Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam (Trang 72)

III Côngty tái bảo hiểm: 1 công ty

3.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh tiến trình hội nhập ngành BH bằng cách cam kết thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, cam kết mở cửa thị trường BH theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và cam kết gia nhập WTO. Theo các cam kết đó, mức độ tự do hoá thị trường BH đối với các quốc gia thành viên WTO sẽ dần tăng lên và trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, thị trường BH sẽ được mở cửa hoàn toàn.

Như vậy, đối với các DN trong nước, việc mở cửa các ngành DVBH sẽ đặt ra những yêu cầu và thách thức rất lớn, buộc các DN này phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hội nghị, tăng cường các mối quan hệ đa phương và song phương thông qua Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN và Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý BH, Hiệp hội bảo hiểm và DNBH.

Để giúp các DNBHPNT trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày 29/08/2003 Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường DVBH Việt Nam giai đoạn 2003- 2010, trong đó đã đề ra chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh của cĐVBHNBHnhư sau:

Thứ nhất, Chính phủ có các biện pháp tăng vốn cho các DN nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng giữ lại và đảm bảo an toàn tài chính:

- Đối với DN Nhà nước, nhà nước sẽ có kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệ sau khi doanh nghiệp đã bổ sung vốn từ nguồn vốn tự có hoặc bổ sung bằng trích chuyển một phần dự phòng dao động lớn.

- Đối với các DNBH cổ phần, phải phát hành thêm cổ phiếu hoặc tiến hành các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khuyến khích các DN trong hiện đại hoá công nghệ thông tin, nâng cao trình độ quản lý và năng lực cán bộ. Đối với một số lĩnh vực như định phí, đầu tư tài chính, tin học, Chính phủ cho phép các DN nhà nước được thuê chuyên gia nước ngoài để triển khai vấn đề này.

Thứ ba, tổ chức sắp xếp các DNBH hiện có nhằm phá vỡ thế độc quyền ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành DN:

- Nhà nước không bỏ vốn thành lập thêm các DNBH 100% vốn nhà nước, mà sắp xếp lại các DNBH hiện nay để các DN này có năng lực tài chính và năng lực hoạt động đủ mạnh, góp vốn thành lập công ty cổ phần mang tính chuyên ngành.

- Đối với DNBH cổ phần chuyên ngành được sắp xếp lại theo hướng giảm tỷ trọng vốn góp của các cổ đông lớn là các tổng công ty nhà nước, giảm dần hoạt động đơn ngành tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, mở rộng phạm vi hoạt động.

Thứ tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước góp vốn tham gia hoạt động kinh doanh BH dưới hình thức DNBH cổ phần nếu đáp ứng đủ điều kiện tài chính và năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Căn cứ chủ trương trong chiến lược phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm và từ việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNBHPNT ở phần trên, có thể xác định phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo như sau:

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)