* Ảnh hưởng của dòng giống
Bằng thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng: Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Ngoài ra, hướng sản xuất cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của bê con. Theo Hazel.L.N (1943) [24], hệ số di truyền về sự tăng trưởng của gia súc trong thời kỳ bú sữa mẹ thường thấp (đối với lợn có hệ số di truyền là 0,15). Thời kỳ sau cai sữa kiểu di truyền của gia súc ngày càng có biểu hiện rõ ra kiểu hình.
* Ảnh hưởng của di truyền
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh trưởng phát dục của bê. Quá trình sinh trưởng phát dục của bê tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thế của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận sản xuất khác nhau như: giống bê hướng sữa, hướng thịt.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Đối với ngành chăn nuôi thức ăn chiếm tới 70 - 80% giá thành sản phẩm. Chính vì thế, bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy, để có năng suất cao trong ngành chăn nuôi cần lập ra những khẩu phần hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia súc trong từng giai đoạn nuôi.
* Ảnh hưởng của chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [15], bên cạnh các yếu tố giống và dinh dưỡng, sinh trưởng của bê còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi nhốt.
* Ảnh hưởng của môi trường tới sức đề kháng của bê
+) Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
Sự tác động của nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sức kháng của cơ thể bê thông qua phản ứng điều tiết thân nhiệt, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi và làm giảm sức đề kháng của cơ thể bê.
+) Ảnh hưởng của ẩm độ không khí
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của bê. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới bê. Đặc biệt, khí NH3 (do vi khuẩn phân hủy axit uric trong phân và chất độn chuồng) làm tổn thương hệ hô hấp của bê, tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, viêm phổi…dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của bê (Phùng Quốc Quảng, 2005) [17].
Độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho bê đủ O2 thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật. Tốc độ gió và
nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của bê. Bê con nhạy cảm hơn bê trưởng thành.
* Ảnh hưởng của nước uống
Nước là thành phần quan trọng vì nước tham gia quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tham gia vào cấu tạo của mô bào. Ngoài ra, nước còn là thành phần cung cấp dinh dưỡng cho bê. Chính vì vậy, nước uống bị nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hoá chất, các chất độc hại do quá trình phân giải các chất hữu cơ là nguyên nhân thường trực gây ra các rối loạn tiêu hoá và dịch bệnh ở bê.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Mật độ nuôi nhốt quá cao sẽ dẫn đến hàm lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng tới tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn bê, bê dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỉ lệ đồng đều thấp, tỉ lệ chết cao, làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi bê và mục đích sử dụng mà có mật độ nuôi thích hợp.
* Ảnh hưởng của mùa:
Mùa làm ảnh hưởng tới cơ năng sinh lý và tính cảm thụ bệnh tật của cơ thể gia súc, gia cầm, ở miền Bắc nước ta có 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa: từ tháng 5 - 10, thời tiết ấm áp, mưa nhiều thuận lợi cho cây trồng và các loại rau phát triển. Nhưng mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi để một số loại vi khuẩn phát triển, nên vào mùa này bê thường mắc các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi…
Mùa khô: từ tháng 10 - 02 năm sau, thời gian này thức ăn khan hiếm, lại là mùa mưa phùn gió bấc phù hợp cho một số bệnh phát sinh như: Tụ huyết trùng…
2.2.1.6. Chăm sóc quản lý bê
Theo tác giả Nguyễn Việt Thái và cs (2008) [18], sau khi sinh, trước lúc cho bê con bú sữa đầu cần tiến hành cân khối lượng bê. Những thao tác này cần tiến hành nhanh chóng để bê được bú sữa đầu sớm.
Cần quan sát đặc điểm lông, da, phản xạ mút sữa đầu, niêm mạc miệng, tình trạng sức khỏe, ăn uống, đi đứng…để có chế độ nuôi dưỡng cho thích hợp.
Thường xuyên quét dọn chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống tẩy uế cống rãnh, tắm trải cho bê sạch sẽ. Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi bằng các hóa chất như: Benkocid, BKA, Han- Idodine, vôi bột. Định kỳ tẩy giun sán cho bê và tiêm phòng văcxin cho bê theo quy định.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo FAO, nhu cầu về các sản phẩm sữa của thế giới tăng 15 triệu tấn/năm chủ yếu từ các nước đang phát triển. Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu hộ nông dân chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ với tổng số 750 triệu nhân khẩu liên quan đến chăn nuôi bò sữa.
Thế giới có khoảng 1.400.000 bò sữa, số bò của châu Á chiếm khoảng 32%, tuy nhiên sản lượng sữa của cả khu vực thấp hơn so với các khu vực khác
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 đạt 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn và bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9 kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm.
