0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CẢNH TẠI XÃ MINH TÂN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 30 -30 )

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Tân là một xã thuộc huyện Đông Hưng, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Xã gồm 5 thôn (thôn Hoàng Đức, Duy Tân, Hương Sơn, Liên Minh và thôn Đình Phùng). Tổng diện tích tự nhiên trên 406 ha. Dân số

của xã tính đến thời điểm 31/12/2013 là 6661 nhân khẩu, là xã có bình quân ruộng đất/khẩu nông nghiệp thấp, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Phía Bắc: Giáp xã Hồng Lĩnh huyện Hưng Hà. - Phía Nam: Giáp xã Thăng Long huyện Đông Hưng. - Phía Đông: Giáp xã Lô Giang huyện Đông Hưng. - Phía Tây: Giáp xã Hồng Việt huyện Đông Hưng.

Trên địa bàn xã Minh Tân có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép xã có thể phát triển sản xuất, giao lưu buôn bán với các thị trường có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,... 4.1.1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình Đất đai là yếu tố tồn tại từ lâu đời. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất lại vừa là công cụ sản xuất. Đất đai có vị trí cố định, giới hạn nhất định và có tính chất khác nhau giữa các vùng miền. Đất đai là nền tảng của môi trường sống, là yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất. Đất đai có sức sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý. Năng suất đất đai ngoài việc thể hiện ở hệ số sử dụng đất còn thể hiện ở độ

25 không quên nhiệm vụ bảo vệ và cải tạo đất.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình của xã bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ, khá tơi xốp rất thích hợp với trồng lúa, rau màu, các loại hoa cây cảnh.

25

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai ở xã Minh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích 406,47 100,00 406,47 100,00 406,47 100,00 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 294,72 72,51 287,60 70,76 274,83 67,61 97,58 93,25 96,57 1. Lúa màu 226,27 76,77 218,59 76,00 190,31 69,25 96,61 84,11 91,71 2. Cây cảnh 26,97 9,15 39,55 13,75 59,60 21,68 146,64 220,99 148,66 3. Vườn tạp 28,22 9,58 17,31 6,03 15,44 5,62 61,34 54,71 73,97 4. Ao hồ 13,26 4,50 12,15 4,22 9,48 3,45 91,63 71,49 84,55

Đất phi nông nghiệp 110,96 27,30 118,08 29,05 130,85 32,19 106,42 117,93 108,59

1. Đất ở 33,58 30,26 39,66 33,59 41,12 31,43 118,11 122,45 110,66 2. Đất chuyên dung 72,56 65,39 73,60 62,33 84,91 64,89 101,43 117,02 108,18 3. Đất tín ngưỡng 0,24 0,22 0,24 0,20 0,24 0,18 100,00 100,00 100,00 4. Đất nghĩa trang 4,58 4,13 4,58 3,88 4,58 3,50 100,00 100,00 100,00

Đất chưa sử dụng 0,79 0,19 0,79 0,19 0,79 0,19 100,00 100,00 100,00

26

Qua bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu đất đai ở xã Minh Tân chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn xã năm 2013 là 274,83 ha, chiếm 67,61% diện tích đất tự nhiên.

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp của xã giảm bình quân 3,43%/năm do quá trình xây dựng đường giao thông, hệ thống mương máng thuỷ lợi... Bình quân đất nông nghiệp/ khẩu nông nghiệp của xã là thấp (gần 1,6 sào), do vậy muốn phát triển kinh tế không có con đường nào khác ngoài mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tận dụng lợi thế của mình để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt, mùa lạnh khô và kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm còn có mưa phùn từ tháng 1 đến tháng 4, tháng 2 và tháng 3 là tháng có mưa phùn nhiều nhất.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã vào khoảng 23,2 oC. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%, gió phân làm hai loại: gió Đông bắc và gió Đông nam.

Điều kiện khí hậu và thời tiết của xã rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây cảnh có nguồn gốc nhiệt đới. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cũng là môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại cây phát triển như sâu vẽ

bùa, nhện đỏ hại cam, quýt, quất cảnh. Nắm bắt được điều kiện khí hậu thời tiết, sâu bệnh kết hợp với kinh nghiệm sản xuất sử dụng các biện pháp chủ động đối phó phòng trừ sâu bệnh là vấn đềđặt ra với người sản xuất cây cảnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CẢNH TẠI XÃ MINH TÂN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 30 -30 )

×