8. Bố cục của khóa luận
1.2.2.2. Hệ thống giao thông
Khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì nằm ở một vị trí khá thuận lợi về giao thông, từ Vƣờn Quốc gia Ba Vì có thể đi đến các địa phƣơng khác ở miền Bắc theo hệ thống đƣờng thủy theo sông Đà và sông Hồng nhƣ Phú Thọ, Việt Trì, Hòa Bình, Hà Nội,… rất thích hợp với loại hình du lịch cuối tuần.
Từ TP. Hà Nội có thể đến Vƣờn Quốc gia Ba Vì bằng các cách sau: Thứ nhất, theo quốc lộ 32 lên tới đầu Sơn Tây rẽ trái (chếch với đƣờng 21) vừa đi vừa nhìn bảng chỉ dẫn là tới cửa rừng Ba Vì.
Đƣờng 2: Theo lối đại lộ Thăng Long tới Ngã ba Xuân Mai rẽ phải vào đƣờng 21 đi tiếp hơn chục cây là tới chỗ rẽ đầu Sơn Tây nhƣ đƣờng PA 1.
Cách nữa là trên đƣờng 21 gần tới Sơn Tây có chỗ rẽ đi Khoang Xanh (biển báo) thì bạn rẽ trái đi vào đó sau gặp biển báo đi Thiên Sơn (bên phải) bạn theo lối Thiên Sơn, đến Thiên Sơn có biển báo tiếp đi tới Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
1.2.2.3. Đường lối chính sách
Những chính sách của Nhà nƣớc có tác dụng đặc biệt đối với việc mở rộng diện tích, phát triển du lịch và bảo vệ hệ sinh vật ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì: - Quyết định số 17- CT ngày 16/1/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật xây dựng Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
- Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 12/5/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mở rộng diện tích Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng.
- Công văn số 1248/CP-NN ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sử dụng môi trƣờng rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hƣớng nghiệp tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
28
- Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Du lịch.
- Quyết định số 3732/QĐ-BNN-XD, ngày 29/10/2004 Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng vùng lõi Vƣờn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2005 - 2008.
- Quyết định số số 921/QĐ-UB, ngày 20/6/2003 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc giao đất lâm nghiệp cho Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
- Quyết định số 104/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy chế quản lí các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Quyết định số 2008/QĐ-BNN-KH ngày16 tháng 7 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép xây dựng “Dự án quy hoạch phát triển Vƣờn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2008- 2015 và định hƣớng đến năm 2020".
- Quyết định số 1223 QĐ/BNN-KH ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc cho phép xây dựng “Dự án quy hoạch tổng thể Vƣờn Quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây và Hòa Bình”.
- Quyết định số 5561/QĐ-BNN-KL ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng môi trƣờng rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hƣớng nghiệp tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
- Thông tƣ 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 về việc hƣớng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lí rừng đặc dụng.
29
- Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trƣờng trực thuộc Vƣờn đƣợc thành lập theo quyết định số 1501/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2003. Du lịch sinh thái đã đƣợc đầu tƣ và tổ chức nhiều hoạt động có hiệu quả cao.
- Phối hợp với Trung tâm giáo dục môi trƣờng (ENV), Trung tâm Khuyến nông khuyến ngƣ Quốc gia tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
- Hiện có nhiều tổ chức thuê môi trƣờng rừng đặc dụng phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng.
1.3. Đánh giá chung về tiềm năng VQG Ba Vì
- Về điều kiện tự nhiên và giá trị tài nguyên rừng
Vƣờn Quốc gia Ba Vì có diện tích không lớn nhƣng khá đa dạng về hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học bao gồm: hệ sinh thái rừng, hệ thực vật, hệ động vật…
Vƣờn cũng khá đa dạng về kiểu rừng, có cả Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Tính đa dạng cuả các loài thực vật, động vật tạo nên sự nổi bật ở vùng trung du Bắc Bộ, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trƣờng.
-Đánh giá về tình hình xã hội
Tuy còn khá khó khăn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và thành phần dân cƣ chủ yếu là dân tộc thiểu số nhƣng công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên ngƣời dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trƣờng sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy tuỳ tiện.
Tài nguyên rừng đƣợc duy trì, phát triển tốt. Lực lƣợng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng
30
rừng. Ngƣời dân các vùng Đệm có thể phát triển các loại hình du lịch mới kiếm thêm thu nhập cho mình.
Các tiềm năng đó là động lực giúp VQG khai thác tốt những khả năng sẵn có của mình để phục vụ nhu cầu phát triển, đƣa VQG trở thành một địa chỉ hấp dẫn trong công cuộc nghiên cứu, học tập và du lịch nổi tiếng.
31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG BA VÌ 2.1. Hiện trạng phát triển du lịch ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì
2.1.1. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển du lịch sinh thái
- Hệ thống đường xá:
Bằng vốn đầu tƣ của nhà nƣớc và tự có VQG Ba Vì đã thi công đƣợc rất nhiều tuyến đƣờng quan trọng dẫn lối đến các khu du lịch, điểm du lịch, di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và nhiều đƣờng đi bộ để tham quan học tập và du lịch.
