Tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì (Trang 40)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.2.1. Tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch

34

Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên, dân cƣ đô thị cũng đang có xu hƣớng tăng lên về số lƣợng và mức sống. Nhu cầu du lịch cũng theo bộ phận dân cƣ này tăng lên đáng kể. Điều này đang đặt ra một thách thức và cơ hội lớn. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, du lịch sinh thái cần khai thác nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng để tạo ra cho thị trƣờng những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và có sức hấp dẫn du khách, kể cả những nhóm du khách có sở thích riêng biệt.

Đến với Vƣờn Quốc gia Ba Vì du khách không những đƣợc hƣởng thụ bầu không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp mà còn thƣởng thức nhiều phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ thú. Du khách đƣợc đốt lửa trại, leo núi, vui chơi thể thao, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, cùng ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng múa hát, sinh hoạt văn hoá tâm linh, đƣợc xem nhiều lễ hội, tích trò của các địa phƣơng xung quanh chân núi Ba Vì từ thuở hồng hoang thời các Vua Hùng dựng nƣớc.

Vƣờn Quốc gia Ba Vì hàng năm đã và đang đón tiếp hàng ngàn du khách trong nƣớc và quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Trung ƣơng và địa phƣơng về tham quan, nghỉ dƣỡng, trồng cây lƣu niệm, thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, Đền Thƣợng, khu di tích lịch sử cách mạng và nhiều các khu di tích khác.

Hiện nay, có 8 đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch thuê môi trƣờng rừng làm du lịch sinh thái. Số lƣợng khách tới tham và nghỉ dƣỡng, bình quân đạt bình quân 67,5 vạn lƣợt ngƣời/năm; trong đó lƣợt khách quốc tế đạt trên 7 ngàn lƣợt khách (Theo số liệu thống kê của Sở du lịch tỉnh).

Theo kết quả điều tra thì cơ cấu thành phần khách du lịch đến Trung tâm DLST của Vƣờn có cơ cấu nhƣ sau :

35 + Cán bộ công nhân viên 30% + Ngƣời nghỉ hƣu 14%

+ Khách nội địa cao cấp 26% + Khách quốc tế 7%

-Doanh thu:

Du lịch VQG Ba Vì đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá, từng bƣớc khai thác có hiệu quả tiềm năng.

Tổng doanh thu du lịch bình quân năm đạt trên 24 tỉ đồng.

- Lƣợng khách mua vé vào thăm quan bình quân mỗi năm có khoảng trên 200 ngàn lƣợt ngƣời tới vào thăm Vƣờn và cắm trại.

-Thời gian tham quan:

Du lịch VQG Ba Vì không có mùa rõ rệt, mở cửa đón khách quanh năm. Tuy vậy, số lƣợng khách thƣờng tăng vào thời gian vào cuối thu, đầu đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 11, du khách về đây để tự mình ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của mùa hoa Dã quỳ. [19]

Thời gian tham quan mà hấp dẫn du khách nữa là vào mùa hè vì mùa hè thƣờng rất nóng nhƣng VQG lại đƣợc coi là một trong những nơi trốn nóng lý tƣởng nhất của ngƣời dân miền Bắc. Vƣờn Ba Vì đƣợc ví nhƣ “Đà Lạt giữa lòng Hà Nội” nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dƣơng lịch). Còn về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tƣợng, rất thích hợp cho những du khách ƣa khám phá thiên nhiên. [21]

Nhƣng thực tế cho thấy đi Ba Vì dịp hợp nhất là mùa hè. Vì vào mùa hè là đẹp nhất, do mùa hè khô ráo đi đƣờng sẽ thuận tiện, lúc leo núi sẽ không bị trơn trƣợt. Ngoài ra tận hƣởng bầu không khí trong lành, mát mẻ còn có thể đi bơi, tổ chức các trò chơi tại khu du lịch này nữa.

36

Không chỉ vào những thời gian trên mà ngay cả mùa xuân mùa của lễ hội, là khoảng thời gian VQG thu hút du khách thập phƣơng từ mọi nơi đến thăm và tƣởng nhớ đức thánh Tản, thăm đền thờ Bác Hồ, ngắm vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ, chiêm nghiệm tấm lòng mến khách của bà con nơi đây.

