Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai tây Atlantic

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 46)

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên một mảnh đất họ phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định trồng loại cây nào để đem lại hiệu quả

kinh tế nhất. Trước đây, vào vụ đông người dân Danh Thắng thường trồng ngô lai, khoai tây Trung Quốc trên mảnh đất này. Từ năm 2011 nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây khoai tây Atlantic. Để biết được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây Atlantic như thế nào? Và hiệu quả so với các cây trồng khác ra sao? Tôi lấy giống khoai tây Trung Quốc và cây lạc đang được trồng phổ biến hiện nay tại Danh Thắng làm giống đối chứng. Sau đó cần tính toán các khoản chi phí mà người dân bỏ ra và doanh thu thu được từ các loại cây đó rồi mới đưa ra được kết luận có cơ sở khoa học.

4.3.1.1. Chi phí sản xuất cho khoai tây Atlantic, khoai tây Trung Quốc và lạc.

Qua điều tra số liệu thực tế bằng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, tôi thu được bảng sau:

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất 1 sào khoai tây Atlantic, khoai tây Trung Quốc, lạc tại xã Danh Thắng

Đơn vị tính: 1000đ

Nội dung chi Đơn

vị

tính

Khoai tây Atlantic Khoai tây Trung Quốc Lạc

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn Giá Thành tiền 1. Chi phí sản xuất 1.223 709 396 Giống kg 40 19,5 780 40 8 320 7 22 154 Phân đạm kg 10 10 100 10 10 100 3 10 30 Phân lân kg 20 3 60 15 3 45 18 3 54 Phân kali kg 11 13 143 8 13 104 6 13 78 Phân chuồng kg 300 0,3 90 300 0,3 90 200 0,3 60 Thuốc BVTV sào 50 50 20 2. Chi phí lao động 5 130 650 5 130 650 10,5 1.365 Chuẩn bị giống công 0,5 130 65 0,5 130 65 1 130 130 Làm đất, gieo trồng công 1,5 130 195 1,5 130 195 2 130 260 Chăm sóc, BVTV công 2 130 260 2 130 260 6 130 780

Thu hoạch, vận chuyển, sơ chế. công 1 130 130 1 130 130 1,5 130 195

Tổng chi 1 sào 1.873 1.359 1.761

1 ha 52.069 37.780 48.956

Nhìn vào bảng trên có thể thấy: chí phí sản xuất cho 1 sào khoai tây Atlantic là cao nhất, cao hơn chi phí cho 1 sào khoai Trung Quốc 1,38 lần (tương ứng 514 nghìn đồng/sào) và cao hơn giống lạc địa phương 1,06 lần (tương ứng 112 nghìn đồng/sào), cụ thể:

- So với giống khoai tây Trung Quốc thì giá khoai giống của khoai Atlantic cao hơn gấp 2,4 lần (chênh lệch 11,5 nghìn đồng) qua tìm hiểu được biết giống này do công ty Tân Nông cung cấp, chưa xuất hiện nhiều trên thị trường có ít cơ sở nghiên cứu giống đạt chất lượng nên giá thành giống khoai tây này khá cao.

- Toàn bộ chi phí sản xuất về phân bón, thuốc BVTV cho 1 sào khoai Atlantic đều cao hơn so với khoai tây Trung Quốc và lạc, do quy trình sản xuất của mỗi giống khác nhau, nhằm đảm hiệu quả sản xuất của giống đạt mức cao nhất.

Bảng 4.9: Đánh giá của người dân về chi phí sản xuất của khoai Atlantic so với khoai Trung Quốc và lạc

Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)

Tổng số điều tra 60 100

Chi phí cao 35 58,33

Chi phí trung bình, vừa phải 25 41,67

Chi phí thấp 0 0

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Trong tổng số 60 hộ điều tra có 35 hộ (chiếm 58,33%) cho rằng chi phí sản xuất cho khoai Atlantic cao hơn các loại cây trồng của gia đình, nhất là chi phí về giá giống chiếm gần ½ tổng chi phí sản xuất. Ảnh hưởng đến sự tham gia của những hộ gia đình khó khăn, sợ rủi ro, chưa tin tưởng vào hiệu quả của mô hình. Và 25 hộ còn lại (chiếm 41,67%) cho rằng chi phí như vậy là trung bình, so với sản xuất lạc thì ngang nhau, không tốn công chăm sóc như lạc, phù hợp với năng suất hiệu quả đạt được có khả năng đem lại nguồn thu cao cho gia đình. Như vậy có thể thấy chi phí sản xuất cho khoai tây Atlantic là một vấn đề cần được quan tâm trong quá trình triển khai nhân rộng mô hình, cần có sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan tổ chức về vốn sản xuất.

Tuy nhiên, để đánh giá về sự thành công hay thất bại của bất cứ loại hình sản xuất nào thì yếu tố cuối cùng là lợi nhuận mà nó đem lại, chi phí sản xuất chỉ là bước đầu của quy trình nên chưa có cơ sở đểđưa ra kết luận. Để có được kết luận chính xác chúng ta cùng làm một bài toán so sánh về doanh thu và lợi nhuận của ba loại cây trồng trên.

