Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An. (Trang 33)

2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1. Sơ đồ khảo thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Chỉ tiêu

1 Số con theo dõi Con 60

2 Thời gian thí nghiệm Ngày Sơ sinh - 60 ngày

3 Giống bê Holstein Fresina

4 Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt

Bảng 2.2. Chế độ ăn của bê theo tuổi

STT Ngày tuổi Lít/lần Loại sữa Số lần /ngày 1 Sau sinh 1.5 - 2 Sữa đầu 2 2 1 - 10 2 - 2.5 Sữa mẹ 2 3 11 - 15 2.5 Sữa mẹ 2 4 16 - 20 2.5 Sữa mẹ 2 5 21 - 60 3 Sữa mẹ 2 (Nguồn: Đinh Văn Cải và cs (2007) [2])

Bảng 2.3. Lịch dùng vaccine phòng bệnh cho bê thí nghiệm Tuần tuổi Loại vaccine và cách sử dụng Bệnh phòng

4 Aftovax mono FMD

8 Aftopor tri FMD

2.3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi:

* Tỉ lệ nuôi sống (%)

Tỉ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu có ảnh hưởng đến phẩm chất giống và đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Hàng ngày, theo dõi số bê chết và loại thải ở mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số bê chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.

Tỉ lệ nuôi sống (%) = ∑ số bê cuối kỳ (con) x 100 ∑ số bê đầu kỳ (con)

* Khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích luỹ (kg/con)

Sinh trưởng tích luỹ được tính bằng khối lượng cơ thể ở các kỳ cân, cân vào ngày tuổi cuối cùng của tuần.

Cân 100% số bê trong đàn lúc sơ sinh, khi kết thúc kỳ theo dõi. Cân buổi sáng trước khi ăn (chỉ cho bê uống nước), tiến hành cân từng con một, sau đó cộng và tính khối lượng sống bình quân của đàn bê thí nghiệm. Người cân và dụng cụ cân được cố định.

+) Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân có độ chính xác 0,5g. +) Từ 10 ngày tuổi trở đi cân bằng cân có độ chính xác ± 1kg.

+) Khối lượng trung bình được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học.

- Sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN 2 - 39 - 77) [20], và được tính theo công thức:

A(g/con/ngày) = P2 - P1 x 1000

t2 - t1

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng bê đầu kỳ (kg)

P2: Khối lượng bê cuối kỳ (kg)

T: Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày) - Sinh trưởng tương đối (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77) [21], và được tính theo công thức:

R (%) = P2 - P1 x 100 (P2 + P1)/2

Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Khối lượng bê đầu kỳ (kg) P2: Khối lượng bê cuối kỳ (kg)

* Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn

Hàng ngày cân tổng thức ăn cho đàn bê, và khối lượng thức ăn thừa sau đó cộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng.

- Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) = Tổng số thức ăn sử dụng trong kỳ (g) Tổng số bê (con) x t (ngày) Khối lượng thức ăn bê ăn được trong kỳ được xác định bằng tổng khối lượng thức ăn cho bê ăn hàng ngày của kỳ đó trừ đi khối lượng thức ăn còn thừa trên xô.

Khối lượng thức ăn tiêu thụ của đang bê cả giai đoạn được cộng lũy kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi lũy kế).

* Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng

- Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng trong kỳ (F.C.Rw).

F.C.Rw = Khối lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Khối lượng bê tăng trong kỳ (kg).

- Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng cộng dồn (F.C.Rcum).

F.C.Rcum = Khối lượng thức ăn tiêu tốn cộng dồn đến thời điểm tính (kg) Khối lượng bê tăng cộng dồn đến thời điểm tính (kg)

2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính theo Nguyễn Văn Thiện (2002) [13].

- Số trung bình cộng: X =∑X n - Sai số trung bình: mx =± 1 − n Sx (với n ≤30) mxn Sx(với n >30) - Độ lệch tiêu chuẩn: Sx = ± 1 ) ( 2 2 − − ∑ ∑ n n x x Trong đó: ∑x : Tổng các giá trị của X m

x: sai số của số trung bình Sx : độ lệch tiêu chuẩn n : dung lượng mẫu - Hệ số biến dị : Cv %

- So sánh sai khác các số trung bình.

2.4. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả

2.4.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bê

2.4.1.1. Tỉ lệ nuôi sống đàn bê theo tuần tuổi

Tỉ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống và tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của bê, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi, tỉ lệ

nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỉ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy được hết tiềm năng di truyền.

Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Tỉ lệ sống của bê thí nghiệm (%)

STT Ngày tuổi n (con) Trong kỳ Cộng dồn

1 1 60 100,00 100,00 2 10 60 100,00 100,00 3 20 60 100,00 100,00 4 30 60 100,00 100,00 5 40 60 100,00 100,00 6 50 60 100,00 100,00 7 60 60 100,00 100,00

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Nhờ có các biện pháp kỹ thuật tốt cũng như công tác nuôi dưỡng chăm sóc được đặc biệt quan tâm nên tỉ lệ nuôi sống bê đạt kết quả 100% qua 6 kỳ theo dõi.

