Mục tiêu kinh doanh và giải pháp trọng tâm năm 2014:
Tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thay đổi cơ cấu, nâng cao chât lượng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và phát triển sản
34
phẩm dịch vụ mở rộng thị trường, thị phần; Thay đổi cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực thu hồi nợđã xử lý rủi ro. Có cơ chếđặc biệt để xử lý những tồn tài, thiếu xót của chi nhánh có nợ xấu cao.
Tích cực chủ động phối hợp trong mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của địa phương, vừa để tranh thủ sựủng hộ, tạo sựđồng thuận, hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa tăng cường quảng bá thương hiệu Agribank.
*Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện năm 2014 như sau: -Tổng nguồn vốn: 4.280 tỷđồng (tăng 16% so năm 2013).
+ VNĐ; 4.215 tỷđồng + USD: 3.130 ngàn USD
-Tổng dư nợ: 6.515 tỷđồng (tăng 11% so năm 2013).
+ 6.200 tỷđồng
+ USD: 15.000 ngàn USD
-Tỷ lệ cho vay NoNT: 83% -Tỷ lệ nợ xấu: 2%
-Sốlượng thẻ phát hành: 130.000 thẻ -Thu nhập: 850 tỷ đồng
-Chi phí: 752 tỷđồng
-Chênh lệch thu – chi (chưa lương): 140 tỷđồng -Hệ sốlương đạt được: từ hệ số 1 trở lên
-Trích dự phòng: 25 tỷđồng -Xử lý rủi ro : 10 tỷđồng -Thu hồi nợ XLRR: 15 tỷ đồng
*Giải pháp:
1.Từng phòng chuyên đề, từng chi nhánh, phòng giao dịch đánh giá toàn diện tình hình thực hiện KHKD. Bám sát thị trường tiền tệ trên địa bàn, đề ra nhiệm vụ cụ thể nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản.
2. Xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm và đầu tiên của Agribank. Khuyến khích các chi nhánh phấn đấu tự chủ đủ vốn đáp ứng yêu
35
cầu hoạt động kinh doanh và đảm bảo thanh khoản.Xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp, linh hoạt.Coi trọng khả năng dự báo, dự đoán, chủ động linh hoạt trong kinh doanh vốn.
Tập trung mọi nỗ lực giữ vững nguồn vốn huy động và tăng trưởng bền vững, ổn định tỷ trọng TGDC từ 85% trở lên đồng thời chủ động các biện pháp ứng phó với diễn biến thị trường đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu thanh toán của khách hàng, đồng thời thường xuyên phát động các phong trào thi đua huy động vốn trong CBVC và có khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên CBVC Chi nhánh hăng hái tham gia, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
3. Tập trung mở rộng tín dụng theo kế hoạch dư nợnăm 2014 đi đôi với kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng trên cơ sởđảm bảo an toàn hiệu quả. Đánh giá và giám sát việc triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm. Thường xuyên rà soát, phân tích và kiểm tra các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, có giải pháp tích cực xử lý nợ, cơ cấu lại nợ và tập trung thu hồi nợ xấu theo văn bản 7306/NHNo-KHDT ngày 16/09/2013. Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu thấp hơn kế hoạch.
Tăng cường năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng theo hướng chuyên sâu, thẩm định tập thể, xác định rõ khả năng tài chính của khách hàng, tăng cường trách nhiệm cá nhân trong cho vay.
Giữ vững khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới có chọn lọc, đánh giá toàn diện các khoản nợ vay trên tinh thần cùng khách hàng tháo gởkhó khăn và chia xẻ lợi nhuận.Chủđộng điều phối các nhóm nợ, cơ cấu lại nợđối với những món vay có khảnăng phục hồi trên cơ sởphương án SXKD mới khả thi.Theo dõi chặt tình hình SXKD của khách hàng, rà soát đánh giá lại các món vay hiện hành.
Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu SXKD phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn và các chương trình trọng điểm, cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu gắn với mua bán ngoại tệ và TTQT. Giao khoán chỉ tiêu cụ thể đến từng CBTD về công tác thu lãi, thu hồi nợ xấu và thu nợ XLRR.
Chủđộng hỗ trợ tháo gỡkhó khăn cho khách hàng theo đúng chỉđạo của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn của Agribank nhằm giúp khách hàng duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt gói sản phẩm hỗ trợ nhà ở của Agribank theo Thông tư số 11/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước.
36
Thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá toàn diện chất lượng tín dụng của từng Chi nhánh loại III, Phòng giao dịch (kể cả Hội sở) nhằm dự liệu về tỷ lệ nợ xấu trước khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thi hành vào ngày 1/6/2014.
Công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro chưa đạt yêu cầu. Do vậy, trong năm 2014, các Chi nhánh phải kiên quyết, tập trung tận thu theo kế hoạch đã giao.
4. Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, rà soát tất cả các khoản thu để đôn đốc tăng cường thu, tỷ lệ thu lãi tại các chi nhánh phải đạt từ 85% trở lên, tiết kiệm chi tiêu hợp lý. Trích lập DPRR, XLRR không để dồn vào cuối năm. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục về đầu tư XDCB và mua sắm tài sản theo quy định hiện hành.
Tổ chức, đánh giá chi tiết tài chính năm 2013, dự báo cảnăm 2014 trên cơ sở mức phân tích chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đểcó hướng xử lý tài chính trong năm kế hoạch. Đặc biệt, báo cáo phân tích phải nêu rõ những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến mức chênh lệch này đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục để hoàn thành chỉtiêu tài chính năm 2014.
5. Tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Xác định kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ thường xuyên của mọi vị trí công tác. Tăng cường kiểm soát theo chuyên đề.
6. Quản lý chặt chẽ việc cấp phát user và password. Nâng cao kiến thức về CNTT, tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách tin học chi nhánh về những lỗi thường gặp và hướng xử lý.
Kết hợp Trung tâm CNTT, trường ĐHCT kết nối và thực hiện thu học phí online qua chương trình Bill Payment
Triển khai thí điểm hệ thống họp trực tuyến tại Hội sở và các chi nhánh trực thuộc.
7. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, lựa chọn hình thức truyền thông thích hợp, tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm dịch vụ gắn với hoạt động an sinh xã hội nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu Agribank.
Phát triển sản phẩm tiện ích tiếp tục là định hướng chiến lược lâu dài, thu dịch vụ phải từng bước được nâng cao nhất là ởcác địa bàn đô thị, phát huy lợi thế về mạng lưới, hướng khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm tiện ích và phù hợp. Khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ SMS Banking, VNTopUp, Bill payment... thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua ngân hàng, thu hộ học phí các trường đại họcnhằm thu hút nguồn vốn rẻ.
37
Tập trung phát triển các dịch vụ như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, tiếp tục khai thác tăng số lượng phát hành thẻ .... Phát triển hệ thống máy POS thanh toán ở mức độ hợp lý đểđáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện tốt việc trảlương qua tài khoản. Triển khai mạnh các biện pháp tăng cường an ninh cho các điểm giao dịch ATM.
Rà soát, đánh giá các SPDV chi nhánh đang cung cấp với khách hàng; cải tiến, nâng cao chất lượng SPDV hiện có, đề xuất bổ sung các SPDV phù hợp với thực tế yêu cầu thịtrường.
Thực hiện tốt các chương trình khuyến mại; chú trọng công tác phân loại, tiếp cận, phục vụ, chăm sóc khách hàng, chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên với khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp hơn. Chủ động làm việc với các đơn vị, tổ chức kinh tế lớn để thiết lập quan hệ giao dịch, ký kết thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực NNNT.
8. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân lực. Giữ nghiêm kỷcuơng, kỷ luật, tăng cường trách nhiệm trong điều hành và tác nghiệp. Tập trung sức toàn chi nhánh phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh năm 2014.
38
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGHUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠGIAI ĐOẠN 2011-2013 4.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013
4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn giai đoạn 2011-2013. Phát Triển Nông Thôn giai đoạn 2011-2013.
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động của NH, nguồn vốn mà đặc biệt là vốn huy động có vai trò rất quan trọng.Thông qua việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi, giá rẻ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, NH đưa lượng vốn huy động được vào hoạt động cho vay, đầu tư tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc huy động vốn như thế nào, sử dụng ra sao để tạo ra lợi nhuận cao nhất là vấn đề sống còn đối với mỗi NH. Vì thế, mỗi NH cần phải theo dõi, thường xuyên phân tích tình hình huy động vốn tại đơn vị để có kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ 2011-2013
* Qua Bảng 4.1, ta thấy:
- Trong giai đoạn 2011-2013, vốn huy động và tổng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân của vốn huy động là 31,1% và của tổng nguồn vốn là 20,3%. Mặt khác, NH đã phải tiếp nhận một lượng khá lớn vốn điều chuyển (chiếm trung bình 45,33% trên tổng nguồn vốn). Đây là giai đoạn tình trạng hỗn loạn về lãi suất huy động đã được ngăn chặn và chấm dứt, mặt bằng lãi suất huy động từng bước ổn định. Bên cạnh đó, năm 2013 chứng kiến sự tăng tốc của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Chỉ tiêu Năm CL 2012-2011 CL 2013-2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
VHĐ 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.453 35,57 779.212 26,74
VĐC 2.140.609 2.435.211 2.518.962 294.602 13,76 83.751 3,44
39
Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ. Trong những điều kiện đó, uy tín và vị thế trong lòng khách hàng của NHNN&PTNT ngày càng được củng cố và nâng cao, giúp hoạt động huy động vốn của NH diễn ra thuận lợi. Các lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch... phát triển mạnh mẽ, thu lợi nhuận cao đưa nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng mạnh nên NH đã tích cực huy động từ nhiều nguồn để tài trợ kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng.
