Thực trạng tiêu thụ khoai tây Atlantic của các hộ tham gia mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 43)

Với tình hình sản xuất ngày càng phát triển như vậy thì thị trường tiêu thụ là yếu tốđược quan tâm hàng đầu. Đã có rất nhiều bài học được rút ra từ những thất bại trong sản xuất mà nguyên nhân không phải do yếu tố khí hậu thời tiết, đất đai, con người mà nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ. Hàng năm có hàng trăm nghìn các công trình nghiên cứu được công nhận trên cả nước và toàn thế giới những cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai thổ nhưỡng ở nhiều vùng, người dân chăm lo mở rộng sản xuất, sản phẩm tạo ra vượt so với kế hoạch. Tuy nhiên, khi đó hàng hóa được đem đi đâu bán, bán cho cơ sở nào thì đó là vấn đề mà không ít các nhà sản xuất gặp

phải. Chính vì vậy, tìm được thị trường tiêu thụ cho mỗi loại sản phẩm hàng hóa là điều kiện không thể thiếu trước khi mở rộng phát triển sản xuất, sản xuất khoai tây chế biến theo hướng hàng hóa này cũng vậy.

4.2.2.1. Tình hình tiêu thụ

Khoai tây Atlantic là giống cây trồng mới phát triển trên vùng đất Danh Thắng được đưa vào theo chương trình phát triển rau chế biến của tỉnh Bắc Giang theo hướng sản xuất hàng hóa. Mới được đưa vào sản xuất nhưng ngay từ năm đầu thực hiện diện tích khoai tây này trên toàn xã đã đạt 10 ha - một con số không hề nhỏ, với mô hình sản xuất liên kết chặt chẽ 4 nhà, cụ thể:

•Nhà nước: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa, trạm khuyến nông Hiệp Hòa, UBND xã Danh Thắng.

•Nhà doanh nghiệp: Công ty TNHH Tân Nông.

•Nhà chuyên môn: CBKN xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa. •Nhà nông: Người nông dân.

Trong đó vai trò của các nhà được thể hiện như sau:

- Phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến nông, UBND xã Danh Thắng chỉ đạo, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của người dân và nhà doanh nghiệp,...

- Cán bộ khuyến nông hỗ trợ nhóm hộ kỹ thuật trồng thâm canh khoai tây chế biến, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, yêu cầu của doanh nghiệp chế biến.

- Người sản xuất đã ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Tân Nông, công ty này sử dụng sản phẩm khoai Atlantic cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Pepsico.

Là một xã chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp làm ra hàng năm tương đối nhiều kéo theo các hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra sôi nổi các đầu mối thu mua nông sản phẩm được hình thành và phát triển. Sản xuất khoai tây Atlantic cũng vậy, tuy nhiên nằm trong mô hình liên kết 4 nhà nên toàn bộ sản phẩm đầu ra được tiêu thụ dễ dàng qua hợp đồng đã được ký kết từ trước.

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thông qua bảng hỏi thu được kết quả sau. Trong tổng số 60 hộđiều tra thì có tới 100% số hộđều nhất trí

khoai tây này phù hợp với nhu cầu thị trường, dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, có gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ: trong vụđông 2013 năng suất khoai tây trên nhiều vùng tăng cao, doanh nghiệp gây nhiều khó khăn trong quá trình thu mua, kéo dài thời gian thu mua ảnh hưởng tỉ lệ khoai loại 1 (khoai không có khu bảo quản cẩn thận dẫn đến bị gió lạnh lùa vào làm xanh gió, xếp đống nhiều dễ bị nóng gây thối củ), từ đó người dân tốn nhiều thời gian chọn lọc lại khoai đủ tiêu chuẩn, hiệu quả năng suất giảm.

4.2.2.2. Sơđồ tiêu thụ nông sản

Thị trường nông sản có rất nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm, là tập hợp các cá nhân và công ty tham gia vào việc chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, tất cả các phần tử của chuỗi cung ứng đó liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành kênh phân phối sản phẩm [3]. Để thấy được rõ hơn về tình hình tiêu thụ, các phương thức thu mua hàng hóa ta tìm hiểu sơ đồ sau:

Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm khoai tây Atlantic

Ng i dân trong xã Ng i s n xu t Gia đình s d ng Ng i thu gom (CBKN, KN viên) Ng i tiêu dùng Công ty Pepsico Công ty TNHH Tân Nông L o i 2 : 2 5 % P = 2 .0 0 0 đ Trang tr i chăn nuôi Ch bi n: snack,bim bim… 1 0 0 % L o i 1 : 7 5 % , p = 6 .5 0 0 đ

Nhìn vào sơđồ trên có thể phân chia thành 2 kênh phân phối chính: - Kênh thứ nhất: Khoai tây loại 1 là sản phẩm khoai tây đạt tiêu chuẩn chế biến (đường kính củ > 4cm, bề mặt củ nhẵn, không bị xây sát, không bị nứt nẻ, không bị thối, xì mủ, không bị xanh gió) chiếm khoảng 75% tổng sản lượng khoai tây trên đơn vị diện tích, toàn bộ sản phẩm loại 1 được doanh nghiệp thu mua với giá (6.500 đồng/kg) không đổi trong toàn bộ thời gian thu hoạch. Sau khi thu hoạch khoai tây được đưa đến địa điểm thích hợp để công ty thu mua. Người ký hợp đồng với công ty anh Đỗ Hà Giang - CBKN xã vừa là cán bộ kỹ thuật vừa là người sản xuất (gia đình anh đã mượn ruộng của các hộ nông dân bỏđất vụđông và trồng 10 sào khoai Atlantic từ những năm đầu) và chị Bùi Thị Kiệm - khuyến nông viên cơ sở cũng là người sản xuất. Đối với người trung gian đầu mối này họ có trách nhiệm nhận và giao giống của công ty bán chịu cho người dân từ đầu vụ, đồng thời khi thu hoạch là người đứng ra tổ chức thông báo thời điểm công ty tới thu mua, thu gom sản phẩm,... Với nhiệm vụ và trách nhiệm như vậy họ được công ty trả 200 đồng trên 1 kg khoai thương phẩm.

- Kênh thứ hai: Khoai tây loại 2 (hình 5) là sản phẩm khoai không đủ tiêu chuẩn chế biến (đường kính nhỏ hơn 4cm, củ nứt nẻ, khi thu hoạch bị vỡ củ, củ bị xì mủ, xanh gió), chiếm khoảng 25% tổng sản lượng. Do đặc điểm thực vật học khoai tây Atlantic có hàm lượng đường thấp, ruột củ trắng, khi nấu bị mục nhanh, sử dụng làm thực phẩm gia đình không ngon vị không đậm bằng các loại khoai tây khác nên sản phẩm khoai loại 2 này chủ yếu được dùng trong chăn nuôi. Đối với các hộ gia đình không chăn nuôi hoặc chăn nuôi ít thì sản phẩm này được bán cho người dân trong địa phương với giá 2.000đồng/kg, nhiều hộ gia đình chăn nuôi trang trại để giảm chi phí về thức ăn họ cũng mua khoai tây loại này về chế biến thành thức ăn cho gia súc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 43)