4.3.1.2. Hiệu quả kinh tế

Việc xác định hiệu quả kinh tế có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những người tham gia thực hiện quyết định đến sự thành công thất bại của cả quá trình. Dưới đây là bảng đánh giá hiệu quả kinh tế khoai tây Atlantic đem lại đồng thời so sánh với khoai Trung Quốc, lạc nhằm đưa ra kết luận khách quan nhất.

Bảng 4.10: So sánh hiệu quả kinh tế của khoai tây Atlantic, khoai tây Trung Quốc và lạc tại xã Danh Thắng

Chỉ tiêu ĐVT Khoai tây Atlantic Khoai tây

Trung Quốc Lạc I Tổng thu 1000đ 3.061,5 1.858 2.400 1. Năng suất Kg/sào 570 - Loại 1: 427 kg - Loại 2: 143kg 470 - Loại 1: 306kg - Loại 2: 164kg 100 2. Giá bán 1000đ - Loại 1: 6,5 - Loại 2: 2 - Loại 1: 5 - Loại 2: 2 24 II. Tổng chi 1000đ 1.873 1.359 1.761 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Lợi nhuận

- 1 sào - 1ha 1000đ 1.188,5 33.040 499 13.872 639 17.764

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Bảng 4.8 cho thấy chi phí sản xuất cho 1 sào khoai tây Atlantic cao nhất so với cây khoai tây Trung Quốc và lạc. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng 4.10 có thể nhận thấy được khoai tây Atlantic là giống có năng suất cao hơn hẳn so với giống khoai tây Trung Quốc. Qua điều tra cho thấy năng suất bình quân khoai tây Atlantic đạt 570 kg/sào cao hơn khoai tây Trung Quốc 100 kg/sào, tỉ lệ phần trăm khoai loại 1 của giống Atlantic (75%) cao hơn hẳn so

với khoai Trung Quốc (65%) đồng thời giá bán khoai loại 1 cũng cao hơn khoai tây Trung Quốc 1.500 đồng/kg.

Từ bảng trên có thể thấy lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí của giống Atlantic là cao nhất đạt hơn 33 triệu đồng/ha cao hơn giống khoai tây Trung Quốc 2,38 lần (tương ứng 19.168 nghìn đồng/ha) và so với giống lạc địa phương được đang có doanh thu cao thì lợi nhuận cao hơn 1,88 lần (15.276 nghìn đồng/ha).

Qua đó có thể thấy khoai tây Atlantic là giống cây trồng tuy có điểm yếu về chi phí sản xuất ảnh hưởng đến cơ hội sản xuất của nhiều hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn tuy nhiên kết quả lợi nhuận đạt được lại là điểm mạnh của giống khoai tây này. Với lợi thế về kinh tế như vậy khoai tây Atlantic có triển vọng phát triển mạnh về diện tích không chỉ trên vùng đất Danh Thắng mà còn trên nhiều vùng đất khác mang lại nguồn thu lớn cho người dân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường khoai chế biến ở nước ta.

Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hiệu quả của khoai Atlantic so với lạc và khoai tây Trung Quốc

Ý kiến Số lượng hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Cho năng suất cao, ổn định 39 65 Cho năng suất cao nhưng chưa ổn định, cần thực hiện thêm 15 25 Năng suất hiệu quả trung bình 5 8,3 Năng suất thấp, chi phí cao không hiệu quả 1 1,7

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

- Theo kết quảđiều tra phỏng vấn trong tổng số 60 hộđiều tra thì: + Có tới 39 hộ (chiếm 65%) các hộ cho rằng so với khoai tây Trung Quốc (tỉ lệ số củ/khóm đạt 7 củ, khối lượng 1 khóm khoảng 0,3kg) thì năng suất khoai Atlantic cao hơn (số củ/khóm 9 củ, khối lượng 1 khóm đạt 0,42kg), đồng thời năng suất qua các năm đều ổn định, không có sự giảm đi. Đối với những hộ này diện tích tham gia vào mô hình qua các năm đều tăng lên.

+ Có 15 hộ (chiếm 25%) cho rằng mô hình cho năng suất cao nhưng chưa ổn định cần thực hiện thêm. Những hộ này qua điều tra cho thấy do mới tham gia vào mô hình, quy trình kỹ thuật áp dụng chưa đồng bộ giữa các năm, mức độ áp dụng khác nhau nên hiệu quả năng suất chưa ổn định, đồng thời do ảnh hưởng của thời tiết thay đổi dẫn đến chưa có sựổn định về năng suất.

+ Và có 5 hộ cho rằng khoai Atlantic cho năng suất hiệu quả trung bình, so với sản xuất lạc thì hiệu quả tương đương, những hộ này do mới tham gia vào năm đầu với diện tích nhỏ nên còn chưa có kinh nghiệm sản xuất loại khoai này dẫn đến năng suất chưa được cao.

+ Và có 1 hộ cho rằng năng suất thấp, chi phí cao không hiệu quả, nguyên nhân được tìm hiểu do hộ này tham gia vào mô hình năm đầu tiên, diện tích tham gia ít (1 sào) đồng thời nhận phải lô giống kém chất lượng nên hiệu quả đạt được không như mong muốn.

Như vậy có thể thấy so với cây trồng khác cùng sản xuất trong một thời gian thì khoai tây Atlantic được người dân trong xã đánh giá cao hơn. Tuy còn một số hộ chưa thực sự tin tưởng vào mô hình nhưng có thể thấy hiệu quả mô hình đem lại khá là tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình khoai tây Atlantic tại xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 46)