+ Xây dựng hoàn thành trục đƣờng chính vào Vƣờn dài 13,7km; nối từ đƣờng 87 đến cốt 1.100. Đoạn từ Văn phòng lên tới cốt 400 là loại đƣờng cấp 5 miền núi.
+ Xây dựng các tuyến nội Vƣờn, mặt đƣờng bằng chủ yếu là trải bê tông xi măng. Chiều dài các tuyến đƣờng nội Vƣờn là 7,7km.
Nhìn chung, các tuyến đƣờng còn tốt, đi lại khá thuận tiện cho cán bộ trong Vƣờn và du khách đến thăm quan, học tập. Tuyến đƣờng từ Phúc Tiến đi Viên Nam đƣợc đầu tƣ nhƣng đến nay mới xong phần nền đƣờng, dài 8km.
- Hệ thống điện: Vƣờn đã có hệ thống điện cao thế, các trạm biến áp
phục vụ văn phòng Vƣờn, khu tập thể, văn phòng Hạt kiểm lâm, khu du lịch sinh thái cốt 400, vƣờn sƣu tập thực vật. Hệ thống điện hạ thế, đƣờng trục đến các hộ tiêu thụ và điện chiếu sáng bằng cáp ngầm.
- Trụ sở làm việc: Văn phòng Vƣờn có 3 địa điểm, gồm:
+ Khu làm việc dƣới cốt 100 đƣợc xây dựng trên đất xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, diện tích xây dựng 300m2, 900m2 sử dụng.
+ Văn phòng Hạt kiểm lâm (dƣới cốt 100 - xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) có diện tích 250m2 xây dựng, 500m2 sử dụng.
32
+ Văn phòng đại diện số 114 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội.
- Các Trạm kiểm lâm đƣợc xây dựng kiên cố, đặt tại các xã Vân Hoà, Đá Chông, Khánh Thƣợng, Yên Quang, Dân Hoà.
- Về cơ bản, việc bố trí xây dựng và số lƣợng các trạm bảo vệ rừng hiện tại là hợp lí, không cần bổ sung thêm các trạm mới.
Các chƣơng trình dự án nhƣ: Chƣơng trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bƣớc đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng.
Đã xây dựng đƣợc ba hồ chứa nƣớc lớn, bể bơi, sân thể thao, nhà nghỉ, nhà hội thảo, khu nuôi chim thú bán hoang dã, khu sƣu tập các loài cây lƣu giữ, khu vƣờn lan, khu vƣờn cây mẫu, vƣờn thực vật, vƣờn cây lƣu niệm v.v... và nhiều công trình phù trợ khác cho hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng.
-Thực trạng quy hoạch và quản lý
Thực trạng quy hoạch, quản lý và phát triển ở đây đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, song còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Hơn 15 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, Vƣờn Quốc gia Ba Vì đã trồng đƣợc trên 8.000ha rừng. Trong đó đã giao khoán cho ngƣời dân trực tiếp bảo vệ trên 4.000ha rừng.
Theo Quyết định số510/QĐ-TTg ngày 12/5/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mở rộng diện tích Vƣờn Quốc gia Ba Vì, diện tích tự nhiên của Vƣờn là 11.462ha. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát 3 loại rừng, trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh nhƣ chuyển một phần diện tích sang mục đích Quốc phòng, một số diện tích cho sản xuất nên diện tích hiện
33
nay Vƣờn quản lí còn lại là 10.782,7 ha; chi tiết về tài nguyên rừng và sử dụng đất của Vƣờn đến năm 2008 đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Trong tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn là 10.782,7ha; Thành phố Hà Nội cũ 7.128,4ha; chiếm 66,1% (bao gồm diện tích 7 xã của khu vực huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ và 4 xã thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình nay chuyển về Hà Nội). Tỉnh Hoà Bình cũ 3.654,3ha; chiếm 33,9% diện tích tự nhiên toàn Vƣờn.
- Diện tích đất cũ rừng là 8.192,5ha; chiếm 75,98% tổng diện tích tự nhiên toàn Vƣờn. Rừng tự nhiên 4.200,5ha; chiếm 51,27% diện tích đất cũ rừng. Rừng trồng 3.992ha, chiếm 48,73% diện tích đất cũ rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu ở xã Ba Vì với 1.407,0ha. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn rừng phục hồi với diện tích 1.071,5ha, phân bố chủ yếu ở xã Yên Quang với 514,6ha.
- Diện tích đất không của rừng 2421,7ha; chiếm 22,46%. Trong đó đất cũ còn rải rác 333,6ha; đất cây bụi 1903,5ha; đất trống trảng cỏ 184,6ha.
- Các loại đất khác 168,5ha; chiếm 1,6%; bao gồm đất nƣơng rẫy, vƣờn quả, vƣờn chố, đƣờng giao thụng, đất xây dựng, hệ thống suối.
