0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giải pháp về kênh tiêu thụ và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CẢNH TẠI XÃ MINH TÂN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 59 -59 )

- Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ, các nông hộ sản xuất cây cảnh cần tìm kiếm, tạo lập được các hợp đồng tiêu thụ lâu dài với người tiêu dùng.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng: Duy trì và phát triển quan hệ

với thị trường truyền thống, tìm kiếm và phát triển thị trường mới, phấn đấu thiết lập được thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, lâu dài.

53

thu gom, tiêu thụ cây cảnh. Bộ phận này liên kết với các hộ sản xuất để có

được nguồn hàng ổn định đem đi tiêu thụ, Đồng thời bộ phận này cũng kiêm luôn chức năng tìm hiểu, phân tích dự báo, nghiên cứu thị trường sau đó thông tin lại cho các hộ sản xuất biết để các hộ sản xuất điều chỉnh số lượng và chất lượng sản phẩm của mình cho phù hợp với từng thị trường.

54

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Hoa, cây cảnh đã được gieo trồng ở nước ta từ lâu đời để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhưng thực sự một vài năm gần đây, hoa - cây cảnh mới thực sự bước vào đời thường. Nghề trồng hoa - cây cảnh thực sự là nghề: “Đem hương sắc đổi lấy cơm áo” cho người sản xuất. Sản xuất hoa - cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nghề

trồng hoa - cây cảnh góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn, đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Không những thế, sản xuất hoa - cây cảnh còn là nghề tạo ra công ăn việc làm cho một lực lượng lao động nhàn rỗi không nhỏ ở nông thôn.

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở xã Minh Tân, trên cơ sở hiểu rõ những lý luận cơ bản về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói chung sản phẩm cây cảnh nói riêng, đề tài rút ra một số kết luận

chính sau:

Về sản xuất

- Quy mô diện tích cây cảnh cũng như số hộ trồng cây cảnh không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ khá nhanh: Năm 2011, số hộ trồng cây cảnh là 213 hộ, diện tích trồng các loại cây cảnh là 26,97 ha; năm 2013, số hộ

trồng cây cảnh là 305 hộ, diện tích trồng các loại cây cảnh là 59,6 ha (diện tích tăng bình quân là 148,66%/năm).

- Hiệu quả kinh tế của nghề trồng cây cảnh mang lại khá cao. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư sản xuất. Kết quả

sản xuất của nhóm hộ có mức đầu tư cao (nhóm hộ khá) cao hơn so với nhóm hộ có mức đầu tư thấp hơn (nhóm hộ trung bình và hộ kém).

55

Về tiêu thụ

- Thị trường tiêu thụ các loại cây cảnh của xã chủ yếu trong nội tỉnh (Thái Bình) và một số tỉnh lân cận: Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh; trong

đó, lượng cây cảnh tiêu thụ trong thị trường nội tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (30,4% tổng lượng cây cảnh tiêu thụ).

- Các loại cây cảnh được tiêu thụ dưới cả hai hình thức: Tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp; trong đó, chủ yếu tiêu thụ qua hình thức gián tiếp (hình thức tiêu thụ này chiếm 74,6% tổng lượng tiêu thụ), tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ (hình thức tiêu thụ này chiếm 25,4% tổng lượng tiêu thụ).

- Có sự chênh lệch khá lớn về giá cả giữa các hình thức tiêu thụ và các thị trường tiêu thụ. Giá tiêu thụ trực tiếp ở các thị trường cao hơn giá bán cho các tác nhân trung gian. Giá tiêu thụở các thị trường ở xa cao hơn giá tiêu thụ ở thị trường tại tỉnh nhà.

5.2 Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cây cảnh của xã trong thời gian tới, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với hộ sản xuất

- Phát huy nguồn vốn tự có của hộ, mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng sản xuất.

- Tích cực học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề.

- Bên cạnh những giống cây địa phương đang trồng hiện nay cần cập nhật, nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng những loại giống mới phù hợp với sở thích người tiêu dùng cũng nhưđiều kiện của địa phương và có nhiều ưu việt hơn giống cũđể đưa vào sản xuất, ưu tiên phát triển những loại giống cây có hiệu quả kinh tế cao.

- Đa dạng hoá kênh tiêu thụ, cần tìm kiếm, tạo lập được các hợp đồng tiêu thụ lâu dài với người tiêu dùng.

56

- Bên cạnh những thị trường tiêu thụ truyền thống cần kết hợp với các tác nhân tiêu thụ trung gian tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị

trường tiêu thụ.

Đối với chính quyền địa phương

- Có các chính sách ưu đãi vốn vay cho các hộ nông dân như thời hạn vay dài hơn, lượng vốn cho vay lớn hơn, thủ tục cho vay đơn giản hơn.

- Kết hợp với người dân địa phương củng cố, nâng cấp, xây dựng cơ sở

hạ tầng, nhất là công trình giao thông, công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ cây cảnh.

- Quy hoạch đất đai hợp lý: Quy hoạch vùng diện tích đất trồng cây cảnh phù hợp, cân đối; tránh tình trạng mở rộng diện tích trồng cây cảnh tràn lan như hiện nay.

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã nông nghiệp xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (2011 - 2013).