Quy mô trung bình mỗi hộ chăn nuôi trên thế giới có 2 con bò vắt sữa và lượng sữa sản xuất hàng ngày là 11 kg. Trên thế giới có trên 6 tỉ người tiêu dùng sữa và sản phẩm từ sữa, phần lớn trong số họ ở khu vực các nước đang phát triển
Theo các tác giả nước ngoài, quá trình sinh trưởng của gia súc chịu sự tác động của 2 yếu tố chính đó là: Đặc điểm di truyền của giống và môi trường chăm sóc nuôi dưỡng
Mensikova. H và Braner.P (1994) [25] khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của 71 bò cái tơ giống Czech pied và 91 con lai Red và White Holsten x Czech pind cho thấy tăng khối lượng/ngày đêm từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi của chúng là 883g/con/ngày và 927g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn tương ứng là 2,23 và 2,01.
Theo Mukasa. M.E.Mattoni (1988) [26] khi nghiên cứa cho thấy tỉ lệ bê chết cao nhất trong mùa mưa và mùa Đông. Ngoài ra phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của bê. Qua nghiên cứu so sánh hai
phương thức chăn nuôi cổ truyền và cải tiến trên đàn bò Boarn ở Ethiopia, tỉ lệ chết trung bình tương ứng là 10 - 23% và 4%.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Cục Chăn nuôi (2006) [4], chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg, ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Giai đoạn này số lượng bò của hai vùng miền Bắc và miền Nam là khá lớn
Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con/năm 2001 lên trên 115 nghìn con năm 2009 và tương tự tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 4 lần từ 64 ngàn tấn/năm 2001 lên trên 278 ngàn tấn/năm 2009.
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002) [1]. Đàn bò sữa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò lai Holstein Friesian (HF), chiếm khoảng 70%, bò sữa thuần HF được nuôi tại một số trang trại quy mô vừa và lớn, chiếm khoảng 30%. Quy mô, năng suất đàn bò và sản lượng sữa tươi liên tục tăng cao trong những năm gần đây: năm 2012, đàn bò sữa đạt 167.000 con, tăng 17% so với năm 2011 (142.700 con) và tăng 29,9% so với năm 2010 (128.600 con). Đàn bò tăng nhanh trong thời gian qua, nguyên nhân do nhu cầu sản phẩm sữa tăng, thu nhập ổn định, người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư, đồng thời vấn đề nhập khẩu bò giống cũng tăng cao, nhất là của các Công ty bò sữa.
Phân bổ đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ trên 89.700 con, chiếm 53,73% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam, sau đó đến vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chiếm trên 17,27% (tập trung ở Nghệ An và Thanh Hoá).
Sản lượng sữa năm 2012 đạt 385 ngàn tấn tăng 10,74% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 24,5% so với năm 2010. Sản lượng sữa tăng cao, một phần do quy mô đàn bò sữa tăng, một phần quan trọng là do năng suất bò sữa trong
nước được cải thiện rất đáng kể. Năng suất bình quân của đàn bò sữa Việt Nam hiện nay đạt trên 4.600 kg/con/chu kỳ. Đã xuất hiện khá nhiều mô hình thâm canh bò sữa thuần cho năng suất cao như Mộc Châu, TH True milk năng suất 6.000 - 8000 kg/con/chu kỳ. Bình quân sản lượng sữa tươi của cả nước cung cấp khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng năm (Đỗ Kim Tuyên (2010) [23]).
Tổng kết các chỉ tiêu sản xuất chính trên đàn bò thuần HF nuôi tại Mộc Châu (1998 - 2002) cho thấy: Các chỉ tiêu kỹ thuật được cải thiện qua các năm. Tỉ lệ đàn cái vắt sữa trong đàn cái sinh sản tăng từ 75% (1998) lên 80,7% (2002). Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, trọng lượng bê sơ sinh 33,7 - 34,2kg, tỉ lệ nuôi bê sống đến cai sữa đạt 91 - 97%, , trọng lượng phối giống lứa đầu đạt 336,2 kg. Tỉ lệ đẻ hàng năm trên 80%, tuổi phối giống 18 - 20 tháng, tuổi đẻ lứa đầu 27 - 30 tháng. Khoảng cách lứa đẻ 14 - 15 tháng. Tỉ lệ bò vắt sữa trên cái sinh sản 80 - 81%, sản lượng sữa trung bình trên chu kỳ sữa: 4.300 - 4.600 kg, tỉ lệ mỡ sữa: 3,28 - 3,39% (Vũ Chí Cương, 2010) [6].
