III Côngty tái bảo hiểm: 1 công ty
2.2.2.2. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của DNBH được xem xét chủ yết qua các chỉ tiêu như: khả năng về vốn, trích lập các qũy dự phòng và hoạt động tái BH. Cụ thể như sau:
Hiện nay, quy mô vốn của các DNBHPNT Việt Nam còn hạn chế, tương quan về vốn và thị phần giữa các DNBHPNT có vốn nước ngoài và các DNBHPNT của Việt Nam có sự chênh lệch tương đối đáng kể.
Theo quy định của "Luật kinh doanh bảo hiểm", yêu cầu về vốn pháp định đối với các DNBH như sau:
TT Loại hình doanh nghiệp Mức vốn pháp định
1 2 3
DNBHPNT DNBHNT
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
140 tỷ VNĐ hoặc 10 triệu USD 70 tỷ VNĐ hoặc 5 triệu USD 4 tỷ VNĐ hoặc 300.000 USD
Trước năm 2002, một số DNBHPNT hoạt động trên thị trường có mức vốn điều lệ dưới 70 tỷ VN đồng (Bảo Long: 24 tỷ, PJICO: 55 tỷ, PTI: 64 tỷ). Sau khi “Luật kinh doanh bảo hiểm” có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành, để đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định, đồng thời để tăng khả năng về tài chính, các DN đã chú trọng tới việc tăng vốn điều lệ dưới nhiều hình thức như phát hành cổ phiếu...
Dưới đây cho biết tiềm lực về vốn của các DNBHPNT Việt Nam.
Biểu 2.7: Thực trạng về vốn của các DNBHPNT
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Đơn vị: tỷ VNĐ
TT Doanh nghiệp Vốn điều lệ
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 Bảo Việt Việt Nam 586 586 - 900 900 900 2 Bảo Minh - - - 1.100 1.100 1.100 3 PJICO 55 70 70 70 70 140 4 PVI - - - 100 100 150 5 PTI 64 70 70 70 70 105 6 Bảo Long 24 50 50 70 70 160 Nguồn: [48]; [31, tr.33].
Như vậy, các DNBHPNT đã đáp ứng được yêu cầu của Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định các DNBH có số vốn thấp hơn mức vốn pháp định trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực (ngày 15/08/2001) phải bổ sung vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định. Với số vốn như trên, thì ngoài các DNBH là Bảo Việt, Bảo Minh và PVI thì các DNBHPNT còn lại mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định. Mà lượng vốn để cho các DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh tranh và năng lực tài chính thì cần phải lớn hơn rất nhiều. So với các DN Nhà nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài thì khả năng về vốn của các DNBH cổ phần còn rất khiêm tốn. Chính điều này đã khiến cho khách hàng chưa thực sự yên tâm khi tham gia bảo hiểm. Sở dĩ có tình trạng trên là do những nguyên nhân sau:
- Một là, do mức vốn pháp định trước đây quy định nhỏ (20 tỷ VNĐ hoặc 2 triệu USD đối với DNBH Việt Nam và Công ty liên doanh - Điều 22 Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993) . Điều này đã hạn chế qui mô về vốn của các DNBH, khiến các DN này khó có thể theo kịp yêu cầu về vốn khi “Luật kinh doanh bảo hiểm” được ban hành có hiệu lực.
- Hai là, các DNBH chưa chú trọng tới việc tăng vốn mà chỉ mới chú trọng tới việc khai thác, mở rộng thị phần. Cho tới hiện nay, việc tăng vốn điều lệ của các DNBH thực hiện phần nào còn mang tính đối phó, chỉ cần huy động vốn đủ theo yêu cầu của "Luật kinh doanh bảo hiểm". Ngoài ra các DNBH cổ phần còn phải chịu sức ép duy trì và tăng trưởng ổn định lợi tức cổ phần của các cổ đông, đây là khó khăn đối với các DNBHPNT cổ phần khi muốn tăng vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của DN mình.
Đặc biệt là đối với các DNBHPNT cổ phần, số vốn nhỏ đã hạn chế khả năng nhận BH và tỷ lệ phí giữ lại còn thấp. DNBH còn phải phụ thuộc nhiều vào tái BH khi khai thác dịch vụ. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các DN.
* Tình hình trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ
ở nước ta từ năm 1994, theo Thông tư 45/TC/CĐTC ngày 30/05/1994 của Bộ tài chính quy định các DNBHPNT đều phải trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ như : dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn. Sau khi "Luật kinh doanh bảo hiểm" có hiệu lực, Thông tư số 99/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ tài chính quy định các quỹ dự phòng nghiệp vụ BHPNT (bao gồm: dự phòng phí chưa được hưởng; dự
phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết; dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất) và phương pháp trích lập các loại dự phòng này.
