Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An. (Trang 41)

* Tiêu thụ thức ăn của bê thí nghiệm qua các tuần tuổi

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ đàn bê, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc và nuôi dưỡng. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phụ thuộc vào chất lượng con giống, chủng loại thức ăn và điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi.

Chất lượng thức ăn kém cũng làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Đặc biệt đối với thức ăn mới. Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y tốt con vật

khỏe mạnh làm tăng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày.

Thức ăn tiêu thụ trong kỳ và hàng ngày được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8. Lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày của bê

(kg) STT Giai đoạn (ngày tuổi) n (con) Lượng sữa Thức ăn hỗn hợp

(lít/con/ngày) (lít/con/kỳ) (kg/con/ngày) (kg/con/kỳ)

1 SS - 10 60 4 40 0,15 1,5 2 11 - 20 60 5 50 0.21 2,1 3 21 - 30 60 6 60 0,33 3,3 4 31 - 40 60 6 60 0,48 4,8 5 41 - 50 60 6 60 0,56 5,6 6 51 - 60 60 6 60 0,61 6,1

Số liệu ở bảng 2.8. cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của bê tăng dần qua các kỳ nuôi. Ở kỳ nuôi thứ nhất, lượng thức ăn thu nhận là 40lít/con/kỳ với sữa, và 1,5kg/con/kỳ với thức ăn bổ sung, do lúc này khối lượng bê còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì là chưa quá lớn. Càng về sau, khối lượng của bê càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sinh trưởng ngày càng cao nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian. Đến kỳ nuôi thứ 6, lượng thức ăn thu nhận bình quân/con/ngày với thức ăn cung cấp là 6,1kg.

* Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung, chăn nuôi bê nói riêng ở tất cả các giai đoạn. Do bê vừa uống sữa, vừa ăn thức ăn hỗn hợp, cho nên chúng tôi tính riêng tiêu tốn sữa và tiêu tốn thức ăn đậm đặc cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) STT Giai đoạn (ngày tuổi) n (con) Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) Sữa Thức ăn đậm đặc 1 SS - 10 60 6,01 0,23 2 11 - 20 60 6,67 0,28 3 21 - 30 60 8,33 0,46 4 31 - 40 60 7,41 0,59 5 41 - 50 60 7,50 0,70 6 51 - 60 60 8,82 0,90 7 TB Toàn kỳ 60 7,46 0,62

Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các kỳ nuôi, sữa từ 6,01 lít tăng lên 8,82 lít, còn thức ăn bổ sung tăng từ 0,23kg ở kỳ nuôi thứ nhất lên đến 0.9kg ở 60 ngày tuổi. Như vậy là càng về sau tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng cao.

* Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng của bê

Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1kg tăng khối lượng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán hai chỉ tiêu này trên cơ sở các số liệu về tiêu tốn sữa và thức ăn bổ sung cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tiêu tốn protein và tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng

STT Giai đoạn

(ngày tuổi) n (con)

Tiêu tốn protein (g/kg) Tiêu tốn ME (kcal/kg) 1 SS - 10 60 59,53 3889,4 2 11 - 20 60 70,28 4385,8 3 21 - 30 60 106,52 5786,2 4 31 - 40 60 125,49 5653,4 5 41 - 50 60 144,50 6010.0 6 51 - 60 60 183,00 7282,8 7 TB toàn kỳ 60 114,89 5501,3

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy: tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng cũng tăng dần theo tháng nuôi, tương tự như tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Ở kỳ thứ nhất, để sản xuất 1kg tăng khối lượng chỉ cần cung cấp 3889,4kcal năng lượng trao đổi và 59,53g protein, nhưng đến 60 ngày tuổi thì cần tới 7282,8kcal và 183,00g protein.

2.4.2. Mức độ cảm nhiễm bệnh của bê trong thời gian khảo nghiệm

2.4.2.1. Các bệnh cảm nhiễm của bê

Trong chăn nuôi bê sữa thương phẩm, đặc biệt theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, thì mật độ các loại vi khuẩn trong khu chuồng nuôi có tác động rất lớn đến sức khỏe bê. Bởi lẽ nếu lượng vi khuẩn trong chuồng nuôi quá cao, bê dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng đàn cái sinh sản sau này.

Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình cảm nhiễm bệnh của bê trong suốt 60 ngày tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Các bệnh cảm nhiễm của bê trong thời gian khảo nghiệm

STT Tên bệnh n (con) Số bê mắc bệnh (con) Tỉ lệ (%) 1 Tiêu chảy 60 35 58,3 2 Viêm phổi 60 8 13,3 3 Viêm kết mạc mắt 60 4 6,66 4 Viêm khớp 60 5 8,33 5 Viêm rốn 60 1 1,66

Số liệu bảng 2.11 cho thấy tỉ lệ bê mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp cao hơn so với các bệnh khác, nguyên nhân là thời gian theo dõi bê thuộc mùa Đông, nhiệt độ môi trường luôn ở mức thấp, độ ẩm lại cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các khuẩn sinh trưởng và phát triển, gây bệnh cho bê.

