TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tp cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 38)

3.4.1 Sản phẩm, dịch vụ (DV) cá nhân 3.4.1.1 DV thẻ

DV thẻ nhằm mục tiêu thực hiện chủ trương của NHNN là thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua NHN0 & PTNT Thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh những hoạt động liên quan đến thanh toán qua thẻ ATM. Với các sản phẩm thẻđa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master, NH cung cấp nhiều DV giúp KH thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, điện thoại di động cho đến Internet, Thẻ lập nghiệp (Thẻ "Lập nghiệp" là tên gọi của loại thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa Agribank và

28

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) dành riêng cho khách hàng là các học sinh, sinh viên vay vốn của VBSP).

3.4.1.2 DV cho vay

DV cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cư trên địa bàn Thành phố, NH đã có nhiều hình thức cho vay ưu đãi, ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Tùy theo nhu cầu của KH mà ngân hàng có các hình thức cho vay như: cho vay để làm vốn lưu động hay tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình như nuôi cá, gia súc, gia cầm, kinh doanh nhỏ lẻ… Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụđời sống khác hay cho vay tiêu dùng như mua xe ô tô, mua nhà đất,…

3.4.1.3 DV tài khoản

DV tài khoản nhằm hỗ trợ cho công tác huy động vốn từ dân cư, đồng thời tạo nguồn tiền cho NH.NH đã có nhiều loại hình tiền gửi khác nhau để phục vụ nhu cầu của người dân. Các loại tài khoản dành cho cá nhân bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán dùng để thực hiện các giao dịch mua bán không dùng tiền mặt; tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… để đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn, tìm kênh đầu tư ít rủi ro của người dân; tài khoản tiền gửi khác.

3.4.1.4 Kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ của cá nhân đểthanh toán học phí, viện phí, công tác, du lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác của người dân,…

3.4.2 Sản phẩm, DV doanh nghiệp

- DV cho vay đối với Doanh nghiệp NH cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển,… trong nhiều lĩnh vực như thương mại - DV, công nghiệp, nông nghiệp.

- DV tài khoản là các loại tài khoản dành cho tổ chức và doanh nghiệp bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch thương mại trong nước cũng như quốc tế; tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiếtkiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, là các kênh đầu tư ít rủi ro cho cácdoanh nghiệp; tài khoản tiền gửi khác.

- DV thanh toán và tài trợ thương mại để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như người dân, NH đã có nhiều dịch vụ phong phú trong thương mại quốc tế.

29

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu.

+ Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu.

+ Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.

+ Đểđáp ứng nhu cầu của người dân trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài trong việc chuyển tiền cho các mục đích cá nhân.Chi nhánh có các DV chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.

+ Chi trảlương cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.

- DV khác: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tiền gửi; dịch vụtư vấn đầu tư và tài chính; và cuối cùng là dịch vụ cho thuê tài chính.

3.4.3 Quy trình cho vay

Khách hàng lập đề nghị và hồsơ vay vốn:

-Giấy đề nghị vay vốn.

-Hồ sơ pháp lý: Giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, các hồ sơ pháp lý có liên quan khác.

-Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh… Những báo cáo tài chính này phải là của các kỳ gần nhất.

-Phương án sản xuất kinh doanh.

-Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay.

Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay:

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tài trợ.Nếu như bước thẩm định này làm tốt sẽ hạn chếđược nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc thẩm định hồsơ trên các mặt sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp của hồsơ pháp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: Xem xét khảnăng thanh toán, tình hình công nợ và vòng quay vốn lưu động, khảnăng trả nợ của khách hàng…

- Tình khả thi và hiệu quả của dự án - Thẩm định tài sản đảm bảo

30

Ngân hàng thỏa thuận và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng

Khi quyết định cho vay, ngân hàng cho vay vốn phải ký hợp đồng tín dụng sau đó ký hợp đồng thế chấp, cầm cố dựa trên các nội dung được thỏa thuận bao gồm:

-Hạn mức tín dụng: là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

-Thời hạn tín dụng: chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn là cơ sở đểngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng.

