Trước đây, Thái Bình là một tỉnh thuần nông, độc canh cây lúa. Trong những năm gần đây, do phát huy được lợi thế của mình nên quá trình phát triển kinh tế cũng như tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra khá mạnh mẽ. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những bước đột phá, tỷ
trọng ngành chăn nuôi tăng, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Một số diện tích đất canh tác hiệu quả thấp đã được chuyển sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao như trồng các loại hoa cây cảnh.
Nhận thấy hiệu quả từ trồng hoa cây cảnh cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và hoa màu, số hộ chuyển sang trồng hoa cây cảnh ngày càng nhiều và diện tích canh tác chuyển sang trồng hoa cây cảnh ngày càng tăng lên. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình, tổng diện tích đất trồng các loại hoa cây cảnh là 700 ha, trong đó có trên 100 vườn cây cảnh có giá trị trên 1 tỷđồng. Sản phẩm hoa cây cảnh được tiêu thụ
trong địa bàn huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp của huyện nói chung, hiệu quả của nghề trồng hoa cây cảnh nói riêng đã mang lại hiệu quả khá cao, thu nhập /1 sào hoa cây cảnh gấp 3 - 10 lần so với sản xuất lúa màu đơn thuần trên cùng một diện tích, đồng thời quá trình chuyển
đổi sang trồng hoa cây cảnh đã giải quyết việc làm cho gần 22000 lao động trong tỉnh.
20
Như vậy, có thể khẳng định rằng, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, mang lại hiệu quả khá cao, khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất, đảm bảo đời sống và tạo thu nhập ổn định cho nông hộ, góp phần ổn định tình hình xã hội môi trường nông thôn.
21
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo khóa luận tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói chung, sản phẩm cây cảnh nói riêng.
Đối tượng khảo sát là các hộ sản xuất cây cảnh ở xã Minh Tân, huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Các tác nhân tham gia tiêu thụ sản phẩm cây cảnh của các hộ sản xuất ở xã Minh Tân.
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong 3 năm 2011 - 2013.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 02/02/2014 đến 12/05/2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ hoa, cây cảnh; Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh trên địa bàn xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
* Không gian nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu là xã Minh Tân có tính chất điển hình cho vấn đề
nghiên cứu trong toàn huyện.
- Phương pháp thu thập số liệu
22 + Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở nước ta qua một số trang Web trên mạng internet.
Số liệu về tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở tỉnh Thái Bình qua các báo cáo thống kê hàng năm của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình.
Số liệu tổng quan chung của xã do Ban thống kê, Ban địa chính và hợp tác xã nông nghiệp xã Minh Tân cung cấp.
+ Thu thập số liệu sơ cấp
Để tìm hiểu cụ thể và chi tiết các thông tin xung quanh quá trình sản xuất, tiêu thụ cây cảnh, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra đối với các hộ nông dân trồng cây cảnh, các tác nhân tham gia tiêu thụ, phỏng vấn tập trung các vấn đề như:
* Thông tin chung: Họ tên, tuổi, trình độ học vấn.
* Diện tích các loại cây cảnh của hộ trong những năm qua. * Số lượng, giá trị các loại cây cảnh của hộ
* Những thông tin về thị trường tiêu thụ, kênh tiêu thụ
* Một số câu hỏi định tính như những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ.
Chọn mẫu điều tra:
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra 45 hộ sản xuất cây cảnh ở cả 5 thôn trong xã và một số các tác nhân trung gian tiêu thụ bán buôn và bán lẻ.
Cách chọn hộđiều tra:
Theo số liệu của Uỷ Ban Nhân Dân xã Minh Tân và hội làm vườn xã Minh Tân, năm 2013 xã có 166 hộ gia đình sản xuất cây cảnh, trong đó có 25,5% số hộ có thu nhập hỗn hợp/1 sào vườn dưới 10 triệu/năm (hộ kém),
23
29,9% số hộ có thu nhập hỗn hợp/1 sào vườn từ 10 - 15 triệu đồng/năm (hộ
trung bình), 45,6% số hộ có thu nhập hỗn hợp/1 sào vườn trên 15 triệu
đồng/năm (hộ khá). Chúng tôi điều tra ngẫu nhiên 45 hộ sản xuất cây cảnh ở
cả 5 thôn trong xã với tỷ lệ mẫu đúng như trên (12 hộ kém, 13 hộ trung bình và 20 hộ khá).
