Thực trạng tồn trữ thuốc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an minh, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 38)

3.1.1.1. Lượng thuốc tồn trữ tại kho của khoa Dược

Bệnh viện đa khoa huyện An Minh không tổ chức đấu thầu thuốc, nguồn cung ứng chủ yếu là gói thầu tập trung của Sở Y tế Kiên Giang. Các kho có mở sổ thẻ kho theo dõi xuất - nhập - tồn, theo dõi hạn dùng và thuốc cận hạn nên đảm bảo không để thuốc cận hạn, quá hạn trong danh mục thuốc tồn kho của bệnh viện.

Để đánh giá cơ số tồn kho dự trữ thuốc của bệnh viện đa khoa huyện An Minh chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị tồn kho thuốc năm 2014. Kết quả được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.6. Giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2014

Giá trị tiền thuốc tồn kho (VNĐ) Tiền thuốc sử dụng bình quân 1 tháng (VNĐ) Thời gian sử dụng thuốc dự trữ (tháng) (1) (2) (3)=(1) : (2) 2.184.783.082 1.149.885.832 1,9

Kết quả trên cho thấy lượng thuốc dự trữ năm 2014 trong kho của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh năm 2014 luôn đảm bảo sử dụng được gần hai tháng. Thực tế lượng tồn trữ trong kho không phải các thuốc đều hết cùng một lúc, có loại sử dụng nhiều, có loại sử dụng ít nên trong thời

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

33

gian gần hai tháng nếu thuốc nào hết bệnh viện đủ thời gian để tiến hành các thủ tục mua sắm. Như vậy lượng thuốc tồn trữ của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh là hợp lý, đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh viện.

Sắp xếp thuốc trong kho: các thuốc trong kho được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý và dạng bào chế. Riêng thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần được sắp xếp trong tủ riêng có khóa chắc chắn.

3.1.1.2. Bảo quản thuốc

Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh được xây dựng kiên cố nằm ở tầng trệt gồm kho chính, kho cấp phát lẻ ngoại trú, kho cấp phát lẻ nội trú có diện tích đạt từ 25m2 trở lên.

Kho cấp phát lẻ ngoại trú được bố trí gần khoa khám bệnh, thuận tiện cho việc cấp phát cho bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú.

Bảng 3.7. Diện tích các kho của khoa Dược

STT Hệ thống kho Diện tích (m2) Loại nhà

1 Kho chính 35 Cấp 3

2 Kho lẻ ngoại trú 25 Cấp 3

3 Kho lẻ nội trú 27 Cấp 3

Các kho của khoa Dược nằm ở tầng 1 được lót gạch sạch sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh, thông thoáng, các kho được bố trí tương đối hợp lý, kho chính được bố trí thuận tiện cho việc cấp phát cho các kho lẻ. Tuy nhiên diện tích của các kho còn nhỏ chưa đạt đủ diện tích theo yêu cầu là khoảng 30m2, do đó chưa đáp ứng được hết các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

34

Số lượng trang thiết bị của kho Dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị của kho khoa Dược

STT Trang thiết bị Kho chính Kho lẻ ngoại trú Kho lẻ nội trú 1 Điều hòa 01 01 01 2 Ẩm kế, nhiệt kế 01 01 01 3 Giá sắt sơn chống gỉ 06 02 04 4 Kệ sắt sơn chống gỉ 02 02 02 5 Tủ nhôm kính 01 0 02 6 Tủ lạnh 0 01 01 7 Bình hút ẩm 01 01 01 8 Bình cứu hỏa 01 01 01 9 Bàn ra lẻ thuốc 0 01 01 10 Xe đẩy thuốc 01 01 01

Hệ thống trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung ứng, bảo quản và tồn trữ thuốc. Kho dược Bệnh viện đa khoa huyện An Minh được trang bị các trang thiết bị như: Nhà kho (kho chính, kho lẻ ngoại trú, kho lẻ nội trú được bố trí ở tầng 1, nền kho cao ráo, đảm bảo thông thoáng, chống ẩm và đề phòng lủ lụt, thiên tai); tủ thuốc, giá kệ, điều hòa nhiệt độ,

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

35

nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh và các phương tiện phòng chống cháy nổ, mối mọt, chuột… đáp ứng được các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.

Hệ thống trang thiết bị của kho dược được trang bị tương đối đầy đủ nhưng có một số trang thiết bị cũ, công suất nhỏ hoạt động kém hiệu quả.

Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản đúng quy định của nhà sản xuất, ở điều kiện bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng, nhiệt độ từ 15-250

C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300C. Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương đối theo quy định không quá 70%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày của các kho

STT Hệ thống kho 2 lần/ngày 1 lần/ngày Không Tổng

1 Kho chính 58 1 1 60

2 Kho lẻ ngoại trú 58 1 1 60

3 Kho lẻ nội trú 59 1 0 60

Tổng 175 3 2 180

Qua bảng khảo sát trên cho thấy số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho là tương đối tốt, số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày tại các kho là: kho lẻ ngoại trú và kho chính là 58/60 ngày được theo dõi;

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

36

kho lẻ nội trú là 59/60 ngày được theo dõi. Số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 1 lần/ngày chỉ có 1 ngày tại kho chính, kho lẻ ngoại trú và kho lẻ nội trú.

Như vậy các kho luôn chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đáp ứng đúng yêu cầu của nhà sản xuất đề ra.

Bảng 3.10. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho

STT Hệ thống kho 2 lần/ngày Đúng giờ Không đúng giờ

1 Kho chính 58 58 0

2 Kho lẻ ngoại trú 58 57 1

3 Kho lẻ nội trú 59 58 1

Tổng 175 173 2

Dựa vào bảng khảo sát trên thì kết quả khảo sát được số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ của các kho là tương đối đầy đủ, chỉ có kho lẻ ngoại trú và kho lẻ nội trú, mỗi kho chỉ có theo dõi 1 lần không đúng giờ.

Từ kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày và theo dõi giờ theo quy định của các kho, ta có bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt tại các kho như sau:

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

37

Bảng 3.11. Theo dõi nhiệt độ đạt/không đạt của các kho

STT Hệ thống kho Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt

Số ngày theo dõi nhiệt độ không đạt

1 Kho chính 58 2

2 Kho lẻ ngoại trú 57 3

3 Kho lẻ nội trú 57 3

Tổng 172 8

Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt của kho chính là 58 ngày; kho lẻ ngoại trú, kho lẻ nội trú là 57 ngày. Như vậy trong 60 ngày theo dõi nhiệt độ của các kho, chỉ có 57-58 ngày thuốc được bảo quản đạt nhiệt độ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiệt độ bảo quản thuốc tại các kho thuốc của khoa dược bệnh viện chưa đạt được hết theo yêu cầu của nhà sản xuất, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó đây cũng là một trong những nguyên nhân cần phải khắc phục.

Như vậy để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc thì người thủ kho luôn luôn phải tuân thủ đúng các quy định theo dõi nhiệt độ, từ đó nâng cao được hiệu quả đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

38

Bảng 3.12. Theo dõi độ ẩm đạt/không đạt của các kho

STT Hệ thống kho

Số ngày theo dõi độ ẩm đạt

Số ngày theo dõi độ ẩm không đạt

1 Kho chính 58 2

2 Kho lẻ ngoại trú 57 3

3 Kho lẻ nội trú 58 2

Tổng 173 7

Qua bảng khảo sát ta thấy số ngày theo dõi độ ẩm đạt yêu cầu tại các kho là tương đối cao kho chính và kho lẻ nội trú là 58/60 ngày còn kho lẻ ngoại trú là 57/60 ngày; số ngày theo dõi độ ẩm không đạt tại các kho chỉ có từ 2 đến 3 ngày. Trên thực tế qua trao đổi trực tiếp với các thủ kho thì trong những ngày ẩm ướt độ ẩm trong kho có những ngày lên đến 85% mặc dù các thiết bị máy móc hút ẩm đã hoạt động hết công suất.

Qua đó cho thấy tuy khoa dược đã được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện bảo quản thuốc nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu, điều kiện bảo quản, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó không sát thực với thực tế.

Vậy để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đặt ra, thì người thủ kho phải thường xuyên theo dõi điều kiện độ ẩm hàng ngày đúng quy định về thời gian cũng như các quy định khác để nâng cao điều kiện bảo quản thuốc được tốt hơn, các phương tiện bảo quản cần được trang bị đầy đủ, đúng yêu cầu, đáp ứng được các yêu cầu bảo quản thuốc của nhà sản xuất và phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, tránh hư hỏng, chất lượng không đạt yêu cầu.

123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc

39

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an minh, tỉnh kiên giang năm 2014 (Trang 38)