-Lãi suất tín dụng: được ngân hàng thỏa thuận với khách hàng phù hợp quan hệ cung cầu vốn trên thịtrường và phù hợp với quy định của pháp luật.

Giải ngân

Nếu ngân hàng đồng ý cho vay thì ký hợp đồng tín dụng, lập giấy nhận nợ và phát tiền vay cho khách hàng. Cách giải ngân có thể thực hiện như sau:

- Phát vay bằng tiền mặt

- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đối tác bán hàng cho người đi vay

- Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng

Kiểm tra và xử lý nợ vay

Trong quá trình phát tiền vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu phát hiện những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn, sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ tín dụng báo ngay cho kế toán ngưng ngay việc phát tiền vay và thu hồi nợtrước hạn. Phong tỏa vật tư hàng hóa, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, khởi kiện trước pháp luật.

Thu nợ gốc và lãi

Ngân hàng tiến hành tính lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Khi sắp đến ngày đáo hạn ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết chuẩn bị tiền để trả nợcho ngân hàng.Trường hợp đáo hạn mà khách hàng không trảđược nợ thì ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn.

Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả kháng không thể trả nợ đúng hạn thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợkhông vượt quá thời hạn tài trợ vốn, khi được gia hạn nợ thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất nợ quá hạn.

31

Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kếtoán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồsơ lưu của khách hàng.

3.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

NHTM tuy kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt-tiền tệ, nhưng về bản chất vẫn giống như các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh bình thường khác, cũng đặt lợi nhuận lên làm mục tiêu hàng đầu. Do đó, chúng ta cần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả hoạt động tại NH.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm CL 2012-2011 CL 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 848.446 875.852 804.114 27.406 3,23 (71.738) (8,19) Chi phí 743.171 816.416 729.460 73.245 9,86 (86.956) (10,65) Lợi nhuận 105.275 59.436 74.654 (45.839) (43,54) 15.218 25,60

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ 2011-2013

* Qua Bảng 3.1, ta thấy:

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 tăng giảm không đều qua 3 năm. Nhìn chung doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2013 giảm so với năm 2011 (cụ thểnăm 2013 doanh thu giảm 5,23%, chi phí giảm 1,84%, lợi nhuận giảm 29,09% so với năm 2011).Trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu và chi phí đều tăng, nhưng doanh thu tăng ít hơn chi phí nên lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011. Trong giai đoạn 2012-2013, doanh thu và chi phí đều giảm, nhưng doanh thu giảm ít hơn chi phí nên dẫn đến lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012. Do trong giai đoạn 2011-2012, với mức lãi suất cơ bản 9%/năm và các NHTM tựấn định lãi suất kinh doanh nên đã có sự chạy đua về lãi suất huy động vốn tại NH để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, cùng nhiều chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng khác nhân dịp quốc khánh, tết nguyên đán…dẫn đến thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên do chính sách và biện pháp của

32

NHNN,lãi suất cho vay giảm từ 17-20% vào cuối năm 2011 xuống 8-13% năm 2013, nên lãi suất huy động có xu hướng tăng trong khi lãi suất cho vay giảm, do đó tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí vì vậy mà lợi nhuận giảm. Trong giai đoạn 2012-2013, với các chính sách rõ ràng và biện pháp quyết liệt của NHNN, tình trạng hỗn loạn về lãi suất huy động đã được ngăn chặn và chấm dứt, mặt bằng lãi suất huy động từng bước ổn định. Lãi suất cho vay giảm mạnh. Cùng với tác động của lạm phát (trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 4,63% so với cuối năm 2012), khiến giá cả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh, dẫn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa đình trệ, hàng tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hàng tiêu dùng,… phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động. Theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2013, quy mô bình quân của DN đang có xu hướng nhỏ đi. Nếu tính theo tiêu chí lao động, giai đoạn năm 2007-2011, lao động bình quân trong DN đã giảm từ 47 xuống còn 34 và xuống tiếp còn 32 vào năm 2012, tương ứng với quy mô của DN nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ trọng DN nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tếngày càng tăng và nguy cơ Việt Nam thiếu các DN cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu. Sốlượng DN có quy mô vừa hiện chỉ chiếm 1,96%. Tỷ lệ DN lớn cũng chỉ chiếm 2,25%.Do đódẫn đến khó khăn trong hoạt động thu nợ, vì vậy doanh thu và chi phí năm 2013 đều giảm so với năm 2012.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1 Thuận lợi

- Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành Phố tiếp tục ổn định và phát triển, đặc biệt là lĩnh vực TMDV, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Có sự chỉđạo đúng đắn của Thành ủy, UBND Thành Phố cùng với sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể.