2. Báo cáo thống kê của ban Địa chính xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (2011 - 2013).

3. Báo cáo thống kê của ban Thống kê xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (2011 - 2013).

4. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2009). ‘Ngành hoa - cây cảnh Việt Nam hiện trạng, thách thức và cơ hội’. Nguồn http:

www.nongnghiep.vn/. Ngày truy cập 15/02/2010.

5. Hội thảo Sản xuất Rau và Hoa ứng dụng công nghệ cao. FAO, 2009

6. Phạm Hương (2013). “Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh”, http:

www.baothaibinh.com.vn/. Ngày truy cập 05/03/2013.

7. Phạm Thái Thuỷ (2006), Đánh giá tình hình phát triển nghề trồng cây cảnh ở xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Sơn Hải (2006), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế một số loại hoa cây cảnh của huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phan Thị Lài (2005), Trồng cây cảnh ngày tết, NXB Lao động, Hà Nội. 10. Trần Hợp (1993), Hoa cây cảnh Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 11. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình (2009). ‘Tình hình

phát triển ngành hoa - cây cảnh Thái Bình’, http:www.thaibinh.gov.vn/. Ngày truy cập 17/02/2013.

PHIẾU ĐIỀU TRA A Phiếu điều tra hộ sản xuất cây cảnh

(1) Phiếu điều tra hộ sản xuất cây cảnh về tình hình cơ bản của hộ

I. Thông tin cơ bản

1. Họ và tên chủ hộ: ……….……..Tuổi: … Giới tính: … 2. Trình độ học vấn:……...

3. Địa chỉ : Thôn (xóm)………... 4. Thu nhập trung bình của hộ/1 sào cây cảnh/1 năm:

O Dưới 10 triệu O 10 - 15 triệu O Trên 15 triệu II. Thông tin chi tiết:

Tình hình cơ bản của hộ:

Stt Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Số năm sản xuất cây cảnh của hộ Năm

2 Số nhân khẩu của hộ Người

3 Lao động của hộ Lao động

Lao động nông nghiệp

Lao động phi nông nghiệp

4 Diện tích đất canh tác của hộ Sào Đất lúa màu Đất trồng cây cảnh Đất vườn tạp Ao hồ nuôi trồng thủy sản 5 Tài sản chủ yếu phục vụ sản xuất, đời sống Chiếc Xe đạp Xe máy Ti vi

Đài caset

Máy bơm nước

Bình phun thuốc sâu

6 Thu nhập của hộ Triệu đồng Trồng trọt Chăn nuôi Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ Thu khác

(2) Phiếu điều tra: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây cảnh của hộ nông dân sản xuất cây cảnh

Loại cây

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (sào) Sản lượng (cây) Diện tích (sào) Sản lượng (cây) Diện tích (sào) Sản lượng (cây) Quất 1 năm (N/S 360 cây/sào) Quất 2 năm (N/S 200 cây/sào) Cam cảnh (N/S 150 cây/sào) Đào cảnh (N/S 150 cây/sào) Cây thế (N/S 185 cây/sào)

(3) Phiếu điều tra hộ về tình hình chi phí sản xuất cho 1 sào cây cảnh.

(Đvt: 1000đ/sào)

Diễn giải Quất 1 năm

Quất

2 năm Cam cảnh Đào cảnh cây thế

Tổng chi phí

I. Chi phí trung gian

1. Giống 2. Phân hóa học Đạm Lân Kali 3. Thuốc BVTV 4. Lao động thuê 5. Công cụ, vật liệu 6. Chi khác

II. Lao động gia đình

(4) Phiếu điều tra hộ sản xuất cây cảnh về thực trạng tiêu thụ cây cảnh theo các kênh tiêu thụ (năm 2013)

Loại cây

Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ gián tiếp

Bán buôn Bán lẻ Số lượng (cây) Số lượng (cây) Số lượng (cây) Quất 1 năm Quất 2 năm Cam cảnh Đào cảnh Cây thế

(5) Phiếu điều tra hộ sản xuất cây cảnh về giá bán cây cảnh theo kênh tiêu thụ (năm 2013)

(Đvt: 1000đ)

Loại cây Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ gián tiếp Bán buôn Bán lẻ Quất 1 năm Quất 2 năm Cam cảnh Đào cảnh Cây thế

(6) Phiếu điều tra hộ sản xuất cây cảnh về tình hình sản lượng tiêu thụ tại một số thị trường

(Đvt: cây)

Thị trường Quất 1 năm Quất 2 năm Cam Cảnh Đào cảnh Cây thế

Thái Bình

Hưng yên

Nam Định

Quảng Ninh

Thị trường khác

(7) Phiếu điều tra về giá bán cây cảnh tại một số thị trường (năm 2013)

(Đvt: 1000đ/cây)

Loại cây Thái Bình Hưng Yên Nam Định Quảng Ninh Thị trường khác Quất 1 năm Quất 2 năm Cam cảnh Đào cảnh Cây thế

(8) Một số thuận lợi, khó khăn cơ bản trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cây cảnh: Thuận lợi: ………... ………... Khó khăn: ………... ………... Đề xuất: ………... ………...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY CẢNH TẠI XÃ MINH TÂN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH. (Trang 59 -59 )

×