4.3.3.1. Kết quả tiêu thụ về giá theo kênh tiêu thụ.
Kết quả tiêu thụ về giá theo kênh tiêu thụđược thể hiện ở bảng 4.14:
Bảng 4.14: Giá tiêu thụ cây cảnh theo kênh tiêu thụ
(Đvt:1000đ/cây)
Loại cây Tiêu thụ trực tiếp (I)
Bán buôn (II)
Bán lẻ
(III) I/II I/III
Quất 1 năm 40,89 23,44 29,65 1,74 1,38 Quất 2 năm 79,76 51,57 66,13 1,55 1,21 Cam cảnh 83,54 63,23 67,47 1,32 1,24 Đào cảnh 84,73 57,34 61,73 1,48 1,37 Cây thế 98,18 66,91 68,66 1,47 1,43 Trung bình 77,42 52,50 58,73 1,47 1,32 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
48 Qua bảng 4.14 ta thấy:
- Tiêu thụở kênh trực tiếp có giá bán cao nhất, gấp 1,32 lần giá bán cho người bán lẻ, gấp 1,47 lần giá bán cho người bán buôn. Giá bán cho người mua buôn là nhỏ nhất. Giá tiêu thụ có sự chênh lệch rõ rệt là do việc tiêu thụ
theo kênh trực tiếp là do các hộ tự tổ chức đi tiêu thụ ở các thị trường, còn tiêu thụ gián tiếp thì số lượng tiêu thụ theo kênh này lớn và thường do người mua đến tận hộ sản xuất để mua nên giá rẻ hơn.
4.3.3.2. Kết quả tiêu thụ về giá theo thị trường tiêu thụ
Bảng 4.15: Giá tiêu thụ cây cảnh tại một số thị trường
(Đvt: 1000đ/cây)
Loại cây Thái Bình (I) Hưng Yên (II) Nam Định (III) Quảng Ninh
(IV) IV/I IV/II IV/III
Quất 1 năm 32,30 40,53 42,34 48,42 1,50 1,19 1,14 Quất 2 năm 78,23 79,25 79,78 83,80 1,07 1,06 1,05 Cam cảnh 74,47 79,73 82,20 97,77 1,31 1,23 1,19 Đào cảnh 73,10 75,81 77,10 112,91 1,54 1,49 1,46 Cây thế 83,41 90,44 95,33 123,54 1,48 1,37 1,30 Trung bình 68,30 73,15 75,35 93,29 1,37 1,28 1,24 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng 4.15 ta thấy, thị trường Thái Bình (thị trường nội tỉnh) có giá tiêu thụ thấp nhất (trung bình 68,3 nghìn đồng/cây), thị trường Quảng Ninh có giá tiêu thụ cao nhất (trung bình 93,29 nghìn đông/cây. Điều này là do hai nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị
trường tiêu thụ khác nhau là khác nhau, nên chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác là khác nhau, theo đó thì thị trường nào càng xa nơi sản xuất thì giá bán càng cao và ngược lại; Thứ hai, là do điều kiện kinh tế xã hội và
49
thu nhập, thị hiếu của người dân ở thị trường tiêu thụ. Theo đó thì nơi nào có
điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn, thu nhập của người dân cao hơn thì thường giá bán thu thu được cũng cao hơn. Vì vậy mà giá tiêu thụ các loại cây cảnh ở thị trường Quảng Ninh cao hơn ở Hưng Yên, Nam Định và thị trường nội tỉnh. Trong thời gian tới, việc tổ chức tiêu thụ cây cảnh ở xã Minh Tân cần tích cực vươn tới các thị trường là các trung tâm kinh tế - văn hoá lớn như
Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh... hơn nữa.