Nguồn vốn nước ngoài

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ” doc (Trang 34 - 40)

Thứ nhất: Tiếp tục ổn định chính trị- kinh tế- xã hội

Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu và lầ cơ sở của sự tăng trưởng, là cơ sở để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài . bởi vì khi nhà đầu tư quyết đinh bỏ

vốn đầu tư dài hạn thì vấn đề ổn định chính trị- kinh tế- xã hội Việt Nam cần tiến hành đổi mới trên tất cả các lĩnh vực cho phù hợp với thực tiễn, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố

cốt lõi. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng trong suốt 7 thập kỷ qua là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Từ khi Việt Nam thực hiện sự nghiệp đổi mới thì ổn định chính trị- kinh tế- xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, tình hình xã hội còn nhièu tiêu cựcvà nhiều vấn đề cần phải tiếp giải quyết như: tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, thất nghiệp gia tăng, phân hoá giàu nghèo… đang là những yếu tố tác động mạnh tới sự ổn định. Đây là những vấn đề cần giải quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời ở mọi cấp, mọi

nơi, mọi cương vị. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế hành chính và pháp luật để đảy lùi những tiêu cực về mặt xã hội, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư. đặc biệt chú trọng cải thiện môi trường pháp lý, tạo điều

kiện thông thoáng về pháp lý cho hoạt động đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt

Nam và thông lệ quốc tế ở mọi giai đoạn phát triển. Xây dựng hệ thống luật thống

nhất và hoàn chỉnh, sớm ban hành những luật còn thiếu như luật kinh doanh bất động sản, luật thương mại, luật cạnh tranh và độc quyền.

Môi trường chính trị- kinh tế- xã hội ổn định đang trơe thành nhân tố cớ bản đem lại lợi thế cho Việt Nam , lôi kéo ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào hạot động, tạo cho chúng ta có cơi hội để lựa chọn đối tác, mạng lại hiệu quả trong kinh

doanh cần tiếp tục củng cố.

Thứ hai: Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

Đây là một nỗ lực tạo môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn. Điều này hết

sức quan trọngkhi các nhà đầu tư quyết định đưa vốn của mình vào hoạt động. Cơ

sở hạ tầng tốt, thuận lợi sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện

dự án đạt hiệu quả. Ngược lại, cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm giảm hiệu lực thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều yếu kém như: đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc… chưa đáp ứng được điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vì vậy, nhà nước cần đầu tư xây dựng phát triển bằng nhiều hình thức và có các ưu đãi về thuế so với

các lĩnh vực khác. Chính phủ cần giành một khối lượng lớn tài chính để mở rộng

hoặc nâng cấp các tuyến đường giao thông, đặc biệt là các thành phố lớn. Vì đây là

lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn mà thời gian thu hồi vốn lại dài, do đó tư nhân không

thể làm được. Trước mắt cần tập trung các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng, ngành trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng. Cụ thể, đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng có tác dụng thúc đẩy nhanh sự tiến bộ của khoa học

công nghệ, dảm bảo an ninhquốc phòng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, đem lại

GDP và tích luỹ lớn, có tỷ trọng chi phối nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cân đối

chủ yếu về kinh tế xã hội của đất nước; những ngành, vùng tạo ra nhièu công ăn

việc làm để tăng thu nhập cho người dân, từ đó có tác động thúc đẩy và tạo điều

kiện cho các vùng, ngành khác phát triển.

Thứ ba : Tiếp tục huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư.

Đặc biệt là nguồn vốn FDI, vốn trong dân và các doanh nghiệp. Khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần kinh tế sản xuất, tăng thu cho ngân sách, huy động đến mức tối đa nguồn vốn trong nước, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để huy động

cùng phát triển, tăng quy mô. Mặt khác cần nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người ý thức được vai trò của việc huy động vốn đầu tư. Nhận thức được rõ ràng

tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để đảm bảo một sự

phát triển nhanh, bền vững, đưa đất nước ngày càng phồn vinh. Cần quán triệt theo

tinh thần Đại hội Đảng VIII đề ra là nhà nước hỗ trợ tất cả các thành phần kinh tế

và khuyến khích nhân dân: Lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là điểm tương đồng… Chấp nhận những điểm khác nhau, miễn là không trái với mục tiêu chung của dân tộc cùng hướng tới phát triển.

Thứ tư: việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phải đồng bộ, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, gắn bó, bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Đồng thời quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả: Trong điều kiện cung

về vốn có hạn, cầu về vốn lại lớn thì càn phân bổ vốn một cách hợ lý, đầu tư vào

những ngành (lĩnh vực) then chốt, trọng điểm, vùa giải quyết những vấn đề trước

mắt, vừa giải quyết những vấn đè lâu dài thiét thực như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, môi trường…Giải quyết nhanh

mọi vướng mắc khó khăn, tăng cường sự giúp đỡ hỗ trợ cho dự án đang hoạt động,

nhằm tăng cường tính thuyết phục, lôi cuốn, thu hút các nhà đầu tư mới, các dự án

mới.