Đặc biệt VQG Ba Vì là đơn vị đi đầu xây dựng thí điểm "Đề án cho thuê môi trƣờng rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng" đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và BNN&PTNT ra quyết định tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó Vƣờn còn là địa điểm hấp dẫn thu hút hàng ngàn học sinh, sinh viên đến thực tập, làm luận án khoa học, nghiên cứu sinh trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tham gia nhiều chƣơng trình dự án nông lâm để hỗ trợ ngƣời dân vùng đệm và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi.
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì
2.1.2.1. Tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch - Khách du lịch: - Khách du lịch:
34
Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên, dân cƣ đô thị cũng đang có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng và mức sống. Nhu cầu du lịch cũng theo bộ phận dân cƣ này tăng lên đáng kể. Điều này đang đặt ra một thách thức và cơ hội lớn. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, du lịch sinh thái cần khai thác nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng để tạo ra cho thị trƣờng những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và có sức hấp dẫn du khách, kể cả những nhóm du khách có sở thích riêng biệt.
Đến với Vƣờn Quốc gia Ba Vì du khách không những đƣợc hƣởng thụ bầu không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp mà còn thƣởng thức nhiều phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ thú. Du khách đƣợc đốt lửa trại, leo núi, vui chơi thể thao, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, cùng ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng múa hát, sinh hoạt văn hoá tâm linh, đƣợc xem nhiều lễ hội, tích trò của các địa phƣơng xung quanh chân núi Ba Vì từ thuở hồng hoang thời các Vua Hùng dựng nƣớc.
Vƣờn Quốc gia Ba Vì hàng năm đã và đang đón tiếp hàng ngàn du khách trong nƣớc và quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Trung ƣơng và địa phƣơng về tham quan, nghỉ dƣỡng, trồng cây lƣu niệm, thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, Đền Thƣợng, khu di tích lịch sử cách mạng và nhiều các khu di tích khác.
Hiện nay, có 8 đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch thuê môi trƣờng rừng làm du lịch sinh thái. Số lƣợng khách tới tham và nghỉ dƣỡng, bình quân đạt bình quân 67,5 vạn lƣợt ngƣời/năm; trong đó lƣợt khách quốc tế đạt trên 7 ngàn lƣợt khách (Theo số liệu thống kê của Sở du lịch tỉnh).
Theo kết quả điều tra thì cơ cấu thành phần khách du lịch đến Trung tâm DLST của Vƣờn có cơ cấu nhƣ sau :
35 + Cán bộ công nhân viên 30% + Ngƣời nghỉ hƣu 14%
+ Khách nội địa cao cấp 26% + Khách quốc tế 7%
-Doanh thu:
Du lịch VQG Ba Vì đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá, từng bƣớc khai thác có hiệu quả tiềm năng.
Tổng doanh thu du lịch bình quân năm đạt trên 24 tỉ đồng.
- Lƣợng khách mua vé vào thăm quan bình quân mỗi năm có khoảng trên 200 ngàn lƣợt ngƣời tới vào thăm Vƣờn và cắm trại.
-Thời gian tham quan:
Du lịch VQG Ba Vì không có mùa rõ rệt, mở cửa đón khách quanh năm. Tuy vậy, số lƣợng khách thƣờng tăng vào thời gian vào cuối thu, đầu đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 11, du khách về đây để tự mình ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của mùa hoa Dã quỳ. [19]
Thời gian tham quan mà hấp dẫn du khách nữa là vào mùa hè vì mùa hè thƣờng rất nóng nhƣng VQG lại đƣợc coi là một trong những nơi trốn nóng lý tƣởng nhất của ngƣời dân miền Bắc. Vƣờn Ba Vì đƣợc ví nhƣ “Đà Lạt giữa lòng Hà Nội” nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dƣơng lịch). Còn về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tƣợng, rất thích hợp cho những du khách ƣa khám phá thiên nhiên. [21]
Nhƣng thực tế cho thấy đi Ba Vì dịp hợp nhất là mùa hè. Vì vào mùa hè là đẹp nhất, do mùa hè khô ráo đi đƣờng sẽ thuận tiện, lúc leo núi sẽ không bị trơn trƣợt. Ngoài ra tận hƣởng bầu không khí trong lành, mát mẻ còn có thể đi bơi, tổ chức các trò chơi tại khu du lịch này nữa.
36
Không chỉ vào những thời gian trên mà ngay cả mùa xuân mùa của lễ hội, là khoảng thời gian VQG thu hút du khách thập phƣơng từ mọi nơi đến thăm và tƣởng nhớ đức thánh Tản, thăm đền thờ Bác Hồ, ngắm vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ, chiêm nghiệm tấm lòng mến khách của bà con nơi đây.
2.1.2.2. Hoạt động đưa đón và hướng dẫn khách tham quan
Các dịch vụ mà VQG Ba Vì đã thực hiện: