3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH. Trong quá trình CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, đồng thời tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc nội. Xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên cũng phải phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là một yêu cầu về mục tiêu đổi mới công tác GDHN. Mục tiêu của công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp trong thời kỳ đổi mới xuất phát từ mục tiêu giáo dục, từ đòi hỏi của xã hội về nhân cách người lao động, về khả năng thích ứng, khả năng đáp ứng với yêu cầu lao động trong cơ chế thị trường và từ thực tiễn phát triển kinh tế
xã hội và khoa học công nghệ. Vì vậy, gắn công tác GDHN vào trường phổ thông không chỉ là đưa vào trường học một hệ thống tác động mới mà là một nội dung mới về đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ với tư cách là một tiềm lực lao động quan trọng của địa phương cũng như của đất nước.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
Nội dung hoạt động GDHN không chỉ bó hẹp trong nội dung lao động, nội dung môn Công nghệ, nghề phổ thông và tiết sinh hoạt HN mà phải được tích hợp trong các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Mặt khác, nội dung giảng dạy phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục, tăng cường tính liên thông giữa GDPT và giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện phân luồng, tạo sự cân đối về nguồn nhân lực, đảm bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tư tưởng cán bộ, GV, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực hiện công tác GDHN
- HT tổ chức cho CBQL và GV trao đổi, tìm hiểu về hoạt động GDHN thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, qua đó nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động GDHN ở các trường THCS.
- HT tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khóa bồi dưỡng về công tác GDHN giúp đội ngũ GV nâng cao nhận thức về các nội dung quản lý của HT đối với hoạt động GDHN.
Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư về CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN
- Đưa nội dung kinh phí cho hoạt động GDHN vào kế hoạch chi tiêu nội bộ dựa trên cơ sở kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường. Nội dung
này được tập thể đóng góp ý kiến và thông qua trong Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo phòng ốc phục vụ hoạt động GDHN (phòng sinh hoạt HN, phòng tư vấn …), nâng cấp trang thiết bị.
- Tổ chức các hội thi sáng tạo, làm ĐDDH, mô hình vật thể …liên quan đến hoạt động GDHN nhằm phát huy ý tưởng sáng tạo trong GV và HS, đồng thời làm phong phú nguồn tư liệu, ĐDDH phục vụ cho hoạt động.
Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục, xã hội hóa hoạt động GDHN
- Đưa nội dung GDHN vào hoạt động thường xuyên của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học địa phương, thông tin về GDHN qua bản tin hàng tháng của địa phương.
- Phối hợp với các Ban điều hành khu phố, UBND các phường để tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng đắn vấn đề HN và phân luồng; tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, lao động có chủ đích theo đúng năng lực của bản thân học sinh.
- Phối hợp các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, các trường TCCN - dạy nghề để đưa HS đến tham quan học tập hoặc tìm hiểu về nhu cầu lao động, vận động học bổng đào tạo…; từ đó tạo nền tảng cho học sinh chọn nghề, chọn trường sau khi tốt nghiệp THCS.
- Phổ biến thông tin về hoạt động GDHN và các hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ngay từ đầu năm học đến phụ huynh học sinh (PHHS).
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Hàng quý HT tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm giữa CBQL, GVCN và PHHS về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động GDHN. Nhờ đó
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia trong hoạt động GDHN.
- HT phát động và tổ chức các cuộc thi hoặc sưu tầm hình ảnh, bài viết, tư liệu về công tác GDHN.
- Phân công thành viên ban giám hiệu (Phó Hiệu trưởng) phụ trách về CSVC chỉ đạo việc quản lý, sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN.
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GDHN và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Vận động PHHS có điều kiện thời gian và am hiểu về hoạt động HN cùng tham gia làm công tác tư vấn cho học sinh hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GDHN của nhà trường.
3.2.2. Giải pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
- Đưa hoạt động GDHN vào nề nếp, xem đây là hoạt động bắt buộc và thường xuyên trong hoạt động của nhà trường.
- Giúp cho CBQL dễ dàng kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động GDHN trong nhà trường, làm cơ sở cho việc bình xét thi đua cuối năm
- Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của GVCN trong công tác GDHN, đặc biệt là GVCN các lớp cuối cấp.
- Giúp GVCN nhận thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch hoạt động GDHN, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường.
- Tạo thuận lợi cho CBQL trong việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDHN của từng GVCN.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN được triển khai đến từng tổ chuyên môn trong nhà trường, thống nhất với kế hoạch của nhà trường, gắn hoạt động GDHN vào hoạt động của các tổ chuyên môn; qua đó đề cao trách nhiệm và phát huy năng lực của từng thành viên trong tổ trong công tác GDHN. Kế hoạch GDHN của GVCN phải thống nhất với kế hoạch của nhà trường và phù hợp với đặc điểm tình hình từng lớp.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN
- HT thông qua các quy định và các yêu cầu về việc lập kế hoạch hoạt động GDHN hàng năm.
- HT quy định mẫu kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất trong nhà trường.
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý kế hoạch hoạt động GDHN của GVCN - HT chỉ đạo và hướng dẫn GVCN lập kế hoạch hoạt động GDHN thống nhất về nhiệm vụ, nội dung định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh.
- Đưa nội dung hoạt động GDHN vào nội dung sinh hoạt tổ chủ nhiệm hàng tuần nhằm kịp thời nắm bắt thông tin liên quan đến hoạt động này và kịp thời có biện pháp điều chỉnh.
- Tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động GDHN giữa các GVCN nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của GVCN và học tập những kế hoạch đạt chất lượng và hiệu quả nhất.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- HT thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc và chỉ đạo biện pháp khắc phục.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN của GVCN bằng các hình thức: kiểm tra qua kế hoạch chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng (định kỳ hoặc đột xuất); dự giờ tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần; báo cáo số liệu điều tra; báo cáo rút kinh nghiệm các buổi sinh hoạt ngoại khóa v..v… để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc và chỉ đạo biện pháp khắc phục.