2.4.1.2. Khả năng sinh trưởng của bê thí nghiệm * Sinh trưởng tích lũy * Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với bê thì đây là chỉ tiêu để xác định khả năng sinh trưởng của đàn bê, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn bê qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Để có được kết quả về khối lượng cơ thể bê qua các giai đoạn tuổi, bê đã được cân 10 ngày một lần, vào buổi sáng trước khi cho ăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của bê được chúng tôi trình bày qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sinh trưởng tích lũy của bê thí nghiệm (kg/con) STT Giai đọan tuổi n (con) X ± mX CV(%)

1 Sơ sinh 60 27,68 ± 0,47 13,16 2 10 ngày tuổi 60 34,30 ± 0,46 10,20 3 20 ngày tuổi 60 41,83 ±0,52 9,48 4 30 ngày tuổi 60 49,05 ±0,56 8,77 5 40ngày tuổi 60 57,17 ±0,66 8,90 6 50 ngày tuổi 60 65,18 ± 0,73 8,64 7 60 ngày tuổi 60 71,93 ± 0,70 7,48

Số liệu bảng 2.5 cho thấy

Khối lượng trung bình của bê lúc sơ sinh là 27,68 ± 0,47, sau 10 ngày tuổi là 34,30 ± 0,46 kg, lúc 20 ngày tuổi là 41,83 ±0,52; ở ngày tuổi 30 là 49,05 ± 0,56; ở ngày tuổi 40 là 57,17± 0,66; ở ngày tuổi 50 là 65,18 ± 0,73; đến khi cái sữa lúc 60 ngày tuổi khối lượng bê đạt 71,93 ± 0,70.

Khối lượng của bê ở các kỳ theo dõi được minh họa bằng đồ thị 2.1

27.68 34.3 41.83 49.05 57.17 65.28 71.93 0 10 20 30 40 50 60 70 80 SS 10 20 30 40 50 60 ngày kg

Đồ thị 2.1 cho thấy khối lượng của bê tăng dần qua các kỳ nuôi khảo sát. Vì vậy, đường đồ thị gần giống như một đường thẳng đi lên.

* Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể chất cơ thể trong thời gian nhất định (giữa hai lần khảo sát).

Căn cứ vào khối lượng cơ thể bê ở các kỳ khảo sát, chúng tôi đã tính toán chỉ tiêu tăng khối lượng tuyệt đối trung bình của cả đàn bê. Kết quả được thể hiện tại bảng 2.6 và biểu đồ 2.2.

Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của bê thí nghiệm

STT Giai đoạn tuổi n (con) X

(g/con/ngày) 1 SS - 10 60 662 2 10 - 20 60 753 3 20 - 30 60 722 4 30 - 40 60 812 5 40 - 50 60 801 6 50 - 60 60 675 7 TB toàn kỳ 60 737,5

Số liệu bảng 2.6 cho thấy trong 10 ngày đầu tăng khối lượng của bê đạt 0,66kg/con/ngày. Trong 20 ngày tiếp theo đạt cao hơn, ở mức 0,75 - 0,72kg/con/ngày; giai đoạn từ 31 - 50 ngày đạt cao nhất, ở mức 0,81 - 0,80kg/con/ngày; giai đoạn từ 50 - 60 ngày, giảm xuống còn 0,68kg/con/ngày. Diễn biến tăng khối lượng như trên phù hợp với quy luật sinh trưởng của bê cũng như năng suất, chất lượng sữa của bò mẹ cung cấp cho bê.

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đàn bê thí nghiệm

Biểu đồ 2.2 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối (tăng khối lượng) của bê có xu hướng tăng dần từ sơ sinh đến 50 ngày tuổi, sau đó giảm nhẹ ở giai đoạn 50 - 60 ngày tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát dục của bê.

* Sinh trưởng tương đối

Trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng ở các thời điểm khảo sát, chúng tôi tính toán sinh trưởng tương đối của bê ở các giai đoạn khảo sát. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.3.

Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của bê thí nghiệm (%) STT Giai đoạn

(ngày tuổi) n (con) Sinh trưởng tương đối

1 SS - 10 60 21,35 2 10 - 20 60 19,79 3 21 - 30 60 15,88 4 31 - 40 60 15,28 5 40 - 50 60 13,13 6 50 - 60 60 9,77

Số liệu ở bảng 2.7. cho thấy: Sinh trưởng tương đối của bê giảm dần qua các tháng nuôi.

Cụ thể là ở kỳ nuôi thứ nhất, sinh trưởng tương đối là 21,35%, ở các kỳ nuôi thứ 2, 3, 4, 5, 6 giảm dần, tương ứng là: 19,29 %; 15,88 %; 15,28%; 13,13%; 9,77%.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và bê nói riêng.