Tuân thủ quy định của pháp luật và để đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho việc thanh toán bồi thường và trả tiền BH, các DNBHPNT đã thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ cho các năm tài chính. Nhưng do dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí BH giữ lại của các DN nên thông thường, lượng trích lập dự phòng nghiệp vụ hàng năm biến động tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về doanh thu phí BH thuần của DNBH.
Trong thực tế việc trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ tại các DNBHPNT đã bộc lộ những hạn chế sau:
- Thứ nhất, quy định của Thông tư 99/2004/TT-BTC đã cho các DNBH được lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng khác nhau và các phương pháp này có thể thay đổi giữa các năm, điều này dẫn tới việc thực hiện trích lập không thống nhất giữa các DNBH, gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Ngoài ra, do qũy dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí kinh doanh của DN nên các DN thường sử dụng các phương pháp trích lập như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh kết quả kinh doanh hàng năm.
- Thứ hai, để việc trích lập dự phòng phí theo phương pháp hệ số được chính xác thì đòi hỏi công tác thống kê và hệ thống phần mềm quản lý hợp đồng BH, hồ sơ bồi thường của các DN phải tiện ích và phù hợp. Đây là một khó khăn đối với các DNBHPNT Việt Nam, đặc biệt khối các DN cổ phần do các DN này hầu như đều có thời gian hoạt động chưa nhiều, doanh thu hạn chế nên việc đầu tư cho các phần mềm quản lý còn thiếu đồng bộ. Cũng theo quy định tại Thông tư 99/2004/TT-BTC thì từ năm 2006, phương pháp trích lập theo tỷ lệ % sẽ không được sử dụng. Quy định này đòi hỏi các DN phải xây dựng và hoàn thiện ngay hệ thống thống kê và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác này.
- Phương pháp trích lập dự phòng theo hệ số phát sinh bồi thường đòi hỏi tính ổn định tương đối cao về tổn thất phát sinh của các DN qua từng năm. Tuy nhiên, thực tế thị trường DVBH nước ta còn phát triển ở trình độ thấp, các sản phẩm BH chưa phong phú, số vụ tổn thất mang tính thảm hoạ chưa nhiều, đặc biệt là đối với các DNBHPNT mới thành lập. Do đó, nếu chỉ dựa vào số liệu thống kê tổn thất của các năm trước để
trích lập dự phòng bồi thường sẽ dẫn đến trích lập chưa đủ, không đảm bảo để chi trả bồi thường. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và phần mềm phục vụ công tác thống kê và quản lý dữ liệu về tổn thất, bồi thường tại một số DNBH nhỏ hiện nay vẫn chưa ổn định nên việc các DN này áp dụng phương pháp này sẽ gặp khó khăn.
* Hoạt động tái bảo hiểm
Năng lực tài chính của các DNBHPNT còn được biểu hiện thông qua hoạt động tái BH. Việc tăng tỷ lệ phí BH giữ lại không những làm tăng vốn có thể đầu tư của DN mà còn cho phép DN được chủ động hơn khi khai thác các dịch vụ BH.
Thông qua hoạt động kinh doanh nhượng tái BH, các DNBHPNT đã góp phần làm tăng tỷ lệ phí BH giữ lại trong nước, tăng tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế, nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh. Số liệu ở biểu 2.8 dưới đây cho thấy tình hình tái BH của các DNBHPNT.
Bảng 2.8: Hoạt động tái bảo hiểm của các DNBHPNT
giai đoạn 2003 - 2006 Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1. Phí BH gốc 3.875 4.768 5.486 6.360 2. Phí nhượng TBH 1.215 1.609 1.641 2.491 3. Tỷ lệ phí nhượng TBH/ Phí BH gốc 31,35% 33,75% 29,91% 39,16% 4. Phí nhận tái BH 38 63 98 556 5. Phí BH giữ lại + Phí nhận TBH 2.638 3.222 3.992 4.425 6. Tỷ lệ phí BH giữ lại + Phí nhận TBH/Phí BH gốc 68,08% 67,58% 72,12% 69,57% Nguồn: [48]; [13, tr.72-73].
Qua bảng số liệu cho thấy năng lực của các DNBHPNT thông qua hoạt động tái cũng được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ phí BH giữ lại của các DNBHPNT đã tăng lên đều đặn
trong những năm gần đây (chiếm 72,12% năm 2005; 69,57% năm 2006) cho thấy năng lực tài chính cũng như năng lực hoạt động của các DNBHPNT đang dần phát triển.