Giải pháp cho phát triển mô hình khoai tây Atlantic trong những năm tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 62)

những khó khăn đó, đồng thời phát huy lợi thế của địa phương để mô hình đem lại hiệu quả như mong đợi.

4.5. Giải pháp cho phát triển mô hình khoai tây Atlantic trong những năm tới năm tới

4.5.1.Giải pháp về kỹ thuật

- Cần có những nghiên cứu phát triển và mở rộng cơ sở sản xuất khoai tây giống nhằm hạ giá thành của giống khoai tây Atlantic, nâng cao doanh thu lợi nhuận cho người dân.

- Kiểm tra chất lượng giống trước khi nhận, mua.

- Mặt khác, cần có những nghiên cứu về dinh dưỡng tối ưu cho cây khoai tây như: vai trò của phân bón, liều lượng và cách bón. Tất cả các yếu tố kỹ thuật trên phải được tổng kết để xây dựng nên quy trình sản xuất hoàn chỉnh phù hợp với vùng sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tăng cường việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật: máy móc, vật tư…vào trong mô hình.

4.5.2. Giải pháp về kinh tế, thị trường

* Kinh tế

- Tăng mức hỗ trợ về ngân sách, giống, vật tư cho quá trình xây dựng mô hình trong những năm tới. Đối với những hộ không đủ khả năng tham gia mô hình nhưng lại rất muốn tham gia xây dựng mô hình cần có sự hỗ trợ giúp đỡ về vật tư và giống ban đầu.

- Thúc đẩy sự liên kết giữa các nhà đặc biệt là liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân nhằm tăng khả năng tiêu thụ và tăng giá cho sản phẩm, giảm giá vật tưđầu vào cho người dân.

- Người dân chủ động đầu tư về vốn và vật tư ban đầu,… tự nâng cao năng lực sản xuất, không phụ thuộc quá sự hỗ trợ từ bên ngoài.

- Huy động nguồn vốn của những người nông dân giúp đỡ nhau: hội phụ nữ, hội nông dân cùng sở thích... Cần giải thích rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên khi tham gia mô hình khoai tây Atlantic.

* Thị trường tiêu thụ

- Cần có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ khoai tây để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân, bằng cách thu hút các công ty trong và ngoài tỉnh. Giúp nông dân ký kết hợp đồng với các công ty thu mua nông sản trên cơ sởđảm bảo lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là người dân. - Các cơ quan ,cấp lãnh đạo từ cán bộ phụ trách giám sát ,chỉ đạo thực hiện mô hình đến cơ sở cần theo dõi sát sao các hợp đồng mua bán của các công ty và nông dân nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra.

4.5.3. Giải pháp về chủ trương chính sách

- Cần có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu như: hỗ trợ giống và vật tư sản xuất thử nghiệm qua vài vụ để đánh giá khả năng thích ứng trong điều

kiện địa phương; hỗ trợ nông dân một phần kinh phí trong những năm đầu để xây dựng mô hình trình diễn sản xuất các giống mới; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hội thảo đầu bờ; hội nghị giao lưu giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp với nông dân để các tiến bộ mới nhanh chóng được mở rộng và thị trường tiêu thụổn định.

- Có kế hoạch quy hoạch định hướng phát triển vùng sản xuất khoai tây kịp thời, đặc biệt là những vùng đang có nhu cầu trồng giống khoai tây Atlantic.

4.5.4. Giải pháp về con người

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật giúp người dân hiểu chắc kỹ thuật, nhớ lâu hơn để áp dụng kỹ thuật vào thực tế.

- Xây dựng nhóm hộ cùng sản xuất, sở thích cho các hộ nông dân tự học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất.

- Phát huy tính hiệu quả của cách làm “nông dân dạy nông dân”, cán bộ luôn đi đầu trong việc thực hiện những cái mới, làm gương cho người dân tham quan và học hỏi.

- Tăng cường năng lực quản lý của cán bộ tham gia để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất và cơ chế thị trường, để có được tổng hợp những kiến thức về quản lý, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ năng thực hành, kỹ năng hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào cho nông dân sản xuất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong những năm đầu triển khai thực hiện với phương pháp tổ chức liên kết 4 nhà mô hình thực sự đã trở thành cầu nối giữa các nhà: nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà chuyển giao kỹ thuật, nhà doanh nghiệp. Khẳng định hiệu quả của việc liên kết trong sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất khoai tây chế biến nói riêng. Nhìn chung mô hình khoai tây Atlantic tại Danh Thắng đã đạt được những thành công nhất định:

- Thực trạng: Mô hình ngày càng phát triển về quy mô số lượng hộ dân tham gia; diện tích, năng suất sản lượng ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế đạt được ngày càng cao, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Nằm trong liên kết 4 nhà nên thuận lợi về thị trường tiêu thụổn định.

