Thực trạng sử dụng giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)

nghiệp.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy các trường THCS thuộc quận 10 đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động GDHN tại địa bàn, như: Mỗi trường THCS đều có Ban tư vấn hướng nghiệp; Liên kết với một số trường kỹ thuật nghiệp vụ, THCN, cao đẳng và đại học trong việc tư vấn, đào tạo văn hóa và nghề nghiệp cho học sinh. Hàng năm các trường đều có xây dựng kế hoạch đưa học sinh đi tham quan thực tế các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Trong quá trình điều tra khảo sát, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của CBQL và đội ngũ GV về những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động GDHN tại địa phương. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá mức độ tác động của các yếu tố theo 4 mức độ: Nhiều –Vừa –Ít –Không. Kết quả khảo sát được ghi nhận trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động GDHN Mức độ Yếu tố Nhiều (%) Vừa (%) Ít (%) Không (%) 1 Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động GDHN thiếu rõ ràng 15.5 63.8 15.5 5.2 2 Kiến thức và phương pháp GDHN của một số GVCN và GV phụ trách công tác hướng nghiệp còn hạn chế 15.5 51.7 20.7 12.1 3 Sự phối hợp giữa GVCN, Gv bộ môn, Đoàn, Đội, gia đình, lực lượng xã hội trong công tác GDHN chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. 17.2 48.3 29.3 5.2 4 Những tác động không tích cực từ môi trường kinh tế - xã hội đến công tác quản lý hoạt động GDHN

31 57.8 9.5 1.8

5 Điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cho các hoạt động GDHN

không đầy đủ

Nội dung 1: Nhận thức về nội dung quản lý hoạt động GDHN thiếu rõ ràng

Đánh giá của CBQL và GV về yếu tố trên được xác định ở mức “Nhiều” là 15.5% và mức “Vừa” là 63.8%, điểm trung bình 2.89. Từ đó chứng tỏ nhận thức của CBQL và đội ngũ GV về nội dung quản lý hoạt động GDHN tại các trường THCS thuộc quận 10 còn khá bất cập. Điều này phản ánh thực trạng: đội ngũ những người làm công tác GDHN chưa được trang bị những kiến thức cần thiết để thực hiện công tác. Ngoài ra, hàng năm đội ngũ GVCN và GV phụ trách công tác HN chưa được tập huấn về nội dung công tác quản lý hoạt động GDHN. Qua trao đổi với CBQL và GV, chúng tôi thấy phần lớn còn mơ hồ về nội dung quản lý hoạt động GDHN và còn xem hoạt động giáo dục này là thứ yếu.

Nội dung 2: Kiến thức và phương pháp GDHN của một số GVCN và GV phụ trách công tác hướng nghiệp còn hạn chế.

Với nội dung trên, ở mức độ đánh giá “Nhiều” có 15.5% CBQL và GV thừa nhận, và ở mức độ “Vừa” là 51.7%, điểm trung bình đạt 2.70. Từ đó cho thấy kiến thức và phương pháp GDHN của một số GVCN và GV phụ trách công tác HN còn ở mức trung bình và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đây cũng là thực trạng phản ánh nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường hiện nay. Một số GVCN và GV phụ trách công tác GDHN cho rằng chất lượng giáo dục đối với các bộ môn văn hóa phải được quan tâm hàng đầu nhằm đối phó với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cuối cấp. Hơn nữa, tâm lý phụ huynh học sinh cũng mong muốn cho con mình được học tiếp lên bậc THPT chứ chưa quan tâm đến việc GDHN ở độ

tuổi học sinh THCS. Chính vì những lý do trên, GVCN và GV phụ trách công tác GDHN chưa toàn tâm toàn ý đầu tư nâng cao kiến thức và phương pháp GDHN nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Nội dung 3: Sự phối hợp giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn, Đội, gia đình, lực lượng xã hội trong công tác GDHN chưa thống nhất, thiếu đồng bộ

