Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ hại cao lương ngọt tại Thá

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 32)

nhân gây bệnh theo một số tài liệu như: Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999, 2001; Đặng Vũ Thị Thanh và nnk., 2001, 2006; Nguyễn Vũ Thanh, 2002; Nguyễn Vũ Thanh và nnk., 1983; Trịnh Tam Kiệt và nnk.,

2001a,b,c; Barnett and Hunter, 1998; Bradbury, 1986; Braun 1987, 1995,

1998; Brunt et al., 1996; Burgess and Nelson, 1983; Burgess et al., 1994;

Crous and Braun, 2003; Cummins and Hiratsuka, 1996; Ellis, 1971, 1976; Erwin and Ribeiro, 1996; Hanlin, 1992; Roger, 1951, 1953, 1954; Robert and

Gunnell, 1992a,b; Sutton, 1980, 1992; Singh et al., 1991; và Waterhouse,

1968. (iv). Đối với mẫu bệnh do vi rút và phytoplasma gây ra thì sử dụng phương pháp giải mã gene đặc trưng. (v). Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì. Làm tiêu bản lamen mẫu nấm. (vi). Lưu giữ các vi sinh vật gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không và trong dầu khoáng.

3.3.3. Xác định nguyên nhân gây bnh thi r hi cao lương ngt ti Thái Nguyên Nguyên

- Tiến hành thu thập mẫu bệnh theo phương pháp chung như nêu ở

phần trên.

- Quan sát vi sinh vật gây bệnh dưới kính hiển vi, phân lập nuôi cấy vi khuẩn, nấm trên một số môi trường chuyên dùng như: CMA (Corn Meal Agar),

PDA (Potato Dextrose Agar), OMA (Oat Meal Agar), RBA (Rose Bengal Agar), NA (Nutrient Agar), CDA (Czapex-Dox Agar) và YMA (Yeast Malt Agar), TTC, PDA-pepton và một số môi trường chọn lọc khác. Xác định vi khuẩn, nấm gây bệnh. Lưu giữ nấm vi khuẩn gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không hoặc trong dầu khoáng.

- Lây bệnh nhân tạo cho cao lương trong nhà lưới. Hạt cao lương sử

dụng trong tất cả thí nghiệm lây bệnh nhân tạo được trồng trong cát đã được hấp khử trùng. Trộn các nguồn vi sinh vật đã phân lập được vào đất đã khử

trùng. Gieo hạt cao lương. Theo dõi thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh, tỷ

lệ cây bị bệnh. Số cây thí nghiệm 50 cây dùng cho lây bệnh bằng từng loài vi sinh vật phân; và 50 cây dùng cho công thức đối chứng lây bằng nước cất vô trùng. Sau khi gieo 10 ngày, tiến hành lây bệnh nhân tạo bằng từng loài vi sinh vật phân lập được theo nồng độ riêng cho từng loài vi sinh vật khác nhau. Tiến hành chăm sóc và theo dõi thí nghiệm hàng ngày, ghi nhận sự xuất hiện triệu chứng sau khi lây bệnh nhân tạo 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày.

- Tái phân lập vi sinh vật từ cây biểu hiện triệu chứng bệnh, và so sánh với loài vi sinh vật phân lập từ cây bị bệnh trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Điều tra diễn biến và xác định tác nhân gây bệnh thối rễ trên một số giống cao lương ngọt có triển vọng nhập nội từ Nhật Bản trồng tại Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)