiêu chảy.

- Do thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa, nhiệt độ thấp mà ẩm độ lại cao, làm cho cơ thể lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó sẽ tiêu hao năng lượng để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột gây rối loạn cơ năng tiết dịch và nhu động của dạ dày, ruột dẫn tới rối loạn tiêu hóa dẫn đến lợn con bị tiêu chảy.

- Do thiếu các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Co… vì trong thực tế lợn con muốn phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7 – 10mg Fe, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg Fe/ngày. Như vậy mỗi ngày cần bổ sung 6 – 9mg Fe, khi thiếu sắt trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận có quan hệ đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, không chỉ giảm huyết cầu tố mà còn giảm hoạt huyết của các men có chứa sắt. Các men đó tham gia vào quá trình tổng hợp đạm và các chất tế bào quan trọng khác. Vì vậy, thiếu sắt là một

20

nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất là bộ máy tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

- Do lợn con bị nhiễm vi rút đường ruột (GTE, Rotavirus) gây tiêu chảy cấp tính như nước.

- Do lợn con bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema – hyordysenteriae gây viêm ruột tiêu chảy.

- Do lợn mẹ bị một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú sữa bị nhiễm độc và nhiễm trùng kế phát, lợn con bú phải sẽ bị tiêu chảy.

- Do lợn mẹ trước khi sinh bị nhiễm bệnh thương hàn (mặc dù điều trị đã khỏi) nhưng vi trùng vẫn tồn tại trong cơ thể, khi có thai vi trùng xâm nhập qua màng nhau vào thai, lợn con đẻ ra bị nhiễm vi trùng nên gây tiêu chảy.

- Do lợn con bị nhiễm trùng cuống rốn, vi trùng xâm nhập lên ruột gây tiêu chảy.

- Do vi khuẩn Clostridium, cầu trùng và giun lươn cũng gây viêm ruột và tiêu chảy ở lợn con.

Theo Trương Lăng (2000) [11] lợn từ khi sinh đến 20 ngày tuổi pH dịch vị trung tính không có axit đặc trưng là HCl tự do nên không đủ khả năng tiêu hóa protein. Nhược điểm này có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh. Đối với lợn con 1 tháng tuổi trở lên hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng nên tỷ lệ cảm nhiễm của bệnh giảm rõ rệt.

Theo Erwin M.Kohler (2001) [21] cũng nêu ra một số nguyên nhân gây bệnh. Một số các yếu tố môi trường và ký chủ ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm

E.coli ở lợn sơ sinh. Dạ dày và ruột của lợn con nhanh chóng bị tràn ngập vi trùng, ngay sau khi sinh, rất nhiều trong số chúng “ bất hại” nhưng nếu xuất hiện với số lượng lớn E.coli lợn có thể bị nhiễm bệnh sau khi sinh.

- Số lượng lớn E.coli thường hiện diện ở ngay môi trường nếu có ẩm ướt, bẩn và thông thoáng kém. Tuy nhiên nguồn nhiễm bệnh quan trọng nhất là là lợn con khác mắc bệnh tiêu chảy E.coli. Những con này sẽ thải tới một tỷ

21

- Nhiệt độ có thể là ảnh hường môi trường quan trọng nhất làm lợn khỏe lên. Lợn con mẫn cảm lớn với cái lạnh và yếu tố stress này làm giảm sức đề kháng của lợn với các bệnh kể cả E.coli

Trương Lăng (2000) [11] cho rằng nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu do hai nguyên nhân chính: Vi khuẩn và các nguyên nhân không phải do vi khuẩn.

* Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli - Đặc điểm hình thái

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7] Escherichia coli thuộc họ

Enterobacteriacea, nhóm Escherichae, loài Escherichia có những đặc điểm chung sau đây: Nhuộm màu gram (-), không tạo thành nha bào.

Vi trùng này có lông, nhưng cũng có khi có thể gặp những biến chứng không di động và không có lông, chúng không tạo bào tử. Cũng cá biệt có

Serotyp nhóm 08 và 09 tạo bào tử. - Đặc điểm nuôi cấy

Trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, mọc trên môi trường dinh dưỡng bình thường, chúng vẫn có khả năng sinh sản cao thậm chí trong môi trường nước sinh lý, ở nhiệt độ 15 – 160C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 37 – 380

C. Độ pH thích hợp nhất là 7,2 – 7,4. Chúng có thể mọc ở môi trường toan tính hoặc kiềm tính.

Trên môi trường dung dịch đặc như thạch thịt peptone, qua 18 – 24 giờ bồi dục trong tủ ấm, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu trắng xanh, có kích thước trung bình dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn, bề mặt bóng.