Chúng tôi minh họa sự thay đổi sinh trưởng tương đối của bê qua các tháng nuôi bằng đồ thị hình 2.3.

Hình 2.3. cho thấy: Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê là một đường đi xuống liên tục. Điều đó có nghĩa là: Sinh tưởng tương đối của bê giảm dần qua các tháng nuôi.

Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê thí nghiệm

2.4.1.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiêu thụ thức ăn của bê thí nghiệm qua các tuần tuổi

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ đàn bê, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc và nuôi dưỡng. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phụ thuộc vào chất lượng con giống, chủng loại thức ăn và điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi.

Chất lượng thức ăn kém cũng làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Đặc biệt đối với thức ăn mới. Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y tốt con vật

khỏe mạnh làm tăng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày.

Thức ăn tiêu thụ trong kỳ và hàng ngày được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8. Lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày của bê

(kg) STT Giai đoạn (ngày tuổi) n (con) Lượng sữa Thức ăn hỗn hợp

(lít/con/ngày) (lít/con/kỳ) (kg/con/ngày) (kg/con/kỳ)

1 SS - 10 60 4 40 0,15 1,5 2 11 - 20 60 5 50 0.21 2,1 3 21 - 30 60 6 60 0,33 3,3 4 31 - 40 60 6 60 0,48 4,8 5 41 - 50 60 6 60 0,56 5,6 6 51 - 60 60 6 60 0,61 6,1

Số liệu ở bảng 2.8. cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của bê tăng dần qua các kỳ nuôi. Ở kỳ nuôi thứ nhất, lượng thức ăn thu nhận là 40lít/con/kỳ với sữa, và 1,5kg/con/kỳ với thức ăn bổ sung, do lúc này khối lượng bê còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì là chưa quá lớn. Càng về sau, khối lượng của bê càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sinh trưởng ngày càng cao nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian. Đến kỳ nuôi thứ 6, lượng thức ăn thu nhận bình quân/con/ngày với thức ăn cung cấp là 6,1kg.

* Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung, chăn nuôi bê nói riêng ở tất cả các giai đoạn. Do bê vừa uống sữa, vừa ăn thức ăn hỗn hợp, cho nên chúng tôi tính riêng tiêu tốn sữa và tiêu tốn thức ăn đậm đặc cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) STT Giai đoạn (ngày tuổi) n (con) Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) Sữa Thức ăn đậm đặc 1 SS - 10 60 6,01 0,23 2 11 - 20 60 6,67 0,28 3 21 - 30 60 8,33 0,46 4 31 - 40 60 7,41 0,59 5 41 - 50 60 7,50 0,70 6 51 - 60 60 8,82 0,90 7 TB Toàn kỳ 60 7,46 0,62

Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần theo các kỳ nuôi, sữa từ 6,01 lít tăng lên 8,82 lít, còn thức ăn bổ sung tăng từ 0,23kg ở kỳ nuôi thứ nhất lên đến 0.9kg ở 60 ngày tuổi. Như vậy là càng về sau tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm càng cao.

* Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng của bê

Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1kg tăng khối lượng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán hai chỉ tiêu này trên cơ sở các số liệu về tiêu tốn sữa và thức ăn bổ sung cho 1kg tăng khối lượng. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tiêu tốn protein và tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng

STT Giai đoạn

(ngày tuổi) n (con)

Tiêu tốn protein (g/kg) Tiêu tốn ME (kcal/kg) 1 SS - 10 60 59,53 3889,4 2 11 - 20 60 70,28 4385,8 3 21 - 30 60 106,52 5786,2 4 31 - 40 60 125,49 5653,4 5 41 - 50 60 144,50 6010.0 6 51 - 60 60 183,00 7282,8 7 TB toàn kỳ 60 114,89 5501,3

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy: tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng cũng tăng dần theo tháng nuôi, tương tự như tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Ở kỳ thứ nhất, để sản xuất 1kg tăng khối lượng chỉ cần cung cấp 3889,4kcal năng lượng trao đổi và 59,53g protein, nhưng đến 60 ngày tuổi thì cần tới 7282,8kcal và 183,00g protein.

2.4.2. Mức độ cảm nhiễm bệnh của bê trong thời gian khảo nghiệm

2.4.2.1. Các bệnh cảm nhiễm của bê

Trong chăn nuôi bê sữa thương phẩm, đặc biệt theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, thì mật độ các loại vi khuẩn trong khu chuồng nuôi có tác động rất lớn đến sức khỏe bê. Bởi lẽ nếu lượng vi khuẩn trong chuồng nuôi quá cao, bê dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng đàn cái sinh sản sau này.

Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình cảm nhiễm bệnh của bê trong suốt 60 ngày tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Các bệnh cảm nhiễm của bê trong thời gian khảo nghiệm

STT Tên bệnh n (con) Số bê mắc bệnh (con) Tỉ lệ (%) 1 Tiêu chảy 60 35 58,3 2 Viêm phổi 60 8 13,3

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An. (Trang 33)