Hồi cứu báo cáo sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2014, báo cáo công tác khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2014, phần mềm quản lý sử dụng thuốc.
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
28
Thu thập thông tin chi tiết (tên biệt dược, tên hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, đơn vị tính, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước sản xuất đơn giá, số lượng) của toàn bộ thuốc tân dược sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện An Minh năm 2014 từ các thông tin chi tiết từ phần mềm quản lý nhập - xuất - tồn của bệnh viện.
Đánh giá thuốc sử dụng theo cơ cấu sau:
- Cơ cấu thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý: Phân loại dựa theo nhóm tác dụng dược lý quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BYT.
- Cơ cấu thuốc sử dụng đơn thành phần hay đa thành phần.
- Cơ cấu thuốc mang tên gốc hay tên thương mại: Zantac (Ranitidin), Verospiron (Spironolacton)
- Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng bào chế: Thuốc tiêm - tiêm truyền, thuốc uống…
Áp dụng phương pháp phân tích ABC đối với phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014.
Phân tích dựa trên cơ sở báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 lưu tại khoa dược. Công cụ hỗ trợ phân tích là phần mềm Excell for Windows. Các bước tiến hành phân tích như sau:
- Bước 1: Trích xuất các thông tin sau từ báo cáo sử dụng thuốc năm 2014 của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh: tên thuốc, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng.
- Bước 2: Tính số tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi thuốc.
- Bước 3: Tính giá trị % cho mỗi thuốc bằng cách lấy số tiền của mỗi thuốc chia cho tổng số tiền.
- Bước 4: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự % giảm dần.
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
29
- Bước 5: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị của mỗi thuốc: bắt đầu với % giá trị thuốc số 1 sau đó cộng với % giá trị thuốc tiếp theo trong danh sách. Tiếp tục tiến hành như vậy cho đến hết.
- Bước 6: Phân hạng ABC đối với từng thuốc:
+ Thuốc hạng A: Thuốc có giá trị chiếm 75%-80% so với tổng giá trị tiền thuốc.
+ Thuốc hạng B: Thuốc có giá trị chiếm từ 15%- 20% so với tổng giá trị tiền thuốc.
+ Thuốc hạng C: Thuốc có giá trị chiếm từ 5%- 10% so với tổng giá trị tiền thuốc.
Từ số liệu bảng đã xử lý, tiến hành phân tích:
- Cơ cấu các nhóm thuốc tiêu thụ thuộc hạng A
- Cơ cấu tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh thuộc hạng A
2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel với các kỹ thuật phân tích:
- Phương pháp tính tỷ trọng:
Là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng nghiên cứu. Từ đó có thể phân tích được các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể.
- Phương pháp phân tích ABC: Áp dụng đối với phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014
2.6. Các biến số nghiên cứu
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
30
Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến Loại biến Định nghĩa biến
Nguồn thu thập * Tồn trữ, cấp phát thuốc 1 Thời gian cấp phát thuốc Rời rạc
Thời gian từ khi nhận đơn đến khi bệnh nhân nhận được đầy đủ thuốc
Quan sát trực tiếp 2 Thuốc được cấp phát thực tế Nhị phân Có: khoản mục thuốc được phát đúng với khoản mục thuốc được
kê trong đơn
Xem trực tiếp 3 Thuốc được dán nhãn đầy đủ Nhị phân Có: nhãn thuốc có đầy đủ các nội dung: tên bệnh nhân, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, liều dùng 1 lần, liều dùng 24 giờ, chú ý khi sử dụng Xem trực tiếp 4 Bệnh nhân hiểu
biết về liều đúng Nhị phân
Có hiểu biết: Nhắc lại được cách dùng thuốc của 100% thuốc trong
đơn được lĩnh Phỏng vấn 5 Bệnh nhân hài lòng, rất hài lòng, không hài lòng Phân hạng Bệnh nhân hài lòng, rất hài lòng, không hài lòng
với hoạt động cấp phát
Phỏng vấn
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
31 với hoạt động cấp phát thuốc thuốc * Sử dụng thuốc 6 Số thuốc của mỗi nhóm Rời rạc Số thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Hồi cứu 7 Giá trị tiêu thụ thuốc của từng nhóm
Rời rạc Giá trị tiêu thụ theo nhóm tác dụng dược lý
Hồi cứu
8 Thuốc sản xuất
trong nước Nhị phân
Là những thuốc sản xuất trong nước
Hồi cứu 9 Thuốc nhập khẩu Nhị phân Là những thuốc nhập
khẩu Hồi cứu 10 Thuốc đơn thành phần Nhị phân Là những thuốc có một hoạt chất Hồi cứu 11 Thuốc đa thành phần Nhị phân Là những thuốc có từ hai hoạt chất trở lên
Hồi cứu
12 Thuốc mang tên
gốc Nhị phân
Là những thuốc mang tên chung quốc tế hoặc
tên khoa học
Hồi cứu
13 Thuốc mang tên
biệt dược Nhị phân
Là những thuốc có tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra, khác với tên
gốc hoặc tên chung quốc tế
Hồi cứu
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
32
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2014 An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2014
3.1.1. Thực trạng tồn trữ thuốc
3.1.1.1. Lượng thuốc tồn trữ tại kho của khoa Dược
Bệnh viện đa khoa huyện An Minh không tổ chức đấu thầu thuốc, nguồn cung ứng chủ yếu là gói thầu tập trung của Sở Y tế Kiên Giang. Các kho có mở sổ thẻ kho theo dõi xuất - nhập - tồn, theo dõi hạn dùng và thuốc cận hạn nên đảm bảo không để thuốc cận hạn, quá hạn trong danh mục thuốc tồn kho của bệnh viện.