- Tình hình huy động vốn và cho vay khá thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tín dụng và các dịch vụ khác, góp phần vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

- NH có địa thế thuận lợi về giao thông với cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang tạo ấn tượng tốt cho khách hàng đến giao dịch, điều kiện việc làm của nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

33

- Hoạt động của NH vẫn giữ vững, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, nguồn vốn tăng, tín dụng và dịch vụ tăng trưởng, tỷ trọng nợ ngắn hạn, trung hạn điều chỉnh theo kế hoạch, đáp ứng tốt cho phát triển kinh tế, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao.

- Lượng KH truyền thống tương đối ổn định, nên mức độ tin cậy và sự thông hiểu giữa KH và NH ngày càng cao.

- Các thủ tục vay vốn đã và đang được đơn giản hóa nên KH dễ hiểu, dễ giao dịch.

- Mạng thông tin nội bộđược liên kết, thuận lợi thu thập và xử lý thông tin kịp thời.

- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho chất lượng DV ngày càng đa dạng và nâng cao hơn.

3.5.2 Khó khăn

- Lãi suất biến động, chi phí sử dụng vốn cao, đặc biệt ở một số thời điểm phải chạy đua lãi suất huy động vốn trên thịtrường giữa các NHTM trên địa bàn.

- Trình độ dân trí chưa đồng đều, ý thức chấp hành của người dân chưa cao dẫn đến việc xử lý những món nợ quá hạn bị hạn chế, kém hiệu quả.

- Tình hình quá tải đối với một số cán bộ TD. Việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi vay chưa toàn diện, đôn đốc và xử lý nợ đến hạn chưa triệt đểđã làm hạn chế hiệu quả TD.

- Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thua lỗ, thu hẹp hoạt động kinh doanh, thậm chí ngừng hoạt động, đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NH.

- NH chưa đưa ra được các hoạt động marketing hiệu quả, nhất là đối với các sản phẩm, dịch vụ. Công tác chăm sóc KH chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hoạt động mang tính tuyên truyền, quảng cáo để thu hút thêm KH.

3.5.3 Phương hướng, nhiệm vụcho năm tới.

Mục tiêu kinh doanh và giải pháp trọng tâm năm 2014:

Tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thay đổi cơ cấu, nâng cao chât lượng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và phát triển sản

34

phẩm dịch vụ mở rộng thị trường, thị phần; Thay đổi cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực thu hồi nợđã xử lý rủi ro. Có cơ chếđặc biệt để xử lý những tồn tài, thiếu xót của chi nhánh có nợ xấu cao.

Tích cực chủ động phối hợp trong mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của địa phương, vừa để tranh thủ sựủng hộ, tạo sựđồng thuận, hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa tăng cường quảng bá thương hiệu Agribank.

*Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện năm 2014 như sau: -Tổng nguồn vốn: 4.280 tỷđồng (tăng 16% so năm 2013).

+ VNĐ; 4.215 tỷđồng + USD: 3.130 ngàn USD

-Tổng dư nợ: 6.515 tỷđồng (tăng 11% so năm 2013).

+ 6.200 tỷđồng

+ USD: 15.000 ngàn USD

-Tỷ lệ cho vay NoNT: 83% -Tỷ lệ nợ xấu: 2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Sốlượng thẻ phát hành: 130.000 thẻ -Thu nhập: 850 tỷ đồng

-Chi phí: 752 tỷđồng

-Chênh lệch thu – chi (chưa lương): 140 tỷđồng -Hệ sốlương đạt được: từ hệ số 1 trở lên

-Trích dự phòng: 25 tỷđồng -Xử lý rủi ro : 10 tỷđồng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tp cần thơ giai đoạn 20112013 (Trang 38)