Trong môi trường lỏng, trực khuẩn đường ruột sinh sản và làm môi trường vẩn đục, có màu trắng, khi lắc mạnh cặn tan đều trong môi trường. Ngoài ra còn có một số biến chứng của chúng tạo trên bề mặt môi trường một màng mỏng.

Trên môi trường phân biệt – môi trường Endo, chúng mọc thành những khuẩn lạc có màu đỏ, mận chín, có ánh kim hoặc không có ánh kim.

22

Trên môi trường Lêvin (thạch có enzon và xanh methylen) chúng mọc thành những khuẩn lạc có màu thâm tím hoặc màu đen.

- Đặc tính sinh hóa

Trực khuẩn đường ruột lên men lactoza tạo axit và sinh hơi như các đường: glucoza, mannit, duxit, sacharoza, arabinoza. Phần lớn chúng tạo thành indol làm vón sữa, kết quả dương tính với phản ứng methyrot, không mọc trên môi trường xitrat, không phân hủy ure, không làm rữa gelatin, làm vón sữa, làm sữa có màu đỏ, làm màu xanh methylen trong sữa.

- Cấu trúc kháng nguyên

Vi khuẩn E.coli có 3 loại kháng nguyên là O, H, K

+ Kháng nguyên O: Đây là thân của vi khuẩn và được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn, kháng nguyên O được coi là một nội độc tố có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ bọc vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Kháng nguyên O có đặc tính như sau: Chịu được nhiệt độ (không bị phá hủy khi đun ở 1000C trong 2 giờ), chịu được chất cồn, acid HCN 1N trong 2 giờ, bị phá hủy bởi formol 0,5%.

+ Kháng nguyên K hay còn gọi là kháng nguyên bề mặt. Chúng bao quanh tế bào vi khuẩn có bản chất là Polisaccharide. Nhiều ý kiến cho rằng kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng bệnh của vi khuẩn.

+ Kháng nguyên H: Là kháng nguyên không có tính chịu nhiệt cao, tuy nhiên khi đun sôi ở 2 giờ 30 phút tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng nguyên H đều bị phá hủy. Tất cả các nhóm kháng nguyên O khác nhau thuộc E.coli đều có một loại type kháng nguyên tốt.

Mặc dù trong tự nhiên trực khuẩn đường ruột có rất nhiều serotype nhưng chỉ có một nhóm nhỏ trong số đó được xác định là mầm gây các bệnh đường tiêu hóa.

Ở lợn thường do các serotype sau gây bệnh: 041, 0139, 0138, 0149, 0147, 086, 026, 015, 08, 0177, 0115, 09, 0101.

- Độc tố

23

+ Ngoại độc tố: Là chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 560

C trong vòng 10 – 30 phút. Dưới tác dụng của Formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây ra hoại tử. + Nội độc tố: Là yếu tố gây độc chủ yếu của trực trùng đường ruột, chúng có trong tế bào vi khuẩn và gắn vào trong tế bào vi khuẩn rất chặt chẽ. Nội độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp như phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng axit trichoxetic, phenol dưới tác dụng của enzyme.

Về cấu trúc nội độc tố là phức chất polisaccharido – protein – lipit vì vậy nó thuộc kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao đối với các chủng của mỗi serotype.

Độc tố chịu nhiệt (ST): Chịu được nhiệt độ 1000

C trong 15 phút. Độc tố chịu nhiệt kém (LT): Vô hoạt ở 600

C trong 15 phút.

Độc tố ST chia thành 2 nhóm: STa và STb: Dựa trên tính hòa tan trong methanol và hoạt tính sinh học.

Độc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 nhóm B có khả năng bám dính trên bề mặt biểu bì của bề mặt ruột và một nhóm A có hoạt tính sinh học cao. Ngoài ra còn có Veryocytotocin (VT) cũng tham gia vào quá trình gây bệnh của E.coli.

- Sức đề kháng

Trực khuẩn đường ruột không chịu được nhiệt độ cao, ở 600C E.coli chết

trong vòng 15 phút và chết ngay ở 1000

C, trong đất và nước E.coli sống được khoảng vài tháng, các chất tiêu độc như: phenol, formol, crezin, vôi, axit… nồng độ thường dùng cũng làm E.coli chết rất nhanh. Chúng có độ nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)