Để đánh giá cơ số tồn kho dự trữ thuốc của bệnh viện đa khoa huyện An Minh chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị tồn kho thuốc năm 2014. Kết quả được trình bày tại bảng sau:
Bảng 3.6. Giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2014
Giá trị tiền thuốc tồn kho (VNĐ) Tiền thuốc sử dụng bình quân 1 tháng (VNĐ) Thời gian sử dụng thuốc dự trữ (tháng) (1) (2) (3)=(1) : (2) 2.184.783.082 1.149.885.832 1,9
Kết quả trên cho thấy lượng thuốc dự trữ năm 2014 trong kho của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh năm 2014 luôn đảm bảo sử dụng được gần hai tháng. Thực tế lượng tồn trữ trong kho không phải các thuốc đều hết cùng một lúc, có loại sử dụng nhiều, có loại sử dụng ít nên trong thời
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
33
gian gần hai tháng nếu thuốc nào hết bệnh viện đủ thời gian để tiến hành các thủ tục mua sắm. Như vậy lượng thuốc tồn trữ của Bệnh viện đa khoa huyện An Minh là hợp lý, đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Sắp xếp thuốc trong kho: các thuốc trong kho được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý và dạng bào chế. Riêng thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần được sắp xếp trong tủ riêng có khóa chắc chắn.
3.1.1.2. Bảo quản thuốc
Hệ thống kho thuốc của khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh được xây dựng kiên cố nằm ở tầng trệt gồm kho chính, kho cấp phát lẻ ngoại trú, kho cấp phát lẻ nội trú có diện tích đạt từ 25m2 trở lên.
Kho cấp phát lẻ ngoại trú được bố trí gần khoa khám bệnh, thuận tiện cho việc cấp phát cho bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú.
Bảng 3.7. Diện tích các kho của khoa Dược
STT Hệ thống kho Diện tích (m2) Loại nhà
1 Kho chính 35 Cấp 3
2 Kho lẻ ngoại trú 25 Cấp 3
3 Kho lẻ nội trú 27 Cấp 3
Các kho của khoa Dược nằm ở tầng 1 được lót gạch sạch sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh, thông thoáng, các kho được bố trí tương đối hợp lý, kho chính được bố trí thuận tiện cho việc cấp phát cho các kho lẻ. Tuy nhiên diện tích của các kho còn nhỏ chưa đạt đủ diện tích theo yêu cầu là khoảng 30m2, do đó chưa đáp ứng được hết các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
34
Số lượng trang thiết bị của kho Dược bệnh viện đa khoa huyện An Minh được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị của kho khoa Dược
STT Trang thiết bị Kho chính Kho lẻ ngoại trú Kho lẻ nội trú 1 Điều hòa 01 01 01 2 Ẩm kế, nhiệt kế 01 01 01 3 Giá sắt sơn chống gỉ 06 02 04 4 Kệ sắt sơn chống gỉ 02 02 02 5 Tủ nhôm kính 01 0 02 6 Tủ lạnh 0 01 01 7 Bình hút ẩm 01 01 01 8 Bình cứu hỏa 01 01 01 9 Bàn ra lẻ thuốc 0 01 01 10 Xe đẩy thuốc 01 01 01
Hệ thống trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung ứng, bảo quản và tồn trữ thuốc. Kho dược Bệnh viện đa khoa huyện An Minh được trang bị các trang thiết bị như: Nhà kho (kho chính, kho lẻ ngoại trú, kho lẻ nội trú được bố trí ở tầng 1, nền kho cao ráo, đảm bảo thông thoáng, chống ẩm và đề phòng lủ lụt, thiên tai); tủ thuốc, giá kệ, điều hòa nhiệt độ,
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
35
nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh và các phương tiện phòng chống cháy nổ, mối mọt, chuột… đáp ứng được các yêu cầu bảo quản và tồn trữ thuốc.
Hệ thống trang thiết bị của kho dược được trang bị tương đối đầy đủ nhưng có một số trang thiết bị cũ, công suất nhỏ hoạt động kém hiệu quả.
Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản đúng quy định của nhà sản xuất, ở điều kiện bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng, nhiệt độ từ 15-250
C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300C. Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương đối theo quy định không quá 70%.
Bảng 3.9. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày của các kho
STT Hệ thống kho 2 lần/ngày 1 lần/ngày Không Tổng
1 Kho chính 58 1 1 60
2 Kho lẻ ngoại trú 58 1 1 60
3 Kho lẻ nội trú 59 1 0 60
Tổng 175 3 2 180
Qua bảng khảo sát trên cho thấy số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho là tương đối tốt, số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày tại các kho là: kho lẻ ngoại trú và kho chính là 58/60 ngày được theo dõi;
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
36
kho lẻ nội trú là 59/60 ngày được theo dõi. Số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 1 lần/ngày chỉ có 1 ngày tại kho chính, kho lẻ ngoại trú và kho lẻ nội trú.
Như vậy các kho luôn chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đáp ứng đúng yêu cầu của nhà sản xuất đề ra.
Bảng 3.10. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho
STT Hệ thống kho 2 lần/ngày Đúng giờ Không đúng giờ
1 Kho chính 58 58 0
2 Kho lẻ ngoại trú 58 57 1
3 Kho lẻ nội trú 59 58 1
Tổng 175 173 2
Dựa vào bảng khảo sát trên thì kết quả khảo sát được số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đúng giờ của các kho là tương đối đầy đủ, chỉ có kho lẻ ngoại trú và kho lẻ nội trú, mỗi kho chỉ có theo dõi 1 lần không đúng giờ.
Từ kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày và theo dõi giờ theo quy định của các kho, ta có bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm đạt/không đạt tại các kho như sau:
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
37
Bảng 3.11. Theo dõi nhiệt độ đạt/không đạt của các kho
STT Hệ thống kho Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt
Số ngày theo dõi nhiệt độ không đạt
1 Kho chính 58 2
2 Kho lẻ ngoại trú 57 3
3 Kho lẻ nội trú 57 3
Tổng 172 8
Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt của kho chính là 58 ngày; kho lẻ ngoại trú, kho lẻ nội trú là 57 ngày. Như vậy trong 60 ngày theo dõi nhiệt độ của các kho, chỉ có 57-58 ngày thuốc được bảo quản đạt nhiệt độ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế thì nhiệt độ bảo quản thuốc tại các kho thuốc của khoa dược bệnh viện chưa đạt được hết theo yêu cầu của nhà sản xuất, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó đây cũng là một trong những nguyên nhân cần phải khắc phục.
Như vậy để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc thì người thủ kho luôn luôn phải tuân thủ đúng các quy định theo dõi nhiệt độ, từ đó nâng cao được hiệu quả đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
38
Bảng 3.12. Theo dõi độ ẩm đạt/không đạt của các kho
STT Hệ thống kho
Số ngày theo dõi độ ẩm đạt
Số ngày theo dõi độ ẩm không đạt
1 Kho chính 58 2
2 Kho lẻ ngoại trú 57 3
3 Kho lẻ nội trú 58 2
Tổng 173 7
Qua bảng khảo sát ta thấy số ngày theo dõi độ ẩm đạt yêu cầu tại các kho là tương đối cao kho chính và kho lẻ nội trú là 58/60 ngày còn kho lẻ ngoại trú là 57/60 ngày; số ngày theo dõi độ ẩm không đạt tại các kho chỉ có từ 2 đến 3 ngày. Trên thực tế qua trao đổi trực tiếp với các thủ kho thì trong những ngày ẩm ướt độ ẩm trong kho có những ngày lên đến 85% mặc dù các thiết bị máy móc hút ẩm đã hoạt động hết công suất.
Qua đó cho thấy tuy khoa dược đã được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện bảo quản thuốc nhưng cũng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu, điều kiện bảo quản, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó không sát thực với thực tế.
Vậy để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đặt ra, thì người thủ kho phải thường xuyên theo dõi điều kiện độ ẩm hàng ngày đúng quy định về thời gian cũng như các quy định khác để nâng cao điều kiện bảo quản thuốc được tốt hơn, các phương tiện bảo quản cần được trang bị đầy đủ, đúng yêu cầu, đáp ứng được các yêu cầu bảo quản thuốc của nhà sản xuất và phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, tránh hư hỏng, chất lượng không đạt yêu cầu.
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
39
3.1.2. Thực trạng cấp phát thuốc
3.1.2.1. Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện An Minh:
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược
123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc123.doc
40
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
Bệnh nhân sau khi được bác sĩ khám và chẩn đoán, kê đơn thuốc qua phần mềm quản lý đơn thuốc chuyển đến bộ phận thu viện phí xác nhận đã thanh toán rồi mới đến kho cấp phát lẻ ngoại trú nhận thuốc (thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu). Đơn thuốc gồm 2 liên, bệnh nhân giữ 1 liên nhân viên cấp phát thuốc giữ 1 liên. Mỗi ngày trung bình có khoảng 300 bệnh nhân được cấp phát ngoại trú, ngày đầu tuần lên đến 400 bệnh nhân. Đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và bệnh nhân có thể dùng đơn thuốc đó để mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện hoặc các nhà thuốc khác.
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú
Khoa dược bố trí nhân viên đưa thuốc tận các khoa lâm sàng, ngày thứ 6 cấp phát luôn cho ngày ngày thứ 7 và chủ nhật, ngày lể, tết nếu nghỉ