8. Bố cục của khóa luận
2.1.3. Các tuyến du lịch sinh thái và các hoạt động ở VQG Ba Vì
* Các tuyến du lịch:
Tuyến chính:
Đến thăm VQG, du khách nhƣ đƣợc sống lại quá khứ hào hùng, đƣợc trải lòng với hồn thiêng núi Tản sông Đà. Đến với Vƣờn Quốc gia Ba Vì du khách có thể thỏa sức khám phá với các tour du lịch đƣợc tổ chức chu đáo, tận tình:
- Tuyến 1: Khu Vƣờn Xƣơng rồng, Tre trúc, Cau dừa quốc gia - Khu du
lịch độ cao 400m - đỉnh Tản Viên - đỉnh Vua (Đền thờ Đức Thánh Tản Viên, Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
40
- Tuyến 2: Khu Vƣờn Xƣơng rồng, Tre trúc, Cau dừa quốc gia - Khu du
lịch độ cao 400m - Khu di tích lịch sử cách mạng độ cao 600 - Khu phế tích biệt thự thời Pháp độ cao 800m.
- Tuyến 3: Du lịch leo núi thăm quan rừng nguyên sinh, cây Bách xanh
nghìn năm tuổi và quần thể Bách xanh.
Các tuyến khác:
Ngoài các điểm tuyến để du khách du lịch về tâm linh và khám phá các phế tích thời Pháp thì du lịch sinh thái là loại hình không thể thiếu để hòa mình vào thiên nhiên, thả hồn vào không gian thoáng đãng của núi rừng Ba Vì và thỏa sức khám phá chúng. Nếu đi du lịch theo hƣớng này du khách cũng có thể đi theo các tuyến sau:
Tuyến 1: Vườn thực vật
Vƣờn Quốc gia Ba Vì phối hợp với Học viện Quân y, Viện Bỏng Quốc gia xây dựng Trạm Nghiên cứu Cây thuốc - Vƣờn dƣợc liệu với kế hoạch trồng 350 loài cây thuốc gồm 80 họ, 22 bộ, trồng thí nghiệm số cây ăn quả cho năng suất cao, chất lƣợng quả sạch nhƣ mơ, táo, mận hậu…
Vƣờn thực vật với nhiệm vụ góp phần phục hồi sinh thái bền vững, làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên, phục hồi các loại gen quý hiếm của các hệ sinh thái trong VQG Ba Vì.
Tuyến 2: Suối tắm tự nhiên
Suối Tiên nằm ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì. Theo truyền thuyết dòng Suối Tiên chảy từ đỉnh Ba Vì là nơi các nàng tiên nhà trời xuống tắm. Dọc theo Suối Tiên là cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ gồm những cảnh đẹp nhƣ: Thác Mơ, Thác Mâm Xôi, Thác Hoà Lan... Du khách đến VQG Ba Vì đƣợc đắm chìm trong làn không khí trong lành, du khách còn đƣợc vui chơi tại khu Công Viên Nƣớc, hồ tạo sóng…
41
Tuyến 4: Quần thể Bách xanh cổ thụ - Đỉnh Tiểu đồng
Bách xanh là một loài cây quý hiếm, có tên khoa học là Calocedrus macrolepis thuộc họ Hoàng Đàn Cupressaceae, đƣợc phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc. Đặc biệt tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì còn bảo tồn đƣợc một khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao 1000m, trong đó Bách xanh là loài chiếm cây ƣu thế trong tổ thành.
Theo điều tra mới nhất của Vƣờn Quốc gia Ba Vì, hiên nay có hàng trăm cá thể Bách Xanh cổ thụ chủ yếu tập trung phía trên đỉnh Vua, đỉnh Tản viên, đỉnh Ngọc Hoa ở độ cao 900 – 1300m. Có những cá thể Bách xanh mọc cheo leo trên những vách núi đá dựng đứng, có đƣờng kính từ 1,5 – 2,5m, cao tới 30 – 40m. Theo những nhà khoa học những cá thể Bách Xanh này có niên đại hàng nghìn năm tuổi. Đây là một phát hiện mới, một bảo tàng sống có giá trị rất lớn đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam. [18]
* Các hoạt động phục vụ nghỉ dưỡng ở VQG Ba Vì bao gồm những hoạt động sau:
• Đi bộ
VQG Ba Vì cũng đã xây dựng đƣợc nhiều tuyến đi bộ trong rừng, với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp.