Thứ năm: Phát triển những định chế tài chính trung gian, hoàn thiện cơ

chế chính sách về ĐTNN

Đây là việc làm cần thiết, đặc biệt ở nước ta việc xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển quốc gia là quan trọng. Đây sẽ là trung tâm cung cấp vốn đầu tư phát triển cho tất cả cá dự án đầu tư của nhà nước, các dự

án của doanh nghiệp nhà nước, các Tổng côngty, các công ty liên doanh, công ty cổ phần…Mặt khác, cần cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá

việc cấp giấy phép, đăng ký đầu tư , hoàn thiện cơ chế, chính sách theo chuẩn

quốc tế

Thứ sáu: Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Cần tiếp tục đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế cũng như ngân hàng các nước nhằm tranh thủ nguồn tài trợ của các

tổ chức. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tài chính-tiền tệ phù hợp. Thúc đẩynhnh sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán để nhanh chóng hội

nhập với khu vực và thế giới.

Thứ bảy: Cần đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức cho dội ngũ cán bộ làm công tác hướng dẫn đầu tư

Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, kỹ thuật…phải có bản

lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyen môn, đạo đức tốt, giỏi ngoại ngữ, đủ

mạnh để chuẩn bị tiếp nhận các dự án trong thời gian tới, tránh nguy cơ tụt hậu,

nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua phân tích vai trò và thực trạng của vốn đầu tư phát triển phần nào cho thấy vai trò quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam . Từ đó, ta có thể có một cái nhìn tổng quan trên phương diện vĩ mô về tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển của

Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu thì giá trị huy động được là chưa nhiều, nhất là trong tương lai, khi mà nhu cầu về vốn đầu tư phát triển tăng nhanh theo cấp số nhân. Đề án cũng đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư cho thời gian tới, nhằm cải thiện hoạt động huy động vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên,

các giải pháp chỉ xét trên phương diện vĩ mô ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng

trong thực tế cần phải linh hoạt và chủ động theo tình hình cụ thể từng thời kỳ đi

kèm sự biến đổi không ngừng của kinh tế toàn cầu. Chắc chắn đề án này sẽ còn chứa đựng nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư

2. Giáo trình Lập dự án đầu tư

3. Giáo trình Thị trường vốn 4. Tạp chí Ngân hàng 5. Tạp chí Cộng sản 6. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới 7. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 8. Tạp chí Xây dựng 9. Tạp chí Kinh tế và Dự báo 10. Tạp chí Con số và Sự kiện 11. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ MỤC SỐ TRANG

Lời mở đầu……….……….. …1

Phần I : Một số vấn đề lý luận chung………..….………. …..… 2

I.Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển………..

2 1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển………...2

2. Vai trò của đầu tư phát triển……….………....

2 2.1 Đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu ……….……...2

2.2 Đầu tư tác động đến tốc tăng trưởng và phát triển kinh tế………….….4

2.3 Đầu tư tác động tới khoa học và công nghệ của đất nước………….…...4

2.4 Đầu tư tác động tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế……….…..5

III. Nội dung của vốn đầu tư phát triển……….…. 8

1. Nguồn vốn trong nước ………...8

1.1 Tiết kiệm của Chính phủ (nguồn vốn Nhà nước)………...…..9

1.2 Tiết kiệm của doanh nghiệp………...11

1.3 Tiết kiệm của khu vực dân cư………...……….…..11

2. Vốn nước ngoài………..… 12

2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)………..… 12

2.2 Vốn đầu tư gián tiếp ……….…..13

2.3 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại ……….….…..13

2.4 Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân ……….…….….14

Phần II Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ………….….…16

I. Tình hình huy động nguồn vốn trong nước………..…..16

1. Tiết kiệm của Chính phủ……….….…16

2. Tiết kiệm của doanh nghiệp ……….….…..19

3. Tiết kiệm của khu vực dân cư……….….…… 20

II. Tình hình huy động nguồn vốn nước ngoài ……….…….….22

1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)………...…. 22

3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại……….…..….. 25

4. Vốn đầu tư gián tiếp của tư nhân………...…. 26

III. Nhận xét chung về tình hình huy động vốn đầu tư phát triển……...…. 27

Phần III: Một số giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn………... 32

I. Nguồn vốn trong nước……….….…32

II. Nguồn vốn nước ngoài ………..…..…33

Kết luận ……….……...36

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ” doc (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)