4.1.2 Tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônThành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013. Triển Nông ThônThành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.
Tùy theo kỳ hạn, nguồn, loại tiền huy động và kế hoạch sử dụng mà mỗi NHTM có kế hoạch huy động vốn riêng. Bên cạnh đó, dựa vào phân tích chi phí, tính thanh khoản và rủi ro của mỗi loại nguồn vốn có thể giúp NH có được kế hoạch sử dung vốn cụ thể, hiệu quả nhất.
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônThành Phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm CL 2012-2011 CL 2013-2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Theo đối tượng 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74
Tiền gửi dân cư 1.890.852 2.525.215 3.189.409 634.363 33,55 664.194 26,30 Tiền gửi TCKT 258.424 388.514 503.532 130.090 50,34 115.018 29,60 Theo kỳ hạn 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74 Có kỳ hạn Dưới 12 tháng Trên 12 tháng 1.898.681 1.775.600 123.081 2.538.439 1.909.473 628.966 3.256.613 1.906.153 1.350.460 639.758 133.873 505.885 33,69 7,54 411,02 718.174 (3.320) 721.494 28,29 (0,17) 114,71 Không kỳ hạn 250.595 375.290 436.328 124.696 49,76 61.037 16,26 Theo loại tiền 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.454 35,57 779.212 26,74 Nội tệ Ngoại tệ(đã quy đổi) 2.088.090 61.186 2.861.436 52.293 3.628.062 64.879 773.346 (8.893) 37,04 (14,53) 766.626 12.586 26,79 24,07
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ 2011-2013
40 * Qua Bảng 4.2, ta thấy:
- Vốn huy động theo kỳ hạn tại NH liên tục tăng với mức tăng bình quân của tiền gửi KKH là 31,95% và tiền gửi CKH là 30,96% . Do đây là giai đoạn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nên nguồn tiền gửi thanh toán (chiếm tỷ trọng rất lớn trong tiền gửi KKH) tại NH vẫn tăng, phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Tiền gửi ngắn hạn và trung dài hạn cũng tăng trưởng tốt do lãi suất huy động ở thời kỳ này tại NH đã ổn định và rất hấp dẫn.
- Vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại NH liên tục tăng với mức tăng bình quân 39,59% đối với tiền gửi TCKT và 29,87% đối với tiền gửi dân cư. Do đây là giai đoạn NH cạnh tranh thu hút vốn dân cư bằng lãi suất huy động với các NH khác trên địa bàn. Với chất lượng của sản phẩm dịch vụ cùng với uy tín đã tạo dựng được trong lòng khách hàng trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam nên đã thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn từ dân cư và các TCKT. Đặc biệt,các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh tại thành phố vẫn hoạt động ổn định nên các khoản tiền gửi thanh toán tại NH cũng gia tăng đáng kể, thậm chí một số doanh nghiệp còn gửi tiền với mục đích sinh lời.
- Vốn huy động nội tệ cũngtăng mạnh, với mức tăng trưởng bình quân là 31,82%, chiếm tỷ trọng rất lớn do các hoạt động tại NH chủ yếu thực hiện bằng nội tệ. Vì trong giai đoạn này cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉđạo của Chính phủ, giảm tín dụng ngoại tệ và tăng tín dụng VND. Bên cạnh đó, vốn huy động ngoại tệlúc tăng lúc giảm (năm 2012 giảm 14,53% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng 24,07% so với năm 2012). Nhìn chung nếu so sánh vốn huy động ngoại tệ của 2 năm 2013 và 2011, ta thấy chênh lệch không nhiều (năm 2013 tăng 6,04%). Điều đó cho thấy chỉ đạo của Chính phủ đã và đang được thực hiện tốt.Mặt khác, NHNN thực hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá ở mức cao nhưng ổn định, xóa bỏ khoảng cách giữa thịtrường chính thức và thị trường tự do nên tạo điều kiện cho NH thu hút được nguồn vốn ngoại tệ. Bên cạnh đó, do liên kết thực hiện dịch vụ chuyển tiền với công ty chuyển tiền quốc tế Western Union nên NH còn thu hút được lượng ngoại tệ từ các kiều bào nước ngoài gửi vềnên tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ vẫn ổn định.
41
4.1.3 Một số chỉtiêu đánh giá hiệu quảhuy động vốn
Huy động vốn thế nào và sử dụng ra sao cho đạt hiệu quả cao là bài toán khó đặt ra đối với mỗi NHTM. Nếu huy động vốn nhiều mà sử dụng ít thì dẫn đến lãng phí vốn, còn nhu cầu cho vay nhiều mà nguồn huy động không đáp ứng đủ thì NH đang mất đi cơ hội sinh lời. Do đó, chúng ta cần phân tích hiệu