Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc mỗi điểm điều tra 50 cây, đếm tổng số
cây bị bệnh hại .
Định kì 7 ngày điều tra 1 lần.
Chỉ tiêu theo dõi : Tỉ lệ bệnh thối rễ và chỉ số bệnh thối rễ. Tỉ lệ bệnh: TLB (%) = A x 100 B Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh A: Tổng số cây biểu hiện triệu chứng; B: Tổng số cây điều tra Chỉ số bệnh: CSB (%) = ∑(ni x vi) x 100 K x n Trong đó: CSB(%): Chỉ số bệnh
Σ (ni x vi): Tổng số cây bị bệnh với trị số cấp bệnh tương ứng k: Trị số cấp bệnh cao nhất
n: Tổng số cây điều tra
Đánh giá bệnh theo thang phân cấp sau (Hwang and Chang, 1989):
Cấp 0 : Không bị bệnh Cấp 1: 1-10% diện tích rễ bị biến màu Cấp 2: 11-25% diện tích rễ bị biến màu Cấp 3: 26-50% diện tích rễ bị biến màu Cấp 4: >50% diện tích rễ bị biến màu
3.3.2. Phương pháp điều tra thu thập mẫu bệnh
Tiến hành điều tra, thu thập mẫu bệnh theo “Phương pháp điều tra cơ
Thu thập các bộ phận của cây trồng điều tra có triệu chứng bị bệnh gây hại. Sử dụng túi giấy để thu và giữ mẫu bệnh. Không sử dụng túi nilon để giữ mẫu tươi vì sẽ tạo độ ẩm trong túi nilon là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoại sinh phát triển nhanh và phá hủy mẫu thực vật. Đóng gói mẫu cẩn thận để tránh va
đập và ngưng tụ hơi nước. Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì.
3.3.2. Giám định mẫu bệnh hại
Các điều tra được tiến hành theo “Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của Viện BVTV (1997, 1998, 2000) và các tiêu chuẩn ngành có liên quan. (i). Quan sát, phân tích và phân loại triệu chứng; (ii). Quan sát vi sinh vật gây bệnh dưới kính hiển vi; (iii). Phân lập và nuôi cấy vi khuẩn, nấm theo các phương pháp chung; (iii). Xác định nguyên nhân gây bệnh theo một số tài liệu như: Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999, 2001; Đặng Vũ Thị Thanh và nnk., 2001, 2006; Nguyễn Vũ Thanh, 2002; Nguyễn Vũ Thanh và nnk., 1983; Trịnh Tam Kiệt và nnk.,
2001a,b,c; Barnett and Hunter, 1998; Bradbury, 1986; Braun 1987, 1995,
1998; Brunt et al., 1996; Burgess and Nelson, 1983; Burgess et al., 1994;
Crous and Braun, 2003; Cummins and Hiratsuka, 1996; Ellis, 1971, 1976; Erwin and Ribeiro, 1996; Hanlin, 1992; Roger, 1951, 1953, 1954; Robert and
Gunnell, 1992a,b; Sutton, 1980, 1992; Singh et al., 1991; và Waterhouse,
1968. (iv). Đối với mẫu bệnh do vi rút và phytoplasma gây ra thì sử dụng phương pháp giải mã gene đặc trưng. (v). Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì. Làm tiêu bản lamen mẫu nấm. (vi). Lưu giữ các vi sinh vật gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không và trong dầu khoáng.
3.3.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên Nguyên
- Tiến hành thu thập mẫu bệnh theo phương pháp chung như nêu ở
phần trên.
- Quan sát vi sinh vật gây bệnh dưới kính hiển vi, phân lập nuôi cấy vi khuẩn, nấm trên một số môi trường chuyên dùng như: CMA (Corn Meal Agar),
PDA (Potato Dextrose Agar), OMA (Oat Meal Agar), RBA (Rose Bengal Agar), NA (Nutrient Agar), CDA (Czapex-Dox Agar) và YMA (Yeast Malt Agar), TTC, PDA-pepton và một số môi trường chọn lọc khác. Xác định vi khuẩn, nấm gây bệnh. Lưu giữ nấm vi khuẩn gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không hoặc trong dầu khoáng.
- Lây bệnh nhân tạo cho cao lương trong nhà lưới. Hạt cao lương sử
dụng trong tất cả thí nghiệm lây bệnh nhân tạo được trồng trong cát đã được hấp khử trùng. Trộn các nguồn vi sinh vật đã phân lập được vào đất đã khử
trùng. Gieo hạt cao lương. Theo dõi thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh, tỷ
lệ cây bị bệnh. Số cây thí nghiệm 50 cây dùng cho lây bệnh bằng từng loài vi sinh vật phân; và 50 cây dùng cho công thức đối chứng lây bằng nước cất vô trùng. Sau khi gieo 10 ngày, tiến hành lây bệnh nhân tạo bằng từng loài vi sinh vật phân lập được theo nồng độ riêng cho từng loài vi sinh vật khác nhau. Tiến hành chăm sóc và theo dõi thí nghiệm hàng ngày, ghi nhận sự xuất hiện triệu chứng sau khi lây bệnh nhân tạo 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày.
- Tái phân lập vi sinh vật từ cây biểu hiện triệu chứng bệnh, và so sánh với loài vi sinh vật phân lập từ cây bị bệnh trên đồng ruộng.
3.3.4. Điều tra diễn biến của bệnh thối rễ hại cao lương
Điều tra diễn biến của bệnh hại theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật. Điều tra trên điểm cố định, định kỳ 7 ngày 1 lần trên các giống khác nhau và ruộng khác nhau. Điều tra theo phương pháp đường chéo
để đảm bảo tính đại diện. Mỗi điểm điều tra 50 cây. Đếm tất cả số cây bị thối rễ. Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh thối rễ TLB (%) và chỉ số bệnh thối rễ
CSB (%). Vẽ biểu đồ diễn biến bệnh.
3.3.5. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại
Phát hiện đầy đủ thành phần các loài sâu bệnh hại trên cây cao lương. Đánh giá mức độ phổ biến của chúng qua công thức:
MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN(%) = tổng sốđiểm, số lần phát hiện ra sâu bệnh x100 Tổng sốđiểm, số lần điều tra
Đánh giá: +: < 10% cây bị bệnh; ++:11- 25% cây bị bệnh; +++: 26 -50% cây bị bệnh; ++++: > 50% cây bị bệnh.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên
Cao lương là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng nhưng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây luôn chịu sự
phá hoại của rất nhiều đối tượng bệnh hại. Mức độ ảnh hưởng của bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống, kĩ thuật canh tác cũng như trình độ
thâm canh.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên cao lương trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại tỉnh Thái Nguyên theo “Phương pháp
điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của Viện BVTV (1997). Thu thập các bộ phận của cây trồng điều tra có triệu chứng bị
bệnh gây hại. Sử dụng túi giấy để thu và giữ mẫu bệnh. Không sử dụng túi nilon để giữ mẫu tươi vì sẽ tạo độ ẩm trong túi nilon là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoại sinh phát triển nhanh và phá hủy mẫu thực vật. Đóng gói mẫu cẩn thận để tránh va đập và ngưng tụ hơi nước. Quan sát vi sinh vật gây bệnh dưới kính hiển vi, phân lập nuôi cấy vi khuẩn, nấm trên một số môi trường chuyên dùng.
Xác định vi khuẩn, nấm gây bệnh. Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì. Lưu giữ nấm vi khuẩn gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không hoặc trong dầu khoáng. Lây bệnh nhân tạo cho cao lương trong nhà lưới. Trộn các nguồn vi sinh vật đã phân lập được vào đất đã khử trùng. Phân lập lại vi sinh vật từ cây thí nghiệm có triệu chứng bệnh, so với nguồn vi sinh vật phân lập từ cây bị bệnh trên đồng ruộng. Một số loại bệnh do siêu vi trùng gây ra
đã được gửi tới phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân Năm 2014. Năm 2014. ST T Tên bệnh Bộ phận bị hại Mức độ gây hại Thông thường Tên Khoa học
1 Đốm lá Leptosphaeria septovariata Saccas Lá +
2 Đốm vân Leptosphaeria grisea Paserini Lá +
3 Sẹo đen Phyllachora sorghi Hoehn. Lá + 4 Rỉ sắt Puccinia purpurea Cooke Lá + 5 Đốm nâu tím Curvularia lunata (Wakker) Boedijn Lá +
6 Cháy sọc đỏ Curvularia sp. Lá +
7 Đốm đen Alternaria tennuis Nees Lá +
8 Đốm tím Cercospora sorghi Ellis et Everhart Lá +
9 Thán thư Colletotrichum graminicola (Ces.)
Wils. Lá, bẹ ++
10 Đốm trắng viền đỏ Pestalozzia andropogonis Rostr. Lá + 11 Đốm trắng Phyllosticta sorghi Sacc. Lá +
12 Cháy lá Septoria sorghi Padiwck Lá +
13 Đốm lá Bipolaris cookei (Sacc.) Shoemaker
= Helminthosporium cookei Sacc. Lá ++
14 Thối rễ Pythium graminicola,
Fusarium moniliforme Rễ ++
15 Thối rễ Erwinia sp. Rễ ++
16 Đốm vạch vi
khuẩn Pseudomonas andropogonis Stapp Lá ++ 17 Thối nõn Vi khuẩn (chưa xác định được)
Nõn ++
18 Khảm ngô Maize Mosaic Virus Cây +
Ghi chú: +: < 10% cây bị bệnh; ++: 11- 25% cây bị bệnh; +++: 26 -50% cây bị bệnh; ++++: > 50% cây bị bệnh
B
Colletotrichum graminicola Đốm vạch vi khuẩn
Khảm mía (Sugarcane mosaic virus) Khô vằn (Rhizoctonia solani)
Bệnh thối nõn Bệnh thối rễ
Hình 4.1. Triệu chứng của một số loại bệnh phổ biến phát hiện được trên cao lương ngọt
Có nhiều loại bệnh hại cao lương trong suốt các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, gây hại ở tất cả các bộ phận khác nhau của cây từ rễ đến
bông, hạt cao lương. Chúng tôi đã phát hiện được 15 loại bệnh do nấm, 3 loại bệnh do vi khuẩn (trong đó bệnh thối nõn vi khuẩn chưa xác định được tên khoa học) và 1 loại bệnh do vi rút gây ra (Bảng 4.1). Trong vụ xuân 2014 thì bệnh thối rễ, bệnh đốm lá và bệnh đốm vạch vi khuẩn có tỉ lệ cao, cây bị đốm lá nặng có thể cản trở quá trình quang hợp của cây ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như năng suất cây trồng. Ngoài ra còn xuất hiện các loại bệnh hại khác với tỉ lệ thấp hơn. Điều kiện vụ xuân 2014 của Thái Nguyên mưa nhiều độẩm cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Trong số các bệnh thu thập
được, một số loại bệnh phổ biến như bệnh thán thư (Colletotrichum graminicola), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) và bệnh thối rễ (do 1 số loài vi sinh vật gây ra (Hình 4.1).
4.2. Diễn biến bệnh thối rễ hại cao lương ngọt
Trong công tác bảo vệ thực vật, cần điều tra xác định diễn biến bệnh hại trên đồng ruộng để xác định được thời điểm và mức độ phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh; từ đó có biện pháp để phòng trừ kịp thời hạn chế tối đa tác hại của bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của nông sản. Do đó, để tiến hành xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ cao lương ngọt đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến bệnh trong vụ xuân 2014 tại 2 địa điểm là Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Xã Hợp Thành huyện Phú Lương. (Hình 4.2, Hình 4.3).
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh thối rễ cao lương tại Phú Lương vụ xuân năm 2014
Đơn vị: (%)
Ngày điều tra Tỉ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%)
Ngày 23/3/2014 6,8 2,1 Ngày 30/3/2014 10,0 3,4 Ngày 06/4/2014 14,0 5,1 Ngày 13/4/2014 14,0 4,7 Ngày 20/4/2014 13,6 4,2 Ngày 27/4/2014 12,4 3,5
Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến bệnh thối rễ tại Phú Lương vụ xuân năm 2014
Bệnh thối rễ xuất hiện rất sớm giai đoạn cây mọc được 7 ngày đã xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bệnh có xu hướng tăng dần từ 7 ngày sau trồng
đến giai đoạn 21 ngày sau trồng, sau đó bệnh không tăng và có xu hướng giảm dần. Giai đoạn 7 ngày sau trồng tỉ lệ bệnh là 6,8%, chỉ số bệnh là 2,1%. Sau trồng 14 ngày tỉ lệ bệnh tăng 3,2% so với giai đoạn 7 ngày sau trồng và ở
mức 10%, chỉ số bệnh ở mức 3,4% tăng 1,3% so với chỉ số bệnh 7 ngày sau trồng. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng cao và đạt cực đại vào giai đoạn 21 ngày sau trồng, tỉ lệ bệnh ở mức 14% tăng 4% so với giai đoạn 14 ngày sau trồng và tăng 7,2% so với giai đoạn 7 ngày, chỉ số bệnh cũng tăng cao và đạt cực
đại là 5,1% tăng 1,7% so với giai đoạn 14 ngày sau trồng và 3% so với giai
đoạn 7 ngày sau trồng. Sau giai đoạn 21 ngày sau trồng tỉ lệ bệnh không tăng và có xu hướng giảm dần, chỉ số bệnh giai đoạn 28 ngày sau trồng giảm 0,4%, giai đoạn 35 ngày sau trồng tỉ lệ bệnh giảm nhẹ xuống còn 13,6% chỉ số bệnh là 4,2% giảm 0,9% so với giai đoạn 21 ngày sau trồng. Giai đoạn 42 ngày sau trồng chỉ số bệnh giảm 1,6% và ở mức 3,5% tỉ lệ bệnh là 12,4%.
Bảng 4.3. Bảng diễn biến bệnh thối rễ điều tra tại Đại Học Nông lâm Thái Nguyên vụ xuân năm 2014
Đơn vị: (%)
Ngày điều tra Tỉ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%)
Ngày 24/3/2014 5,6 2,0 Ngày 31/3/2014 7,4 2,9 Ngày 07/4/2014 11,6 4,5 Ngày 14/4/2014 11,4 4,0 Ngày 21/4/2014 11,4 3,7 Ngày 28/4/2014 10,9 3,4
Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến bệnh thối rễ
tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên vụ xuân năm 2014
Bệnh thối rễ điều tra tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên xuất hiện từ
rất sớm, triệu chứng bệnh xuất hiện từ giai đoạn 7 ngày sau trồng. Bệnh thối rễ tại trường Đại Học Nông Lâm có xu hướng tăng dần từ giai đoạn 7 ngày sau trồng đến giai đoạn 21 ngày sau trồng sau đó có xu hướng giảm dần. Giai
sau trồng tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đều tăng, tỉ lệ bệnh tăng 1,8% so với giai
đoạn 7 ngày sau trồng và ở mức 7,4%, chỉ số bệnh tăng 0,9% so với giai đoạn 7 ngày sau trồng. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng nhanh vào giai đoạn 21 ngày sau trồng và đạt cực đại. Tỉ lệ bệnh sau trồng 21 ngày là 11,6% tăng 4,2% so với tỉ lệ bệnh giai đoạn 14 ngày sau trồng và tăng 6% so với giai đoạn 7 ngày sau trồng. Chỉ số bệnh tăng 1,6% so với chỉ số bệnh giai đoạn 14 ngày sau trồng, tăng 2,5% so với chỉ số bệnh giai đoạn 7 ngày sau trồng. Sau giai đoạn 21 ngày sau trồng bệnh thối rễ có xu hướng giảm dần cả về tỉ lệ bệnh vè chỉ
số bệnh. Sau trồng 28 ngày tỉ lệ bệnh giảm 0,2% chỉ số bệnh giảm 0,5%. Giai
đoạn 35 ngày sau trồng và 42 ngày sau trồng chỉ số bệnh và tỉ lệ bệnh đều có xu hướng giảm, tỉ lệ bệnh giảm 0,5% so với giai đoạn 35 ngày sau trồng và ở
mức 10,9% chỉ số bệnh giảm 0,3% ở mức 3,4% vào giai đoạn 42 ngày sau trồng.
Như vậy diễn biến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại 2 điểm điều tra là
Đại Học Nông lâm Thái Nguyên và tại xã Hợp Thành huyện Phú Lương có xu hướng giống nhau. Tại 2 điểm điều tra bệnh thối rễ đều có xu hướng tăng dần cả tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh từ giai đoạn 7 ngày sau trồng đến giai đoạn 21 ngày sau trồng sau đó có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh và chỉ số
bệnh tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên thấp hơn và sau giai đoạn 21 ngày sau trồng thì tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh giảm chậm hơn. Diễn biến bệnh tại 2 địa điểm có xu hướng giống nhau là vì điều kiện ngoại cảnh vụ
xuân 2014 của 2 địa điểm tương đối giống nhau đều mưa nhiều, lượng mưa trung bình tháng 3 là 85,9mm độ ẩm cao độ ẩm trung bình trong tháng 3 là 91%, tháng 4 độẩm là 89% tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
4.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ
4.3.1. Triệu chứng bệnh thối rễ cao lương ngọt
Đối với bệnh thối rễ cao lương ngọt, một số dạng triệu chứng khác nhau đã được ghi nhận trên các mẫu thu thập được, và nghi ngờ là có thể là do một số nguyên nhân gây bệnh khác nhau gây ra. Triệu chứng ban đầu có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Khi bị nhiễm bệnh, rễ bị thối và bị
phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây cao lương bị thối nặng làm cho