Một số tuyến chính nhƣ:
Khám phá bí ẩn thiên nhiên
Tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa và lịch sử Tìm hiểu văn hóa, khảo cổ
• Xem động vật hoang dã vào buổi tối
Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thực hiện tuyến này du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy một số loài động vật hoang dã nhƣ: Sóc bay, hoẵng, culi và một số loài thú ăn thịt nhỏ.
42
• Xem chim
VQG là một trong những điểm đa dạng nhất về chim ở Việt Nam. Với rất nhiều loài đã phát hiện và thống kê đƣợc, trong đó có nhiều loài quý hiếm: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, dù dì phƣơng đông,… Có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam. Vì vậy, VQG trở thành điểm đến của các nhà khoa học và các nhà xem chim.
• Đạp xe trong rừng
Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên và rèn luyện sức khỏe, tận hƣởng không khí trong lành chính là hình thức đạp xe đạp xuyên qua rừng. Đạp xe qua rừng mang lại cho du khách cảm giác yên tĩnh, giúp du khách có cơ hội khám phá những loài chim, động vật ở ẩn.
• Quan sát các loài bò sát, lưỡng cư và côn trùng
VQG cũng là điểm rất đa dạng về bò sát, lƣỡng cƣ và côn trùng. Một số loài dễ bắt gặp và có hình dạng kì lạ nhƣ: Rắn lục, Ếch xanh hay các loài Bọ que,…
• Thăm các điểm đa dạng sinh học
Thăm các điểm đa dạng sinh học du khách sẽ có nhiều cơ hội học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới.
2.1.4. Hiện trạng môi trường tự nhiên và công tác bảo tồn giá trị
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường tự nhiên
Từ khi thành lập, khu bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị cấm khai thác nhƣng ngƣời dân địa phƣơng và những ngƣời từ nơi khác về vẫn tiếp tục khai thác bất hợp pháp. Bên cạnh đó các tác động của môi trƣờng, con ngƣời làm ảnh hƣởng đến các loài động thực vật.
Theo báo cáo của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện KHCN Việt Nam, một trong những nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học ở đây là
43
vực xung quanh VQG Ba Vì bị con người khai thác làm du lịch và mở nhiều tuyến du lịch trên núi Ba Vì; khu vực sinh sống của các loài, thảm thực vật bị
tác động do hoạt động của con người trong VQG Ba Vì”.
Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản trái phép , các hoạt động du lịch, xây dƣ̣ng đang làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến Vƣờn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội ).
Thƣ̣c tế cho thấy , ngay cạnh VQG Ba Vì , mỏ pyrite Minh Quang đã bỏ hoang gần chục năm, đất đá, quặng thải vẫn nằm phơi trên mặt địa hình. Các nhà khoa học phản ánh , nƣớc thải ở đây đ ỏ nhƣ máu do giàu sắt và axit sulphuric. Nƣớc rỉ từ mỏ có độ pH rất thấp (khoảng 2 - 3) và có thể chứa asen là nguyên tố đồng hình với sắt trong mạng tinh thể của pyrite. Vùng mỏ cũ không cây cối gì mọc đƣợc, trừ cây chút chít rất dễ cháy vào mùa khô. Nƣớc thải mỏ theo dòng suối đổ ra sông và ngấm vào bồn nƣớc ngầm. Mỏ amiang xóm Quýt thuộc xã Yên Bài đã đƣợc khai thác từ 3 - 4 năm trƣớc. Hiện đã khai thác hết, bỏ lại khai trƣờng nham nhở gồm những hố sâu hun hút và đất thải bở vụn lẫn các mẩu quặng amiang. Đơn vị khai thác không có hành động gì hoàn phục môi trƣờng.