24
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Minh Tân là một xã thuộc huyện Đông Hưng, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Xã gồm 5 thôn (thôn Hoàng Đức, Duy Tân, Hương Sơn, Liên Minh và thôn Đình Phùng). Tổng diện tích tự nhiên trên 406 ha. Dân số
của xã tính đến thời điểm 31/12/2013 là 6661 nhân khẩu, là xã có bình quân ruộng đất/khẩu nông nghiệp thấp, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Phía Bắc: Giáp xã Hồng Lĩnh huyện Hưng Hà. - Phía Nam: Giáp xã Thăng Long huyện Đông Hưng. - Phía Đông: Giáp xã Lô Giang huyện Đông Hưng. - Phía Tây: Giáp xã Hồng Việt huyện Đông Hưng.
Trên địa bàn xã Minh Tân có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép xã có thể phát triển sản xuất, giao lưu buôn bán với các thị trường có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,... 4.1.1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình Đất đai là yếu tố tồn tại từ lâu đời. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất lại vừa là công cụ sản xuất. Đất đai có vị trí cố định, giới hạn nhất định và có tính chất khác nhau giữa các vùng miền. Đất đai là nền tảng của môi trường sống, là yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất. Đất đai có sức sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý. Năng suất đất đai ngoài việc thể hiện ở hệ số sử dụng đất còn thể hiện ở độ
25 không quên nhiệm vụ bảo vệ và cải tạo đất.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình của xã bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ, khá tơi xốp rất thích hợp với trồng lúa, rau màu, các loại hoa cây cảnh.
25
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai ở xã Minh
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích 406,47 100,00 406,47 100,00 406,47 100,00 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 294,72 72,51 287,60 70,76 274,83 67,61 97,58 93,25 96,57 1. Lúa màu 226,27 76,77 218,59 76,00 190,31 69,25 96,61 84,11 91,71 2. Cây cảnh 26,97 9,15 39,55 13,75 59,60 21,68 146,64 220,99 148,66 3. Vườn tạp 28,22 9,58 17,31 6,03 15,44 5,62 61,34 54,71 73,97 4. Ao hồ 13,26 4,50 12,15 4,22 9,48 3,45 91,63 71,49 84,55
Đất phi nông nghiệp 110,96 27,30 118,08 29,05 130,85 32,19 106,42 117,93 108,59
1. Đất ở 33,58 30,26 39,66 33,59 41,12 31,43 118,11 122,45 110,66 2. Đất chuyên dung 72,56 65,39 73,60 62,33 84,91 64,89 101,43 117,02 108,18 3. Đất tín ngưỡng 0,24 0,22 0,24 0,20 0,24 0,18 100,00 100,00 100,00 4. Đất nghĩa trang 4,58 4,13 4,58 3,88 4,58 3,50 100,00 100,00 100,00
Đất chưa sử dụng 0,79 0,19 0,79 0,19 0,79 0,19 100,00 100,00 100,00
26
Qua bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu đất đai ở xã Minh Tân chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn xã năm 2013 là 274,83 ha, chiếm 67,61% diện tích đất tự nhiên.
Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp của xã giảm bình quân 3,43%/năm do quá trình xây dựng đường giao thông, hệ thống mương máng thuỷ lợi... Bình quân đất nông nghiệp/ khẩu nông nghiệp của xã là thấp (gần 1,6 sào), do vậy muốn phát triển kinh tế không có con đường nào khác ngoài mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tận dụng lợi thế của mình để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt, mùa lạnh khô và kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm còn có mưa phùn từ tháng 1 đến tháng 4, tháng 2 và tháng 3 là tháng có mưa phùn nhiều nhất.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã vào khoảng 23,2 oC. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%, gió phân làm hai loại: gió Đông bắc và gió Đông nam.
Điều kiện khí hậu và thời tiết của xã rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây cảnh có nguồn gốc nhiệt đới. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cũng là môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại cây phát triển như sâu vẽ
bùa, nhện đỏ hại cam, quýt, quất cảnh. Nắm bắt được điều kiện khí hậu thời tiết, sâu bệnh kết hợp với kinh nghiệm sản xuất sử dụng các biện pháp chủ động đối phó phòng trừ sâu bệnh là vấn đềđặt ra với người sản xuất cây cảnh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của xã Minh Tân giai đoạn 2011- 2013
27
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Minh Tân
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC(%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng số khẩu Người 6418 100,00 6544 100,00 6661 100,00 101,96 101,79 101,88
Khẩu nông nghiệp Người 5455 0,85 5300 80,99 5195 77,99 97,16 98,02 97,59
II. Tổng số hộ Hộ 1565 100,00 1608 100,00 1657 100,00 102,75 103,05 102,90
1. Hộ nông nghiệp Hộ 1220 77,96 1206 75,00 1209 72,96 98,85 100,25 99,55 2. Hộ kiêm Hộ 266 17,00 305 18,97 331 19,98 114,66 108,52 111,55 3. Hộ TMDV Hộ 79 5,04 97 6,03 117 7,06 122,78 120,62 121,7
III. Tổng lao động Người 3336 100,00 3376 100,00 3429 100,00 101,20 101,57 101,38
1. Nông nghiệp Người 2450 73,44 2363 69,99 2331 67,98 96,45 98,65 97,54 2. Kiêm Người 665 19,93 742 21,98 788 22,98 111,58 106,20 108,86 3. TMDV Người 221 6,63 271 8,03 310 9,04 122,62 114,39 118,44
* Nhân khẩu/hộ Người 4,10 4,07 4,02 99,26 98,77 99,01
* Lao động/hộ Người 2,13 2,10 2,07 98,59 98,57 98,58
28
Tính đến thời điểm 31/12/2013, toàn xã Minh Tân có 6661 nhân khẩu. Qua 3 năm 2011 - 2013, bình quân nhân khẩu/năm tăng 101,88%. Số nhân khẩu bình quân/hộ giảm dần; số nhân khẩu bình quân/hộ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 lần luợt là 4,10; 4,07; 4,02 nhân khẩu/hộ.
Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động của xã. Năm 2013, lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 67,98%. Lực lượng lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 22,98 %. Con số cho thấy vị trí cũng như vai trò chủ đạo của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của xã.
Lực lượng lao động tham gia trong hoạt động thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2013, lực lượng lao động thương mại dịch vụ chiếm 9,04%, Đó cũng chính là kết quả tích cực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong xã. Tuy nhiên, phần lớn lao động thương mại dịch vụ mới chỉ tham gia trong các hoạt động buôn bán nhỏ, chưa có nhiều lao động tham gia vào lĩnh vực cung ứng vật tư sản xuất, tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân... Lực lượng lao động nông nghiệp kiêm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu làm trong các ngành nghề thủ công truyền thống như
làm mộc, thêu thùa, đan nón, làm đậu... Với cơ cấu lao động này chứng tỏ Minh Tân vẫn là xã thuần nông. Để giải quyết việc làm cho người lao động cách tốt nhất là phát triển ngành nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lý, đẩy mạnh thâm canh đồng thời tăng cường phát triển ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
4.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Quá trình sản xuất hoa, cây cảnh đòi hỏi phải có trình độ thâm canh cao, vốn đầu tư lớn và luôn cập nhật, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất.
Do đặc điểm của các loại cây cảnh, nên quá trình tiêu thụ thường diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy, hệ thống các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ cây cảnh.
29
Phát triển kinh tếđòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phải được cải tạo và nâng cấp. Xã Minh Tân có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, giao thông trong xã có nhiều bước phát triển, đến nay 100% đường liên thôn đã được bê tông hoá, hệ thống mương máng dẫn nước tưới đảm bảo cho hàng trăm ha đất sản xuất, điện đã tới 100% hộ nông dân. Số liệu cụ thể thể hiện ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Cơ sở hạ tầng xã Minh Tân
Diễn giải Đơn vị tính Số lượng
I. Công trình thủy lợi
1. Trạm bơm tưới trạm 3
2. Kênh mương km
Kênh đào 22,7
Kênh bê tông 3,2
II. Đường giao thông km
1. Đường liên xã 13
2. Đường liên thôn 16
3. Đường nội đồng 3
III. Công trình điện
1. Trạm biến thế trạm 1
2. Đường dây điện km 11
3. Tỷ lệ hộ dùng điện % 100
IV. Trường học trường
1. Cấp 1 1
2. Cấp 2 1
V. Trạm xá trạm 1
VI. Bưu điện
1. Số máy điện thoai cốđịnh chiếc 315
2. Tổng đài bưu điện trạm 1
30
4.1.3. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của xã
Tình hình sản xuất, kinh doanh của xã Minh Tân giai đoạn 2011 - 2013
được thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Minh Tân
(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng giá trị 32,45 100,00 38,93 100,00 59,33 100,00 119,97 152,40 135,22 I. Nông nghiệp 27,50 84,75 31,24 80,25 46,83 78,93 113,6 149,90 130,50 a, Trồng trọt 22,05 80,18 20,83 66,68 34,40 73,46 94,47 165,15 124,90 *Cây lương thực 14,40 65,31 12,30 59,05 9,80 28,49 85,42 79,67 82,50 *Đỗ tương 0,19 0,86 0,35 1,68 0,20 0,58 184,21 57,14 102,60 *Cây cảnh 7,46 33,83 8,18 39,27 24,40 70,93 109,65 298,29 180,85 b, Chăn nuôi 5,45 19,82 10,41 33,32 12,43 26,54 191,01 119,40 151,02