2.1.2.2. Hoạt động đưa đón và hướng dẫn khách tham quan

Các dịch vụ mà VQG Ba Vì đã thực hiện:

+ Dịch vụ bán vé vào thăm Vƣờn: Những năm gần đây, lƣợng khách tới thăm Vƣờn có xu hƣớng tăng dần, khách tới vào thăm Vƣờn, cắm trại, thực tập, nghiên cứu… Địa điểm du khách tới thăm tập trung tại các khu vực cốt 400, cốt 600-700, cốt 800, cốt 1.100, khu vực Đền thờ Đức thánh Tản viên, Đền thờ Bác Hồ, Đền Trung, thăm vƣờn Xƣơng rồng, vƣờn Tre trúc, vƣờn Cau dừa dƣới cốt 400.

+ Tổ chức hƣớng dẫn du khách tới thăm quan, cắm trại trong Vƣờn: Ban dịch vụ du lịch của Vƣờn phân công cán bộ có trách nhiệm tổ chức hƣớng dẫn khách tới thăm quan Vƣờn, giới thiệu cho du khách hiểu biết thêm những giá trị về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá lịch sử, không gian yên tĩnh với bầu không khí trong lành rất tốt cho sức khoẻ con ngƣời.

+ Tổ chức dịch vụ các hội nghị, hội thảo: Vƣờn sử dụng các hội trƣờng hiện có làm địa điểm dịch vụ cho các đơn vị, cơ quan có nhu cầu thuê để tổ chức hội nghị. Hiện nay, Vƣờn xây dựng xong một hội trƣờng có sức chứa 200 đại biểu tại khu vực cốt 400. Đây là địa điểm lí tƣởng cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành thuê cho các đợt hội nghị, hội thảo khoa học. Dự kiến, dịch vụ này sẽ tạo nguồn thu lâu dài cho Vƣờn trong những năm tới.

+ Tổ chức các dịch vụ ăn uống, bán hàng lƣu niệm cho khách, kết hợp hƣớng dẫn cho các đại biểu thăm quan Vƣờn.

-Tuy nhiên bên cạnh khâu tổ chức hoạt động của Vườn vẫn còn một số

37

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu khách du lịch, vui chơi giải trí còn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp.

+ Các tuyến điểm du lịch và dịch vụ trong Vƣờn hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều. Chƣa có ranh giới cụ thể của các khu HC&DVDL. Các tuyến dạo, điểm dừng chân, khu vui chơi giải trí, cắm trại, hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ.

+ Các biệt thự Pháp rất có giá trị về lịch sử, nơi nghỉ dƣỡng khá lí tƣởng nhƣng chƣa đƣợc khôi phục. Các biệt thự chủ yếu nằm ở khu vực cốt 400, cốt 600 - 700 và cốt 800. Mặc dù trong quy hoạch trƣớc đây đã đƣợc phê duyệt khôi phục lại nhƣng chƣa có vốn đầu tƣ và với nhiều lí do khác nhau trong quá trình thực hiện quy hoạch. Vì vậy, cho đến nay hoạt động này vẫn chƣa đƣợc thực hiện.

+ Các dịch vụ nghỉ dƣỡng hoặc thuê phòng nghỉ lƣu trú qua đêm là quá ít, chƣa thể đáp ứng nhu cầu cho du khách.

+ Các dịch vụ vui chơi giải trí ít, thiếu các tuyến dạo, du lịch sinh thái cho du khách khám phá thiên nhiên trong rừng.

 Nhìn chung, mặc dù còn nhiều hạn chế nhƣng hoạt động dịch vụ du lịch của VQG đang dần đƣợc cải thiện cả về quản lí cũng nhƣ phƣơng thức dịch vụ. Doanh thu nhờ đó mà tăng dần qua từng năm. Tuy nhiên, do mức độ chuyên nghiệp chƣa cao nên dịch vụ này vẫn dừng ở mức tiềm năng. Các dịch vụ quan trọng nhƣ nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí, cắm trại, ẩm thực, bán hàng lƣu niệm còn yếu. Thiếu các tuyến điểm du ngoạn trong rừng nên chƣa có sức thu hút du khách tới thăm và nghỉ lại.