2.4.2.2. Kết quảđiều trị một số bệnh thường gặp ở bê

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bê thí nghiệm, chúng tôi đã sử dụng một số phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.12.

Bảng 2.12. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở bê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Bệnh Thuốc điều trị Số con mắc

Số con khỏi

Tỉ lệ khỏi (%)

1 Tiêu chảy Điện giải Gluco, Amoxisol

35 35 100,00

2 Viêm phổi Nuflor 8 8 100,00

3 Viêm rốn Vetrimoxin, thuốc xịt sprays 1 1 100,00 4 Viêm khớp Diarehoe, thuốc xịt sprays 5 3 60,00 5 Viêm kết mạc mắt Penicillin 4 4 100,00

Số liệu bảng 2.12 cho thấy kết quả điều trị cho bê đạt kết quả cao, tỉ lệ khỏi bệnh gần như hoàn toàn, để làm được điều này thì công tác chăm sóc và theo dõi bê phải được thực hiện tốt, nhằm phát hiện sớm các trường hợp bê có biểu hiện mắc bệnh để điều trị kịp thời.

2.5. Kết luận và đề nghị

2.5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn bê nuôi tại trang trại số 2, thuộc Công ty CP Thực phẩm sữa TH milk xã Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Khối lượng bê lúc 60 ngày tuổi đạt 71,2kg/con, tăng khối lượng trung bình đạt 0,77kg/con/ngày. Tiêu tốn 114,89g protein và 5501,3kcal năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng, bệnh thường mắc nhất là tiêu chảy (58,3%)

Đánh giá chung: do chăm sóc nuôi dưỡng tốt, phòng, chữa bệnh kịp thời nên bê của Công ty CP Sữa TH milk có tỉ lệ nuôi sống cao và sinh trưởng tốt.

2.5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ được thực hiện ở phạm vi một trại với số lượng bê còn hạn chế, nên các kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, các kết luận đưa ra mới chỉ là sơ bộ.

2.5.3. Đề nghị

Tiếp tục các nghiên cứu để thu thập số liệu về khả năng sinh trưởng của bê con trong giai đoạn bú sữa, để có được sự đánh giá về khả năng sinh trưởng của bê toàn diện và hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Hiện trạng và định hướng phát triển bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2002 - 2010.

2. Đinh Văn Cải, Hoàng Thị Ngân (2007), Nghiên cứu chếđộ nuôi dưỡng bê cái lai HF làm giống, (Trích từ trang web của Dairyvietnam, 2009).

3. Cao Văn, Hoàng Toàn Thắng (2003), Giáo trình Sinh lý học gia súc, Nxb

Nông nghiệp.

4. Cục Chăn nuôi (2006), Hiện trạng ngành chăn nuôi và phương hướng phát triển đến năm 2015.

5. Lê Xuân Cương (1993), “Kết quả nghiên cứa một số chỉ tiêu sinh trưởng của bê sữa”, Tuyển tập báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y.

6. Vũ Chí Cương (2002), Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt Nam, nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá tri dinh dưỡng trong thức ăn, Nxb Nông nghiệp,

trang 124.

7. Cù Xuân Dần và cs (1996), Giáo trình sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngô Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

9. Dương Mạnh Hùng (2004), Giáo trình Giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, trang 18 - 23.

10. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 118 - 131 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Phạm Sỹ Lăng (2005), Sổ tay phòng trị bệnh cho bò sữa, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

12. Bùi Đức Lũng, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Bùi Văn Chính (1995),

Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13. Nguyễn Chí Thiện (2002), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp

15.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp

16. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2003), Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 131 – 132.

17. Phùng Quốc Quảng (2005), Nuôi bò sữa năng suất cao hiệu quả lớn, Nxb

Nông Nghiệp Hà Nội, trang 6 – 8.

18. Nguyễn Quang Tính (2008), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trang 19 - 20.

19. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN 2 - 39 - 77.

20. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN 2 - 40 - 77

21. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Chăn nuôi bò sinh sản, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 106 -134.

23. Đỗ Kim Tuyên (2010), “Tình hình chăn nuôi trên thế giới và khu vực, Cục chăn nuôi”, http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=11266

II. Tài liệu nước ngoài

24. Hazel L.N, M.L Baker, C.F. Reinmiller, "Genetic and environmental

correlation between the growthrate of pigs at diffirent ages", Journal of Animal Science 1943. PP 119 - 128.

25. Mensikova. H and Braner. P (1994), Growtl anh Development of Czeeh pied Heifered with Crosbreeds Sired by Red and White Holstein or Ayrhire bulls.

26. Mukasa M.E, Mattoni. M, (1988), The Reproductive Performance of Indigenong Zebu cattle in Ethiopra.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO ĐỀ TÀI

Khu chuồng chăn nuôi bê Khám và điều trị bênh cho bê

Cân khối lượng bê sơ sinh Cho bê uống sữa đầu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An. (Trang 41)