Đánh giá về sự tác động của yếu tố phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDHN cho kết quả trung bình. 17,2% CBQL và GV đánh giá ở mức “Nhiều” và 48,3% đánh giá ở mức “Vừa”, điểm trung bình đạt 2,77. Qua tìm hiểu thực tế tại các trường THCS thuộc quận 10, hầu hết các trường đều chưa thực hiện tốt sự phối hợp các lực lượng mà chỉ khoán trắng cho GV phụ trách HN ở đơn vị. Đội ngũ GVCN và các lực lượng khác chỉ tham gia vào giai đoạn cuối năm học, khi học sinh chuẩn bị hồ sơ thi tuyển vào lớp 10. Điều này phản ánh thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động GDHN còn hạn chế cần khắc phục.

Nội dung 4: Những tác động không tích cực từ môi trường kinh tế - xã hội đến công tác quản lý hoạt động GDHN

Đây là nội dung mà hầu hết CBQL và GV đều nhìn nhận có tác động lớn và gây nhiều khó khăn cho công tác GDHN hiện nay. Số liệu khảo sát cho thấy có 31% CBQL và GV nhìn nhận môi trường kinh tế - xã hội tác động “Nhiều” đến công tác quản lý hoạt động GDHN. Ở mức độ tác động “Vừa”, số liệu khảo sát là 57,8%. Điểm trung bình đạt 3,17.

Kết quả khảo sát chứng tỏ hiện nay môi trường kinh tế - xã hội tác động rất lớn đến công tác quản lý hoạt động GDHN. Qua trao đổi với CBQL và GV tại các trường, phần lớn họ đều cho rằng những nỗ lực của nhà trường trong hoạt động GDHN không có sức thuyết phục và mang lại hiệu quả cao trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội hiện nay. Những tác động không

tích cực đó là: tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn tồn tại trong xã hội, điều kiện làm việc, khả năng tiến thân, chế độ đãi ngộ đối với công nhân chưa tốt…

Nội dung 5: Điều kiện thời gian, cơ sở vật chất cho các hoạt động GDHN không đầy đủ.

Với nội dung trên, 23.3% CBQL và GV thừa nhận sự thiếu hụt về thời gian, CSVC cho hoạt động GDHN đã gây khó khăn “Nhiều” đến công tác quản lý HĐGD. Đối với mức độ tác động “Vừa”, số liệu khảo sát là 56%. Điểm trung bình đạt 3,5. Tìm hiểu hoạt động GDHN tại các trường THCS tại quận 10 hiện nay, tất cả các trường đều đưa tiết GDHN vào thời khóa biểu chính khóa ở khối lớp 9 với thời lượng 1 tiết / tuần bắt đầu từ học kỳ 1. Về tình hình CSVC phục vụ công tác GDHN, hầu hết các trường đều không có phòng HN và tư vấn nghề; trang thiết bị phục vụ cho GDHN hầu như không có, hoạt động tìm hiểu thực tế tại các cơ sở sản xuất được tổ chức lồng ghép vào các buổi tham quan du lịch… Vì thế, hiệu quả công tác GDHN không cao, chưa thu hút được học sinh.

Biểu đồ 2.5 dưới đây phản ánh nhận định của CBQL và GV về những yếu tố gây khó khăn cho hoạt động GDHN. Về phía CBQL, yếu tố gây khó khăn nhiều nhất đến công tác quản lý hoạt động GDHN là những tác động không tích cực từ bên ngoài và sự thiếu thốn về thời gian, CSVC phục vụ cho hoạt động GDHN. Về phía GV, yếu tố được nhìn nhận gây khó khăn nhiều nhất chính là nhận thức về nội dung quản lý hoạt động GDHN thiếu rõ ràng.

Biểu đồ cho thấy thực trạng về nhận thức của đội ngũ GV, những ngườitrực tiếp thực hiện công tác GDHN; trong khi đó, đội ngũ CBQL tuy có chú trọng đến điều kiện, môi trường làm việc của đội ngũ GV nhưng còn thiếu quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của đội ngũ này.

Biểu đồ 2.5: Những yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động GDHN (Mức độ vừa)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)