Tiếp đến là dƣ̣ án t rùng tu Đền Trung, chùa Tản Viên (nằm ngay trên code 350 trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc vùng lõi VQG Ba Vì) và đƣờng xe cơ giới lên đền đƣợc UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 9 năm 2011. Hiện nay, chùa Tản viên và bãi đỗ xe đã xây dựng xong, đƣờng lên đền đã thông tuyến và đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện cầu cống, thoát nƣớc và chống sạt lở. Theo các nhà khoa học , các công trình xây dựng này đều nằm ở sƣờn phía Tây núi Ba Vì. Đây là một sƣờn địa động lực chạy dọc theo một đứt gãy thuận đang hoạt động. Đây là đới tai biến trƣợt lở có năng lƣợng rất cao. Việc thƣờng xuyên phải gia cố taluy đƣờng sẽ khiến cho diện tích đƣờng
44
ngày càng mở rộng, cảnh quan nhân tạo của con đƣờng ngày càng xa rời cảnh quan tự nhiên của VQG.
Dự án xây dựng hồ - đập thủy lợi Đồng Xô do chủ khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà (nằm ngay phía trên hồ Đồng Xô) là đơn vị thi công khiến dƣ luận cho đây là d ự án khai thác vàng trá hình. Thanh tra BNN&PTNT, cảnh sát môi trƣờng , UBND huyện Ba Vì đã tiến hành thanh tra nhƣng không kết luận nhƣ dƣ luận đồn thổi. Tuy nhiên khu vƣ̣c thi công đã gây ô nhi ễm nguồn nƣớc suối phía hạ lƣu.
Thêm nƣ̃a, hoạt động của 6 dự án resort du lịch dƣới tán rừng gồm: Thiên Sơn - Thác Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Tiên Sa và Hội Cựu Chiến Binh cũng cảnh báo hiện tƣợng làm ô nhiễm môi trƣờng và lấn đất rƣ̀ng.
-Thực hiện đầu tư, thí điểm cho thuê môi trường
Đƣợc sự chấp thuận của BNN&PTNT, Vƣờn đã thực hiện thí điểm đề án cho thuê môi trƣờng rừng đặc dụng để sử dụng kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái. Thực hiện đề án này, hiện nay có 6 đơn vị đƣợc thí điểm thuê môi trƣờng trên chính diện tích đƣợc giao khoán bảo vệ rừng trƣớc đây. Dựa trên kết quả quản lí bảo vệ rừng có hiệu quả, cùng với nhu cầu đƣợc thuê môi trƣờng để mở rộng kinh doanh du lịch sinh thái, các đơn vị đã lập hồ sơ xin đƣợc thuê môi trƣờng rừng và ở mức độ khác nhau để kinh doanh du lịch sinh thái. Trong tổng số diện tích mà các đơn vị đang nhận khoán bảo vệ, một phần diện tích giao khoán trƣớc đƣợc chuyển sang thí điểm cho thuê môi trƣờng. Cụ thể đƣợc tổng hợp theo bảng sau:
45
Bảng tổng hợp diện tích thí điểm cho thuê môi trường
Đơn vị Địa phận xã Diện tích đƣợc
giao bảo vệ
Diện tích thí điểm cho thuê
môi trƣờng
Du lịch Suối Mơ Yên Bài 175,5 175,5 Du lịch Khoang Xanh Vân Hòa 149,0 149,0 Du lịch Thác Đa Vân Hòa 71,0 71,0 Du lịch Thiên Sơn-
Suối Ngà Vân Hòa 364,1 364,1
Du lịch Tiên Sa Tản Lĩnh 54,3 54,3 Du lịch Ao Vua Ba Vì 107,5 107,5
Cộng 921,4 921,4
Thực trạng môi trường sinh thái tại VQG Ba Vì đang nằm ở mức
báo động. Những tác động của con người khiến cho môi trường ngày càng suy thoái, vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là cần có những hành động vào cuộc tích cực để bảo vệ môi trường tự nhiên.
-Các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên:
Môi trƣờng sinh thái là một mạng lƣới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nƣớc, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con ngƣời và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con ngƣời khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con ngƣời xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
Trƣớc những thƣ̣c trạng đáng báo đ ộng, chúng ta không khỏi lo ngại về sƣ̣ “coi nhẹ” biện pháp bảo vệ môi trƣờng đối với VQG . Đồng thời cũng là trách nhiệm của Ban quản lý VQG Ba Vì . Dù rằng các hoạt động khai thác
46
khoáng sản nằm dƣới chân núi Ba Vì , không nằm trong ranh giới của VQG phải quản lý, song lãnh đạo Vƣờn vẫn phải thƣờng xuyên cƣ̉ cán bộ đến bám sát địa bàn, phòng ngừa tác hại xấu tới Vƣờn.
