Thách thức

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam (Trang 33)

Cùng với việc tạo ra những cơ hội phát triển cho các, yếu tố tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập thị trường DVBH quốc tế cũng đang đặt ra những khó khăn và thách thức mà các DNBHPNT Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn tới, sức ép cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ BH sẽ ngày một lớn hơn, các DNBHPNT Việt Nam có nguy cơ bị thua thiệt trong cạnh tranh khi mở cửa thị trường dịch vụ BH, thể hiện ở những mặt sau đây:

Thứ nhất, thị trường DVBH Việt Nam với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cao, ổn định sẽ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài - các tập đoàn BH, các DNBH quốc tế hàng đầu với kinh nghiệm kinh doanh lâu năm, phạm vi hoạt động rộng, khả năng tài

chính lớn, trình độ công nghệ cũng như trình độ quản lý vượt trội.., Điều này thật sự là thách thức lớn đối với các DNBHPNT trong nước.

Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành BH thì từ nay cho đến 2010, số DNBH sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng tăng trưởng của ngành. Lộ trình thực hiện rào cản Thương mại theo Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ đối với dịch vụ BH là 5 năm kể từ ngày có Hiệp định có hiệu lực, kết thúc vào cuối năm 2006. Theo đó các công ty BH của Mỹ sẽ được phép tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam, theo lộ trình đã qui định.

Thứ hai, chất lượng phục vụ, sự đa dạng hoá của sản phẩm BH, tiềm lực về vốn, chính sách giá, trình độ và công nghệ quản lý.., đều là những điểm yếu của các DNBH Việt Nam trong điều kiện diễn ra quá trình giảm bớt và đi đến xoá bỏ sự bảo hộ của Nhà nước đối với các DNBH trong nước. Hơn nữa, tình hình cạnh tranh trên thị trường còn diễn ra thiếu lành mạnh, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh... cũng là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động của các DNBHPNT Việt Nam.

Thứ ba, trình độ tổ chức quản lý, năng lực hoạt động của các DNBHPNT Việt Nam còn hạn chế, các DN chưa có điều kiện áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý kinh doanh. Đội ngũ cán bộ hoạt động kinh doanh BH chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực tính phí BH, trích lập dự phòng, thẩm định và đánh giá rủi ro.

Thứ tư, ngay tại thị trường trong nước xu hướng “giao thoa” giữa ngân hàng và BH bắt đầu thể hiện rõ, càng tăng thêm các đầu mối cung cấp dịch vụ bảo hiểm, cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch “lấn sân” trên thị trường BH.

Phạm vi đầu tư hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp, hoạt động nghiên cứu thị trường và sử dụng các công cụ Marketing chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh do chưa có kinh nghiệm và khả năng tài chính.., là tất cả những khó khăn thách thức đòi hỏi các DNBHPNT Việt Nam phải có chiến lược khắc phục để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, từ những cơ hội và thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO đã cho thấy: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

DNBHPNT là một vấn đề cần thiết khách quan. Đòi hỏi các DNBHPNT Việt Nam phải khẩn trương cải tiến và đẩy mạnh các mặt hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhanh chóng mở rộng thị phần…Về phía Nhà nước cũng phải có lộ trình thể chế cho phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường cạnh tranh lành mạnh để giúp các DNBHPNT nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Chương 2

thực trạng hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

việt nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)