Đối với Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Tổng cục dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

GDHN. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên làm công tác tư vấn HN chi tiết, cụ thể hơn để các trung tâm và các trường phổ thông thực hiện được công tác này một cách thuận lợi.

- Chỉ đạo việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV làm công tác GDHN theo tinh thần đổi mới.

- Cần có quy định cụ thể về định mức giờ dạy, mức phụ cấp cho GV làm nhiệm vụ HN.

- Chỉ đạo các các trường Cao đẳng, Đại học tiếp nhận nguồn học sinh học liên thông từ các trường THCN, các trường đào tạo nghề theo đúng ngành nghề đào tạo.

- Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích học sinh sau tốt nghiệp đi vào các luồng đào tạo nghề, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, học bổng, học phí và các chế độ ưu tiên khác.

2.2. Đối với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề: nghề:

Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề cần có biện pháp khả thi để đảm bảo sự phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề cần phối hợp với Trung tâm Lao động – Hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo ra sự liên thông giữa các chương trình GDHN - Dạy nghề phổ thông với các chương trình dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dài hạn nhằm đảm bảo sự liên hoàn giữa ba nội dung: Định hướng nghề nghiệp – Tư vấn nghề nghiệp – Tuyển chọn nghề nghiệp, nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)