Lê Xuân Cương và cs (1993) [5] nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của F1 (HF x Laisin) nuôi ở xí nghiệp An Phước - Đồng Nai cho biết: Khối lượng bê sơ sinh là 22,10kg, khối lượng 12 tháng tuổi là 136,40kg, lúc 18 tháng tuổi là 181,60kg.
2.2.3. Một vài nét về bê thí nghiệm
* Nguồn gốc, đặc điểm bê con
- Nguồn gốc là bê được sinh ra từ giống bò Holstein Fresina.
- Đặc điểm khối lượng sơ sinh khoảng 35 - 45kg, bò chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, khi trời nóng bê giảm ăn 10 - 15%.
- Số lượng hồng cầu trung bình là 6,00 triệu/mm3, bạch cầu 11,79 nghìn/mm3 và hemoglobin là 7,25g%.
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
* Địa điểm nghiên cứu
Tại trang trại bò sữa TH milk thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
* Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 05/12/2113 đến ngày 31/05/2014.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và cách chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng của bê từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. 2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỉ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi (%) - Sinh trưởng tích luỹ (kg/con)
- Sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày) - Sinh trưởng tương đối (%)
- Khả năng sử dụng thức ăn (kg/con/ngày) và chuyển hóa thức ăn (kcal/kg tăng khối lượng, protein (g)/kg tăng khối lượng).
- Mức độ nhiễm một số bệnh trên bê như viêm phổi, tiêu chảy…
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bảng 2.1. Sơ đồ khảo thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Chỉ tiêu
1 Số con theo dõi Con 60
2 Thời gian thí nghiệm Ngày Sơ sinh - 60 ngày
3 Giống bê Holstein Fresina
4 Phương thức chăn nuôi Nuôi nhốt
Bảng 2.2. Chế độ ăn của bê theo tuổi
STT Ngày tuổi Lít/lần Loại sữa Số lần /ngày 1 Sau sinh 1.5 - 2 Sữa đầu 2 2 1 - 10 2 - 2.5 Sữa mẹ 2 3 11 - 15 2.5 Sữa mẹ 2 4 16 - 20 2.5 Sữa mẹ 2 5 21 - 60 3 Sữa mẹ 2 (Nguồn: Đinh Văn Cải và cs (2007) [2])
Bảng 2.3. Lịch dùng vaccine phòng bệnh cho bê thí nghiệm Tuần tuổi Loại vaccine và cách sử dụng Bệnh phòng
4 Aftovax mono FMD
8 Aftopor tri FMD
2.3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi:
* Tỉ lệ nuôi sống (%)
Tỉ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu có ảnh hưởng đến phẩm chất giống và đặc biệt là hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Hàng ngày, theo dõi số bê chết và loại thải ở mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số bê chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.
Tỉ lệ nuôi sống (%) = ∑ số bê cuối kỳ (con) x 100 ∑ số bê đầu kỳ (con)
* Khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tích luỹ (kg/con)
Sinh trưởng tích luỹ được tính bằng khối lượng cơ thể ở các kỳ cân, cân vào ngày tuổi cuối cùng của tuần.
Cân 100% số bê trong đàn lúc sơ sinh, khi kết thúc kỳ theo dõi. Cân buổi sáng trước khi ăn (chỉ cho bê uống nước), tiến hành cân từng con một, sau đó cộng và tính khối lượng sống bình quân của đàn bê thí nghiệm. Người cân và dụng cụ cân được cố định.
+) Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân có độ chính xác 0,5g. +) Từ 10 ngày tuổi trở đi cân bằng cân có độ chính xác ± 1kg.
+) Khối lượng trung bình được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học.
- Sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN 2 - 39 - 77) [20], và được tính theo công thức:
A(g/con/ngày) = P2 - P1 x 1000
t2 - t1
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng bê đầu kỳ (kg)
P2: Khối lượng bê cuối kỳ (kg)
T: Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày) - Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77) [21], và được tính theo công thức:
R (%) = P2 - P1 x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Khối lượng bê đầu kỳ (kg) P2: Khối lượng bê cuối kỳ (kg)
* Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn
Hàng ngày cân tổng thức ăn cho đàn bê, và khối lượng thức ăn thừa sau đó cộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng.
- Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) = Tổng số thức ăn sử dụng trong kỳ (g) Tổng số bê (con) x t (ngày) Khối lượng thức ăn bê ăn được trong kỳ được xác định bằng tổng khối lượng thức ăn cho bê ăn hàng ngày của kỳ đó trừ đi khối lượng thức ăn còn thừa trên xô.
Khối lượng thức ăn tiêu thụ của đang bê cả giai đoạn được cộng lũy kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần