4.2.1.1 Tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây Alantic tại xã Danh Thắng trong 3 năm 2011 - 2013
Để thấy được rõ hơn về hiện trạng trồng khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng chúng ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây Atlantic xã Danh Thắng giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 BQ- 2011- 2013 + % + % % Diện tích ha 10 18 22 8 180 4 122,2 151,1 Sản lượng tấn 117 246,6 354,2 129,6 210,8 107,6 143,6 177,2 Năng suất Tấn/ha 11,7 13,7 16,1 2 117,1 2,4 117,5 117,3
(Nguồn: UBND xã Danh Thắng)
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Mô hình khoai tây Atlantic với năng suất tăng đều trong 3 năm thực hiện bước đầu đã cho thấy sự ổn định của giống khoai tây Atlantic tại địa phương. Sự mở rộng về diện tích và tăng lên về năng suất cây khoai tây Atlantic tại xã đã cho thấy sự thành công bước đầu của mô hình. Nhìn vào bảng trên ta thấy: diện tích mô hình qua 3 năm đều có sự tăng lên, bình quân tăng 51,1 %/năm, cụ thể: năm 2011 diện tích 10 ha đến năm 2012 là 18 ha (tăng 1,8 lần) đến năm 2013 là 22 ha tăng 1,2 lần so với năm 2012 và tăng 2,2 lần so với năm 2011. Sự tăng lên nhanh về diện tích mô hình là do người dân đã thấy được hiệu quả thu được của giống khoai tây Atlantic cao hơn nhiều so với giống khoai tây Trung Quốc mà người dân trồng tại địa phương, được tận mắt nhìn thấy hiệu quả từ các hộ tham gia sản xuất. Ngoài ra, do kế hoạch phát triển của xã và các tổ chức thực hiện mô hình cùng với nhu cầu của người dân nên diện tích trồng khoai tây Atlantic tăng lên đáng kể qua 3 năm thực hiện.
- Hiện tại năng suất của khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng đạt mức 16,1 tấn/ha, có nhiều hộ sản xuất đạt năng suất rất cao từ (1 kg khoai giống
chia bình quân đạt khoảng 16 kg khoai thương phẩm, tức đạt 17,79 tấn/ha). Năng suất khoai tây qua 3 năm khảo nghiệm cũng tăng lên đáng kể từ 11,7 tấn/ha năm 2011 lên 16,1 tấn/ha năm 2013, tỉ lệ tăng bình quân 17,3%/năm. Đó là nhờ sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu, các hộ nông dân thực hiện mô hình đã tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất để đem lại kết quả bước đầu tương đối khả quan.
4.2.1.2. Sự tham gia của người dân vào mô hình qua 3 năm
Nằm trong chương trình phát triển rau chế biến của tỉnh, khoai tây Atlantic được đưa vào trồng tại nhiều xã của huyện Hiệp Hòa. Danh Thắng là xã tham gia trồng khoai tây này từ năm 2011. Qua điều tra thực tế 60 hộ cho thấy nhu cầu trồng giống khoai này của người dân qua các năm càng cao rõ rệt và đặc biệt có sự lan rộng từ hộ dân này đến hộ dân khác trong cùng một thôn xóm với nhau:
Bảng 4.6: Sự tham gia của người dân vào mô hình giai đoạn 2011 - 2013 Nội dung Mẫu điều tra n = 60 (hộ) 12/11 13/12 13/11
2011 2012 2013 ± ± ±
Đại Đồng 1 5 9 13 4 4 8
Đại Đồng 2 18 22 26 4 4 8
Trung Phú 16 19 21 3 2 5
Số hộ tham gia 39 50 60 11 10 21
(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy:
- Năm 2011: Trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 39 hộ tham gia từ năm 2011, 21 hộ còn lại do nhiều nguyên nhân nên chưa tham gia: do chưa tin tưởng vào hiệu quả giống khoai này do chi phí sản xuất cao sợ rủi ro nên chưa tham gia, và không đủ nguồn lực về lao động, vốn.. nên chưa tham gia.
- Năm 2012: Số hộ tham gia tăng lên 11 hộ, những hộ này qua năm đầu quan sát thử nghiệm tận mắt nhìn thấy được hiệu quả giống khoai này đem lại nên đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, bước đầu cho thấy sự thành công khi đưa giống khoai tây này vào trồng tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn 10/60 hộ
chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả mô hình, lo sợ chi phí tiền bạc bỏ ra không đem lại lợi nhuận nên cần phải được xem xét thử nghiệm thêm.
- Và đến năm 2013 hiệu quả mô hình đã được kiểm chứng, 100% số hộ đã tham gia vào mô hình. Số hộ tham gia vào sản xuất khoai Atlantic ngày càng tăng lên như vậy nâng tổng diện tích trồng khoai của xã Danh Thắng lên gấp hơn 2 lần (từ 10 ha năm 2011 lên 22 ha năm 2013).
4.2.1.3. Hoạt động hỗ trợđầu tư của các bên tham gia.
Đối với người sản xuất đặc biệt là người nông dân họ rất sợ rủi ro nên việc chuyển giao áp dụng những cái mới vào trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, giải pháp được đưa ra và có tác dụng nhất hiện nay là sự hỗ trợ đến từ các tổ chức thực hiện và cơ quan nhà nước các cấp. Mô hình khoai tây Atlantic tại Danh Thắng cũng vậy, trong quá trình xây dựng các hộ nông dân tham gia vào thực hiện đều được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức thực hiện. Mức độ đầu tư của các bên tham gia mô hình khoai tây Atlantic qua 3 năm từ 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 4.7: Mức độ đầu tư của các bên tham gia mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng giai đoạn 2011 - 2013
Nội dung
Mức độ đầu tư của các bên tham gia
Nhà nước và các tổ chức Hộ gia đình Nhà doanh nghiệp
Năm 2011 - Kỹ thuật - UBND tỉnh + huyện = (3tr + 1,8tr) = 4,8 triệu đồng/ha (173.000 đồng/sào) - 100% công lao động - Toàn bộ chi phí sản xuất - Bao tiêu sản phẩm đầu ra theo giá ký hợp đồng. -Cung cấp giống cho người dân dưới hình thức khoán chịu (1kg khoai giống = 3kg khoai tây thương phẩm). - Kỹ thuật Năm 2012 - Kỹ thuật - UBND tỉnh + huyện = (3tr+ 1,8tr) = 4,8 triệu đồng/ha -(173.000 đồng/sào) Năm 2013 - Kỹ thuật - 1,3 triệu đồng/ha -(50.000đồng/sào)
Nhận xét: khoai tây Atlantic mới được đưa vào sản xuất từ vụ đông 2011 và nằm trong chương trình phát triển rau chế biến của tỉnh Bắc Giang. Trong 2 năm đầu 2011 - 2012 nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất UBND tỉnh đầu tư hỗ trợ 30% tiền giống và phân bón cho mỗi hộ gia đình tham gia sản xuất dưới hình thức hỗ trợ tiền mặt, tổng hỗ trợ 108.000 đồng/sào (3triệu đồng/ha). Cùng với đó UBND huyện Hiệp Hòa cũng trích một phần ngân sách huyện hỗ trợ mỗi sào khoai tây 65.000 đồng giúp cho người dân phần nào giảm bớt chi phí sản xuất. Đến năm 2013 nhìn chung mô hình đã đi vào ổn định sản xuất trên mỗi sào khoai tây mỗi hộ gia đình được nhận 50.000 đồng/sào hỗ trợ từ nguồn kinh phí phát triển rau chế biến của tỉnh. Mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ tuy không lớn nhưng đem lại tâm lý hồ hởi phấn khởi giúp người dân chăm lo sản xuất. Đồng thời nằm trong mối liên kết 4 nhà, lợi ích của người dân luôn được đặt lên hàng đầu nên đầu ra của khoai tây Atlantic được bao tiêu hoàn toàn, tác động tốt tới tâm lý tham gia sản xuất của người dân.
Qua điều tra phỏng vấn phần lớn người dân đều mong nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn do chi phí sản xuất của khoai tây Atlantic cao (giá giống 19.500 đồng/kg, đồng thời không để làm giống cho vụ sau được), điều kiện kinh tế của các hộ gia đình không đồng đều, có hộ điều kiện còn khó khăn nên họ ngại tham gia vì sợ rủi ro, ngoài ra năng suất chất lượng chưa được kiểm chứng nên chưa tin tưởng.