Đánh giá về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Khanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Khanh Phương (Trang 57)

giá thành tại Khanh Phương

2.4.2.1. Những ưu điểm

* Về đối tượng tập hợp chi phí

Hiện nay công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng. Với đặc điểm chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng là rất hợp lý, sẽ giúp cho ban lãnh đạo nắm được chi phí sản xuất của từng đơn đặt hàng một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

* Về kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành

Việc tính giá thành hàng tháng tạo điều kiện cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh những nguyên nhân gây lãng phí chi phí sản xuất. Công ty chọn phương pháp giản đơn tính giá thành sản phẩm giúp cho việc tính giá thành dễ dàng thuận tiện.

đặt hàng nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết theo từng đơn đặt hàng là rất hợp lý.

Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp này phù hợp với đặc điểm hàng tồn kho của công ty. Công ty có số chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không quá nhiều mà số lần nhập xuất lại thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp này đã giúp cho việc hạch toán hàng tồn kho đơn giản hơn nhiều.

* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo được mức sống hợp lý cho người lao động. Hình thức trả lương này còn khuyến khích công nhân sản xuất tăng năng suất lao động, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập.

* Về hạch toán chi phí sản xuất chung

Các chứng từ về chi phí sản xuất chung (phiếu xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng….) luôn được cập nhật thường xuyên và được giám sát chặt chẽ nhằm tránh lãng phí, thất thoát.

* Về hạch toán chi phí khấu hao

Công ty hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao này là rất phù hợp với tình hình TSCĐ của doanh nghiệp: số lượng TSCĐ nhiều, nguyên giá lớn và hữu dụng như nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ đó. Ví dụ như ô tô tải, xe trộn bê tông, hệ thống nhà kho….

Nhìn chung, công tác kế toán ở Khanh Phương cũng như công tác chi phí sản xuất và tính giá thành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo phản ánh và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty.

2.4.2.2. Những tồn tại

Mặc dù công tác kế toán chi phí và tính giá thành bê tông thương phẩm tại Khanh Phương hiện nay được thực hiện tương đối hợp lý và khoa học, tuân thủ đúng Chế độ kế độ kế toán Việt Nam cũng như các quy định tài chính hiện hành.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác kế toán cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định.

* Về cách gọi tên và sổ sách sử dụng

Để hạch toán chi phí SXC trong kỳ, kế toán sử dụng sổ cái TK “chi phí sản xuất chung” và các sổ chi tiết cấp 2 để theo dõi chi tiết chi phí nhân công, vật liệu gián tiếp, chi phí khấu hao….phát sinh tại trạm trộn theo các hợp đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại gọi các sổ chi tiết này là sổ cái. Điều này là không hợp lý vì theo quy định của chế độ hiện hành, sổ cái phải là sổ kế toán phản ánh tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh… của doanh nghiệp.

* Về hạch toán lương

Công ty Khanh Phương là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số lao động tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh hàng tháng là tương đối lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó, do công nhân nghỉ phép không đều nhau nên chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên nghỉ phép không đều nhau giữa các kỳ trong năm nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của kỳ tính lương nghỉ phép, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm.

* Về việc hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất

Hiện nay, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất của công ty đều hạch toán ngay vào TK “chi phí sản xuất chung” mà không tính đến giá trị lớn hay nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hay dài. Như vậy, với những loại có thời gian sử dụng dài, liên quan tới nhiều kỳ kế toán thì việc phản ánh như các loại chi phí phân bổ một lần là không hợp lý.

* Về việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Kế toán công ty không thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm để định kỳ phân bổ vào chi phí sản xuất chung, mà hàng năm, vào thời điểm nào sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị thì sẽ hạch toán vào chi phí sản xuất chung tại thời điểm đó. Chi phí này thường rất lớn, nên có thể gây tác động lớn đến giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

*Về phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán AC- NET còn lạc hậu và có nhiều lỗi xảy ra trong quá trình vào sổ, một số tính năng chưa được cập nhật nên đã dẫn tới những hạn chế đáng tiếc trong việc theo dõi và gây khó khăn cho kế toán.

Một số sổ kế toán còn phải thực hiện trên exel như Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho sản phẩm bê tông thương phẩm, …

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI KHANH PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Khanh Phương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w