Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 40)

4.3.1. Triu chng bnh thi r cao lương ngt

Đối với bệnh thối rễ cao lương ngọt, một số dạng triệu chứng khác nhau đã được ghi nhận trên các mẫu thu thập được, và nghi ngờ là có thể là do một số nguyên nhân gây bệnh khác nhau gây ra. Triệu chứng ban đầu có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Khi bị nhiễm bệnh, rễ bị thối và bị

phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây cao lương bị thối nặng làm cho cây bị chết. Ban đầu, triệu chứng trên rễ là những vết bệnh có màu đen, tối và có nhiều vết màu nâu đỏ, đen và ở những rễ bị chết, toàn bộ vết bệnh hoặc rễ

có màu nâu. Chúng tôi đã phân loại và xếp thành một số dạng triệu chứng khác nhau. Từ mỗi dạng triệu chứng khác nhau này, chúng tôi đã phân lập

được một số loại đối tượng vi sinh vật khác nhau như và đã xác định được là

Pythium graminicola, Fusarium moniliforme, Erwinia sp. và một loài nấm khác nữa nhưng đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được tên khoa học của loài nấm này (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Các dạng triệu chứng bệnh thu được trên đồng ruộng vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên

Dạng triệu chứng

Mô tả chi tiết Hình ảnh

Vi sinh vật phân lập được Dạng 1 Trên rễ là những vết bệnh có màu đen tối và có nhiều vết màu nâu đỏ hoặc đen trên rễ và thỉnh thoảng ở những rễ bị chết, toàn bộ vết bệnh hoặc rễ có màu nâu. Pythium graminicola Dạng 2

Khi bị nhiễm bệnh, rễ mới sinh ra có thể biểu hiện vết bệnh riêng biệt với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bệnh thối tiếp tục phát triển; do đó, rễ già hơn thường bị phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây cao lương bị thối nặng, thì cây dễ bị bật gốc. Fusarium moniliforme Dạng 3 Vết bệnh có màu đen tối không định hình, có dạng ướt và mùi hôi thối. Vi khuẩn tồn tại trên cây ký chủ, tàn dư cây bệnh và là nguồn bệnh lây lan cho các cây khác.

4.3.2. Xác định nguyên nhân gây bnh

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 40)