2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ, nhân viên

Vƣờn Quốc gia Ba Vì có quy mô diện tích khá lớn cùng với đó là sự phát triển không ngừng về cơ sở vật chất đội ngũ quản lý rừng kiểm lâm và bảo vệ, nơi đây là địa điểm hàng đầu trong các khu du lịch Ba Vì.

38 Ban giám đốc Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng kế hoạch và tài chính Phòng Khoa học và hợp tác Hạt Kiểm lâm

Trung tâm dịch vụ - Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trƣờng.

Cơ cấu tổ chức của Vườn gồm:

1 Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3 Phòng nghiệp vụ 2 Đơn vị trực thuộc

Tổng số cán bộ, nhân viên và công nhân có 99 ngƣời, trong đó có 62 ngƣời hƣởng lƣơng từ ngân sách.

Đội ngũ cán bộ có 7 Thạc sỹ, 34 Kĩ sƣ thuộc các ngành sinh học và kinh tế, số còn lại là Trung cấp, một số công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.

Về tổ chức chính trị:

Hiện nay Vƣờn có 01 Đảng bộ cơ sở với 67 đảng viên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Huyện Ba Vì, 1 tổ chức Công đoàn cơ sở, 1 Đoàn thanh niên cơ sở. Hạt kiểm lâm gồm 34 cán bộ đƣợc bố trí ở 7 Trạm kiểm lâm xung quanh Vƣờn. Các cán bộ kiểm lâm đã kết hợp với Hạt kiểm lâm của các huyện Ba Vì, Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn và chính quyền, nhân dân các xã làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Tổ chức công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đƣợc thực hiện rất tốt. Thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng... đến ngƣời dân có hiệu quả cao.

39

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hƣớng dẫn viên du lịch sinh thái còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa du lịch của một bộ phận cán bộ nhân viên còn thấp.

2.1.2.4. Hoạt động quảng bá hình ảnh

Ngoài việc xây dựng các cơ sở hạ tầng mới phục vụ cho nhu cầu của đông đảo du khách, VQG Ba Vì luôn quan tâm đến việc nâng cấp, cải tạo và tu bổ các công trình hiện có.

Hiện nay, VQG Ba Vì đã tạo dựng đƣợc nhiều mối quan hệ trong kinh doanh và phát triển du lịch sinh thái. Vƣờn đã có riêng trang web của mình, đó là trang thông tin điện tử quan trọng, vì thông qua website lƣợng khách biết đến VQG Ba Vì ngày một nhiều hơn.

Tuy nhiên, chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái cho ngƣời dân còn chƣa đƣợc cao.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế chƣa thực sự lan lan tỏa.

2.1.3. Các tuyến du lịch sinh thái và các hoạt động ở VQG Ba Vì * Các tuyến du lịch: * Các tuyến du lịch:

Tuyến chính:

Đến thăm VQG, du khách nhƣ đƣợc sống lại quá khứ hào hùng, đƣợc trải lòng với hồn thiêng núi Tản sông Đà. Đến với Vƣờn Quốc gia Ba Vì du khách có thể thỏa sức khám phá với các tour du lịch đƣợc tổ chức chu đáo, tận tình:

- Tuyến 1: Khu Vƣờn Xƣơng rồng, Tre trúc, Cau dừa quốc gia - Khu du

lịch độ cao 400m - đỉnh Tản Viên - đỉnh Vua (Đền thờ Đức Thánh Tản Viên, Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

40

- Tuyến 2: Khu Vƣờn Xƣơng rồng, Tre trúc, Cau dừa quốc gia - Khu du

lịch độ cao 400m - Khu di tích lịch sử cách mạng độ cao 600 - Khu phế tích biệt thự thời Pháp độ cao 800m.

- Tuyến 3: Du lịch leo núi thăm quan rừng nguyên sinh, cây Bách xanh

nghìn năm tuổi và quần thể Bách xanh.

