Tình hình nghiên cứu bệnh hại cao lương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 28)

Bảng 2.2. Thành phần bệnh hại cao lương tại Việt Nam* STT Thành phần bệnh hại Tên khoa học

1 Đốm lá Leptosphaeria septovariata Saccas

2 Đốm vân Leptosphaeria grisea Paserini

3 Sẹo đen Phyllachora sorghi Hoehn.

4 Gỉ sắt Puccinia purpurea Cooke

5 Đốm nâu tím Curvularia lunata (Wakker) Boedijn

6 Cháy sọc đỏ Curvularia sp.

7 Đốm đen Alternaria tennuis Nees

8 Đốm tím Cercospora sorghi Ellis et Everhart

9 Thán thư Colletotrichum graminicolum (Ces.) Wils.

10 Đốm trắng viền đỏ tím Pestalozzia andropogonis Rostr.

11 Đốm trắng Phyllosticta sorghi Sacc.

12 Đốm khô Septoria sorghi Padiwck

* Theo kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật năm 1967-1968

Đối với cây cao lương (Sorghum vulgare Pers.), Viện Bảo vệ thực vật

đã phát hiện được 12 loại bệnh hại tại Việt Nam trong các cuộc điều tra năm 1967-1968. Trong kết quả điều tra này, chưa ghi nhận được sự xuất hiện và gây hại của bệnh thối rễ cao lương. Nhận thức được vai trò quan trọng của cao lương cũng như nhu cầu tiêu thụ cao lương của con người không ngừng tăng lên.

Nhiều nước đã đầu tư cho việc nghiên cứu để tăng năng suất và diện tích trồng cao lương. Bệnh trên hạt và cây con rất phổ biến ở tất cả các vùng trồng cao lương, có thể gây chết cây, làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng. Một số loài vi sinh vật sống trong đất có thể tấn công hạt và cây con như

Fusarium sp., Pythium sp. và Rhizoctonia sp. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ pH của đất thấp và nhiệt độ của đất mát mẻ. Rễ cây cao lương khỏe có màu trắng, chắc, và cây con đứng đồng đều trên đồng ruộng; tuy nhiên, rễ

cây bị nhiễm bệnh có những vùng thối có màu đỏ sẫm hoặc đen. Lá của cây con bị nhiễm bệnh có thể bị héo hoặc xuất hiện màu xanh nhạt và cây có thể

thường yếu ớt, không có khả năng sinh sôi nảy nở, và mẫn cảm hơn với các loại bệnh khác cũng nhưđiều kiện môi trường bất lợi.

Có nhiều loài vi sinh vật thường được phân lập từ rễ và thân cây cao lương bị bệnh thối rễ và thối thân bao gồm: Macrophomina phaseolina, Fusarium moniliforme, Periconia circinata, Pythium spp., và Colletotrichum graminicola. Trong sốđó, M. phaseolina và F. moniliforme là 2 loài nấm phổ

biến nhất trên hầu hết các vùng trồng cao lương. Rất ít nghiên cứu về những bệnh này, và đây là những lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm trong tương lai.

Để phòng trừ bệnh thối rễ và thân cao lương, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã và đang phát triển giống cao lương năng suất cao. Không khó để có thể thu được giống có năng suất cao nhưng rất khó có thể có

được tiềm năng đó ở vùng nhiệt đới do ảnh hưởng bất lợi của nhiều yếu tố

môi trường và dịch hại (ICRISAT, 1982). Biện pháp tổng hợp được khuyến cáo bao gồm áp dụng một số biện pháp canh tác và sử dụng giống kháng bệnh vào hệ thống quản lý sản xuất nhằm làm giảm áp lực lên cây trồng ở những giai đoạn quan trọng trổ hoa và hình thành hạt. Một số biện pháp canh tác

được khuyến cáo như (i) lựa chọn giống phù hợp, (ii) xử lý và quản lý chất lượng hạt giống, (iii) mật độ cây phù hợp, (iv) dinh dưỡng, (v) trồng xen, (vi) bảo vệ đất trồng, (vii) quản lý sâu bệnh hại, (viii) thời vụ gieo trồng, (ix) tưới nước, và (x) thu hoạch sớm (Doupnik, 1983).

Ở Việt Nam trước đây, hầu như chưa có nghiên cứu về cây cao lương ngọt nói chung và về sâu bệnh hại cao lương ngọt nói riêng. Vài năm trở lại

đây, một số đơn vị đã bắt đầu nghiên cứu về cao lương ngọt làm nhiên liệu sinh học.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 28)