VQG là khu vực bảo tồn cấp Nhà nƣớc nên cần đƣợc bảo vệ tốt. Ngoài ra Ba Vì cần xây dựng 2 loại hình Dự án Sinh thái Du lịch đồng quê và Làng du lịch chữa bệnh của ngƣời Dao. Các điểm khoáng sản khu vực VQG Ba Vì đƣợc sử dụng làm địa điểm học tập và thăm quan của học sinh và sinh viên. Ý tƣởng xây dựng Ba Vì thành một công viên địa chất cấp quốc tế để phục vụ nghiên cứu khoa học và kinh tế du lịch.
Các hoạt động cụ thể như sau:
- Vƣờn đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng và huy động sự tham gia có hiệu quả cho công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Hƣớng dẫn đƣợc trên một ngàn lƣợt ngƣời về kĩ thuật trồng rừng, nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các xã, các cơ quan đơn vị, nhà trƣờng, doanh nghiệp du lịch để tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ rừng.
- Phối hợp với các doanh nghiệp làm du lịch và chính quyền địa phƣơng xây dựng các chƣơng trình phát triển rừng để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, kết hợp với bảo vệ rừng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm dần sức ép lên tài nguyên rừng của Vƣờn Quốc gia.
- Xử lý nhanh các vƣớng mắc trong việc chuyển đổi hồ sơ giao đất sang hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng khu vực mở rộng Vƣờn.
- Giải quyết dần việc chuyển đổi hồ sơ giao rừng chuyển sang rừng Quốc gia khu vực quy hoạch mở rộng thuộc khu vực tỉnh Hoà Bình.
47
- Hoàn thiện hệ thống các Trạm bảo vệ rừng cùng với hoàn chỉnh việc đóng mốc giới giữa Vƣờn với khu vực rừng của dân thuộc 2 huyện Lƣơng Sơn, Kì Sơn, tỉnh Hoà Bình.
2.1.4.2. Công tác bảo tồn giá trị
Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục và phát triển rừng. Vƣờn còn là cơ sở cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật về lâm, sinh học, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, dịch vụ du lịch sinh thái, giáo dục hƣớng nghiệp.
Công tác giáo dục môi trƣờng: Trung tâm dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trƣờng đã tăng cƣờng tính chủ động trong hoạt động dịch vụ du lịch và là nơi giáo dục môi trƣờng cho khách đến thăm quan. Du khách đƣợc giới thiệu về giá trị của thiên nhiên và môi trƣờng rừng. Đồng thời, nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng trong công tác bảo vệ, phòng chống lửa rừng, bảo vệ các di tích văn hoá lịch sử, giữ gìn môi trƣờng khi vào thăm Vƣờn hoặc vui chơi tại các điểm du lịch sinh thái. Do vậy, đã hạn chế đƣợc nhiều các tác động tiêu cực của du khách tới tài nguyên Vƣờn Quốc gia.
Để phát triển du lịch sinh thái, Ban quản lý VQG Ba Vì có kế hoạch giám sát môi trƣờng thông qua việc kiểm tra định kỳ các nguồn gây tác động môi trƣờng, đặc biệt là việc kiểm tra việc xử lý rác thải, nƣớc thải của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động xung quanh Vƣờn.
Hình thành cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp khai thác thắng cảnh du lịch phải có trách nhiệm trích lợi nhuận từ hoạt động dùng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, tu bổ cảnh quan, giáo dục ý thức khi hƣớng dẫn khách tham quan. Các doanh nghiệp đang nhận khoán quản lý bảo vệ môi trƣờng của VQG Ba Vì cần xây dựng đề án tổ chức kinh doanh du lịch, trong đó xác định
48
rõ nội dung hoạt động dịch vụ theo hƣớng cộng đồng gắn với phát triển du lịch bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
2.2. Nhận xét chung
VQG Ba Vì là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam đƣợc công nhận bởi sự đa dạng sinh học và giá trị của hệ sinh thái, là một trong những điểm đến lý tƣởng thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Du khách đến với VQG với nhiều mục đích khách nhau: tham quan, nghỉ dƣỡng, tâm linh, và cả nghiên cứu học tập, khám phá thiên nhiên…
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nƣớc và các doanh nghiệp du lịch VQG đã xây dựng cho mình đƣợc một mạng lƣới