Tình hình nghiên cứu cao lương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 27)

2.3.1. Tình hình nghiên cu cao lương Vit Nam

Ở Việt Nam trước đây, hầu như chưa có nghiên cứu về cây cao lương ngọt nói chung và về sâu bệnh hại cao lương ngọt nói riêng. Vài năm trở lại

đây, một số đơn vị đã bắt đầu nghiên cứu về cao lương ngọt làm nhiên liệu sinh học.Các thí nghiệm so sánh và khảo sát về các giống triển vọng ở các vùng sinh thái khác nhau là gồm có các giống thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Các nghiên cứu tiến hành ở Hà Nội, Bắc Thái, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ đã thu được kết quả chung là giống có thời gian sinh trưởng trung bình là 115 - 125 ngày, thì khả năng chống bệnh đốm lá, mốc hồng nhạt, chống độc tố và năng suất cao như các giống: ICSV (5,8 tấn/ha), ICSR - 9075 (4,8 tấn/ha). Các giống được trồng tại Hà Nội, Hải Dương và Cần Thơ là cho kết quả đáng chú ý hơn, có thể mở

rộng diện tích trồng các loại cây này phổ biến trong các nông hộ.

Trong những năm gần đây, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành thu thập và đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang... Một số giống cao lương cũng đã được nhập nội từ Nhật Bản: EN 4, EN 6, EN 8, EN 16, EN 19… Bước đầu cũng đã đánh giá năng suất và đặc tính sinh lý liên quan đến khả năng chịu hạn của cao lương.

Ngoài ra, Công ty Secoin Việt Nam cũng đang tiến hành thử nghiệm một số giống nhập nội từ ICRRISAT và Trung Quốc trong điều kiện khí hậu tại Quảng Ninh, và Hà Tĩnh. Tuy nhiên khó khăn lớn hiện nay vẫn là nghiên cứu chọn lọc hoặc lai được giống cao lương ngọt có sản lượng cao, sản lượng hạt hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng sinh thái của Việt Nam. Phạm Văn Cường và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng cảu liều

lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất chất xanh, năng suất hạt và chất lượng dinh dưỡng của cây cao lương làm thức ăn gia súc tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 27)