Theo Nguyễn Tiến Thắng và cộng sự (2003), tháng 2/1981 Giáo sƣ Lâm Công Định sau khi đi dự hội thảo về lâm nghiệp tại Senegal đã mang một số hạt giống Neem về nƣớc và trồng tại tỉnh Bình Thuận và Việt hóa tên cây là “xoan chịu hạn” để phân biệt với cây xoan ta. Sau đó, một số giống xoan chịu hạn khác từ Ấn Độ đã đƣợc du nhập vào nƣớc ta. Cả hai giống này bƣớc đầu đƣợc trồng tại hai tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận, đến nay đã phát triển đƣợc hơn một ngàn hecta. Riêng tại Ninh Thuận, tỉnh có khí hậu khô hạn nhất nƣớc ta, xoan chịu hạn cũng đã đƣợc trồng tập trung khoảng 500 hecta và hàng năm ngƣời ta cũng trồng thêm hàng trăm hecta xoan chịu hạn tại hai tỉnh này.
Từ năm 1999 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc về cây xoan chịu hạn.
Năm 2001, Dƣơng Anh Tuấn và cộng sự đã tiến hành phân lập đƣợc Azadirachtin từ hạt Neem trồng tại Việt Nam, đạt độ tinh sạch 92% và tiến hành thử nghiệm, đánh giá tác động gây ngán ăn của hoạt chất này lên sâu khoang hại rau (Spodoptera litura). Kết quả cho thấy azadirachtin trong hạt Neem trồng tại Việt Nam có hoạt tính gây ngán ăn khá mạnh với chỉ số gây ngán ăn đạt 71,54% và 87,00% tƣơng ứng với hai liều lƣơng thử nghiệm là 7,89 mg/cm2 và 15,60 mg/cm2. Nhóm nghiên cứu trên cũng đã thử nghiệm xác định hoạt lực của chế phẩm HBVTV1 có trong thành phần chính là dịch chiết từ hạt xoan chịu hạn trên sâu hại rau ở nồng độ 1,5%. Kết quả cho thấy hiệu lực của chế phẩm HBVTV1 có thể đạt tới 81,25% đối với sâu bƣớm trắng, 81,3% đối với sâu tơ, 83,77% đối với sâu khoang và 81,25% đối với bọ nhảy.
Năm 2002, Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã cô lập từ cao chloroform dich chiết lá Neem Ninh Thuận hai hợp chất tetranotriterpenoid mới có vòng lacton bão hòa, đặt tên desenecioyl-dacetyl-azadirachtolid từ hợp chất Neem C và desenecioyl-dacetyl- azadirachtolid từ hợp chất Neem E. Thử nghiệm của hai hợp chất này trên Artemia salina cho kết quả LD50 là 50µg/ml.
Vũ Văn Độ và cộng sự năm 2004 cũng thực hiện tách chiết và tinh sạch azadirachtin từ hạt Neem trồng tại Việt Nam, sử dụng dung môi chiết là ethanol và methanol. Kết quả đã thu đƣợc 600 mg azadirachtin đạt độ tinh sạch 95% từ 1kg hạt Neem.
Vũ Văn Độ và cộng sự tiến hành khảo sát hàm lƣợng 3 hoạt chất chính là azadirachtin, nimbin, salanin trong dầu Neem và hạt Neem trồng tại Việt Nam, đã
xác định khả năng thu dầu Neem bằng phƣơng pháp ép nguội hạt Neem đạt khoảng 29,68% đến 39,40%.
Trần Kim Quy và cộng sự (2005) tiến hành gây dựng quy trình trích ly limonoid bằng dung môi hữu cơ từ lá, hạt, dầu Neem và xác định hàm lƣợng tổng các chất có quan hệ với azadirachtin A. Kết quả xác định đƣợc hàm lƣợng azadirachtin A trong lá Neem khô là 0,25 %, trong hạt khô là 1,5 %, trong dầu 0,18 %, trong bột bánh dầu 0,2 %.
Từ những nghiên cứu trên có thể kết luận rằng cây Neem đã phát triển khá phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận của nƣớc ta, diện tích rừng Neem ở khu vực này rất lớn, hàm lƣợng hoạt chất trong cây cao, có tác dụng ức chế sự sinh trƣởng, phát triển, gây ngán ăn và tiêu diệt các loại dịch hại mạnh. Đây sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu tốt, ổn định cho công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch hại trên quy mô công nghiệp.