- Hiệu quả kinh tế: So với cây trồng điển hình tại địa phương tuy chi phí sản xuất khoai tây Atlantic cao hơn nhưng có lợi thế cơ bản về kinh tế, lợi nhuận đạt được trên cùng đơn vị diện tích cao hơn, được người dân đánh giá cao về giá thành sản phẩm.

- Hiệu quả xã hội: Mô hình liên kết sản xuất tập trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân, thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người dân, giúp họ tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao trình độ dân trí, giải quyết lao động nông nhàn cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân trong thời gian ngắn. Góp phần giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang đang xảy ra phổ biến trên nhiều địa phương hiện nay.

- Hiệu quả môi trường: Được đánh giá là giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương khoai tây Atlantic đem lại độ dinh dưỡng cao cho đất (thân cành bón ruộng, giảm cỏ dại).

Như vậy có thể nói, mô hình đảm bảo được cơ bản về tính bền vững, đã kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy vậy sản xuất khoai tây Atlantic cũng gặp phải những khó khăn: giống, chi phí sản xuất, thời tiết,… chính vì vậy để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình

trong những năm tiếp theo cần thực hiện đồng bộ những giải pháp về con người, kỹ thuật, vốn kinh kế, có các chủ trương chính sách phù hợp.

5.2. Kiến nghị

Một lần nữa khẳng định cây khoai tây Atlantic là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Do vậy để cho cây khoai tây Atlantic phát triển vững mạnh cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Đối với cơ quan các cấp

+ Đề nghị UBND huyện tiếp tục hỗ trợ kinh phí sản xuất khoai tây chế biến tập trung, hỗ trợ một phần giá giống cho những mô hình trồng mới, tổ chức tham quan học hỏi nhân rộng những mô hình có hiệu quả cao vào địa phương.

+ Đề nghị UBND tỉnh, huyện tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: thủy lợi, xây dựng địa điểm bảo quản khoai làm giống và khi thu hoạch.

+ Tiếp tục tập trung chỉđạo dồn điền đổi thửa tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, từng bước hình thành cách làm nông nghiệp theo hướng hàng hóa cho người dân.

+ Đề nghị trạm khuyến nông huyện tăng cường tập huấn và theo dõi tình hình phát triển cây khoai tây để giúp cho người nông dân thu được hiệu quả cao nhất từ cây trồng chế biến này.

- Đối với nông dân cần:

+ Phát huy có hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai,... Không nên trông chờ nhiều vào sự giúp đỡ của bên ngoài.

+ Tích cực học hỏi, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Các hộ cần có sự liên hệ giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả của khoai tây, cùng nhau hợp tác về mọi mặt để phát triển sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Chức ( 2001), “Hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây ở Đồng Bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học và phát triển nông thôn, No2, tr 78 – 79

2. Trương Văn Hộ (1992), Kết quả nghiên cứu khoai tây và cây có củ khác. Kết quả nghiên cứu KHNN 1987 – 1991, NXB NN.

3. Dương Văn Sơn (2011), Bài giảng khuyến nông theo định hướng thị trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

4. Dương Văn Sơn (2011), Bài giảng giám sát đánh giá, Trường Đại Học

Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Hoàng Tiến Hùng (2009), Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống khoai tây nhập nội và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất khoai tây tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

6. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, QPAN năm 2011, mục tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu năm 2012 xã Danh Thắng. 7. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, QPAN năm 2012, mục

tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu năm 2013 xã Danh Thắng. 8. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, QPAN năm 2013, mục

tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu năm 2014 xã Danh Thắng. 9. Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Danh Thắng giai đoạn 2011 - 2015

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH KHOAI TÂY ATLANTIC

Hình 1: Giống khoai tây Atlantic và khâu chuẩn bị giống

Hình 2: Cánh đồng khoai Atlantic tại xã Danh Thắng trước và sau thu hoạch

Hình 3: Số củ trên 1 khóm khoai Atlantic

Hình 5: Khoai loại 2 không đạt tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)