8. Bố cục của khóa luận
2.2. Nhận xét chung
VQG Ba Vì là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam đƣợc công nhận bởi sự đa dạng sinh học và giá trị của hệ sinh thái, là một trong những điểm đến lý tƣởng thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Du khách đến với VQG với nhiều mục đích khách nhau: tham quan, nghỉ dƣỡng, tâm linh, và cả nghiên cứu học tập, khám phá thiên nhiên…
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp du lịch VQG đã xây dựng cho mình đƣợc một mạng lƣới kết cấu cơ sở hạ tầng tƣơng đối tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn xứng tầm với danh hiệu VQG.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ đã đƣợc đảm bảo về số lƣợng nhƣng về chất lƣợng và kiến thức vẫn còn bị hạn chế. Hoạt động khai thác tốt, có hiệu quả tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót và yếu điểm.
49
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG BA VÌ 3.1. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Vì trong thời gian tới
Để đƣa DLST phát triển ở VQG thì yêu cầu hàng đầu trƣớc tiên phải đề ra những mục tiêu chiến lƣợc, đó là:
- Phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Vì thành địa điểm du lịch sinh thái trọng điểm của huyện Ba Vì.
- Đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí có chất lƣợng cao, tạo liên kết tua du lịch vùng, thu hút du khách với khả năng chi tiêu cao.
- Tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.
Để đạt đƣợc những mục tiêu đó, Ban quản lý VQG Ba Vì sẽ rà soát lại các tiềm năng hiện có, lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Vì. Tập trung đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho vùng du lịch, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì, tăng cƣờng quảng bá, xúc tiến du lịch.
Để xây dựng Vƣờn Quốc gia Ba Vì xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của Vƣờn trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nƣớc, BNN& PTNT đã cho phép Vƣờn Quốc gia Ba Vì tiến hành rà soát lập dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển Vƣờn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2009 - 2020", nội dung cơ bản tập trung vào những vấn đề:
- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn Quốc gia Ba Vì, bảo tồn nguyên vẹn các loài động thực vật rừng đặc hữu quí hiếm, độc đáo của khu vực đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
50
- Phát huy vai trò phòng hộ đầu nguồn, gìn giữ lá phổi xanh phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Một phòng tiêu bản sống về thực vật và động vật rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, thực tập cho học sinh sinh viên.
- Xây dựng Vƣờn Quốc gia Ba Vì thành một khu rừng cảnh quan môi trƣờng với tính đa dạng sinh học cao. Khai thác hiệu quả về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nơi nghỉ dƣỡng cao cấp kết hợp giáo dục môi trƣờng.
- Tăng cƣờng tính chủ động của Vƣờn, giảm dần nguồn kinh phí sự nghiệp của Nhà nƣớc cho hoạt động bảo vệ rừng tiến tới tự đảm bảo nguồn tài chính thông qua nguồn thu từ dịch vụ du lịch sinh thái và cho thuê môi trƣờng.
- Tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân sinh sống trong vùng Đệm.
VQG Ba Vì có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhƣng sự phát triển du lịch sinh thái ở đây mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.