NHTM tuy kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt-tiền tệ, nhưng về bản chất vẫn giống như các doanh nghiệp sản suất, kinh doanh bình thường khác, cũng đặt lợi nhuận lên làm mục tiêu hàng đầu. Do đó, chúng ta cần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả hoạt động tại NH.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm CL 2012-2011 CL 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 848.446 875.852 804.114 27.406 3,23 (71.738) (8,19) Chi phí 743.171 816.416 729.460 73.245 9,86 (86.956) (10,65) Lợi nhuận 105.275 59.436 74.654 (45.839) (43,54) 15.218 25,60
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ 2011-2013
* Qua Bảng 3.1, ta thấy:
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 tăng giảm không đều qua 3 năm. Nhìn chung doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2013 giảm so với năm 2011 (cụ thểnăm 2013 doanh thu giảm 5,23%, chi phí giảm 1,84%, lợi nhuận giảm 29,09% so với năm 2011).Trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu và chi phí đều tăng, nhưng doanh thu tăng ít hơn chi phí nên lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011. Trong giai đoạn 2012-2013, doanh thu và chi phí đều giảm, nhưng doanh thu giảm ít hơn chi phí nên dẫn đến lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012. Do trong giai đoạn 2011-2012, với mức lãi suất cơ bản 9%/năm và các NHTM tựấn định lãi suất kinh doanh nên đã có sự chạy đua về lãi suất huy động vốn tại NH để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, cùng nhiều chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng khác nhân dịp quốc khánh, tết nguyên đán…dẫn đến thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên do chính sách và biện pháp của
32
NHNN,lãi suất cho vay giảm từ 17-20% vào cuối năm 2011 xuống 8-13% năm 2013, nên lãi suất huy động có xu hướng tăng trong khi lãi suất cho vay giảm, do đó tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí vì vậy mà lợi nhuận giảm. Trong giai đoạn 2012-2013, với các chính sách rõ ràng và biện pháp quyết liệt của NHNN, tình trạng hỗn loạn về lãi suất huy động đã được ngăn chặn và chấm dứt, mặt bằng lãi suất huy động từng bước ổn định. Lãi suất cho vay giảm mạnh. Cùng với tác động của lạm phát (trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 4,63% so với cuối năm 2012), khiến giá cả các loại hàng hóa, nguyên vật liệu tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh, dẫn đến sản xuất, lưu thông hàng hóa đình trệ, hàng tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hàng tiêu dùng,… phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động. Theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2013, quy mô bình quân của DN đang có xu hướng nhỏ đi. Nếu tính theo tiêu chí lao động, giai đoạn năm 2007-2011, lao động bình quân trong DN đã giảm từ 47 xuống còn 34 và xuống tiếp còn 32 vào năm 2012, tương ứng với quy mô của DN nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ trọng DN nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tếngày càng tăng và nguy cơ Việt Nam thiếu các DN cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu. Sốlượng DN có quy mô vừa hiện chỉ chiếm 1,96%. Tỷ lệ DN lớn cũng chỉ chiếm 2,25%.Do đódẫn đến khó khăn trong hoạt động thu nợ, vì vậy doanh thu và chi phí năm 2013 đều giảm so với năm 2012.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