Các tuyến khác:

Ngoài các điểm tuyến để du khách du lịch về tâm linh và khám phá các phế tích thời Pháp thì du lịch sinh thái là loại hình không thể thiếu để hòa mình vào thiên nhiên, thả hồn vào không gian thoáng đãng của núi rừng Ba Vì và thỏa sức khám phá chúng. Nếu đi du lịch theo hƣớng này du khách cũng có thể đi theo các tuyến sau:

Tuyến 1: Vườn thực vật

Vƣờn Quốc gia Ba Vì phối hợp với Học viện Quân y, Viện Bỏng Quốc gia xây dựng Trạm Nghiên cứu Cây thuốc - Vƣờn dƣợc liệu với kế hoạch trồng 350 loài cây thuốc gồm 80 họ, 22 bộ, trồng thí nghiệm số cây ăn quả cho năng suất cao, chất lƣợng quả sạch nhƣ mơ, táo, mận hậu…

Vƣờn thực vật với nhiệm vụ góp phần phục hồi sinh thái bền vững, làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên, phục hồi các loại gen quý hiếm của các hệ sinh thái trong VQG Ba Vì.

Tuyến 2: Suối tắm tự nhiên

Suối Tiên nằm ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì. Theo truyền thuyết dòng Suối Tiên chảy từ đỉnh Ba Vì là nơi các nàng tiên nhà trời xuống tắm. Dọc theo Suối Tiên là cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ gồm những cảnh đẹp nhƣ: Thác Mơ, Thác Mâm Xôi, Thác Hoà Lan... Du khách đến VQG Ba Vì đƣợc đắm chìm trong làn không khí trong lành, du khách còn đƣợc vui chơi tại khu Công Viên Nƣớc, hồ tạo sóng…

41

Tuyến 4: Quần thể Bách xanh cổ thụ - Đỉnh Tiểu đồng

Bách xanh là một loài cây quý hiếm, có tên khoa học là Calocedrus macrolepis thuộc họ Hoàng Đàn Cupressaceae, đƣợc phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc. Đặc biệt tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì còn bảo tồn đƣợc một khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao 1000m, trong đó Bách xanh là loài chiếm cây ƣu thế trong tổ thành.

Theo điều tra mới nhất của Vƣờn Quốc gia Ba Vì, hiên nay có hàng trăm cá thể Bách Xanh cổ thụ chủ yếu tập trung phía trên đỉnh Vua, đỉnh Tản viên, đỉnh Ngọc Hoa ở độ cao 900 – 1300m. Có những cá thể Bách xanh mọc cheo leo trên những vách núi đá dựng đứng, có đƣờng kính từ 1,5 – 2,5m, cao tới 30 – 40m. Theo những nhà khoa học những cá thể Bách Xanh này có niên đại hàng nghìn năm tuổi. Đây là một phát hiện mới, một bảo tàng sống có giá trị rất lớn đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam. [18]

* Các hoạt động phục vụ nghỉ dưỡng ở VQG Ba Vì bao gồm những hoạt động sau:

• Đi bộ

VQG Ba Vì cũng đã xây dựng đƣợc nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp.

Một số tuyến chính nhƣ:

Khám phá bí ẩn thiên nhiên

Tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa và lịch sử Tìm hiểu văn hóa, khảo cổ

• Xem động vật hoang dã vào buổi tối

Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy một số loài động vật hoang dã nhƣ: Sóc bay, hoẵng, culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.

42

• Xem chim

VQG là một trong những điểm đa dạng nhất về chim ở Việt Nam. Với rất nhiều loài đã phát hiện và thống kê đƣợc, trong đó có nhiều loài quý hiếm: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, dù dì phƣơng đông,… Có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam. Vì vậy, VQG trở thành điểm đến của các nhà khoa học và các nhà xem chim.

• Đạp xe trong rừng

Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên và rèn luyện sức khỏe, tận hƣởng không khí trong lành chính là hình thức đạp xe đạp xuyên qua rừng. Đạp xe qua rừng mang lại cho du khách cảm giác yên tĩnh, giúp du khách có cơ hội khám phá những loài chim, động vật ở ẩn.

• Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng

VQG cũng là điểm rất đa dạng về bò sát, lƣỡng cƣ và côn trùng. Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kì lạ nhƣ: Rắn lục, Ếch xanh hay các loài Bọ que,…

• Thăm các điểm đa dạng sinh học

Thăm các điểm đa dạng sinh học du khách sẽ có nhiều cơ hội học tập và

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì (Trang 40)