Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 68)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6 Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ

- Để giúp người nông dân và doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại khi tham gia mô hình CĐML thì trước tiên phải xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, công bằng, công khai và minh bạch, đảm bảo sự ràng buộc đối với các bên tham gia, đưa ra những hình thức chế tài thật nghiêm khắt đối với chủ thể vi phạm hợp đồng ký kết.

3.2.7 Thực hiện tốt công tác quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

- Tiến hành thực hiện công tác quy hoạch vùng và quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa chất lượng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đặc biệt là thủy lợi, nhất là trong giai đoạn sản xuất lúa vụ 3 thì đê điều, hệ thống rút, xả và bơm nước một trong những vấn đề cần được thực hiện một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Bên cạnh đó, phải thiết kế lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội đồng, nâng cấp giao thông trên cánh đồng, hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên về bảo hiểm nông nghiệp. [Tr 62-6]

3.2.8 Tăng cƣờng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo về nông nghiệp, nông thôn

- CĐML có thể đạt được hiệu quả thì cần phải được hướng dẫn từ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và tâm huyết. Do vậy, cần có chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi đối với kỹ sư nông nghiệp, như mô hình “bạn của nhà nông” mà AGPPS ứng dụng trong xây dựng mô hình trong thời gian qua…[Tr 73-5]. Ngoài ra, các nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ sâu bệnh, trong quá trình canh tác, chọn tạo giống nhằm tạo ra giống lúa có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu của từng vùng, miền ứng dụng công nghệ sinh học, phương pháp lai tạo giống.

- Tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hỗ trợ nông dân qua các cuộc hội thảo đầu bờ, gắn bó với nông dân cùng nông dân ra đồng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân. Cụ thể: thực hiện tốt công tác dự báo sâu bệnh, dịch

hại lây lan trên diện rộng, phổ cập cho nông dân về vấn đề sản xuất bền vững trong nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho họ về việc sử dụng phân bón, thuốc, giảm thải ô nhiễm môi trường và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

3.2.9 Hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn

- Để giải quyết những khó khăn gặp phải khi hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn thì cần phải nâng cấp và xây dựng được hệ thống kho, bãi, dịch vụ sấy và dịch vụ bảo quản tồn trữ để tránh thất thoát, hao hụt sản phẩm hư hỏng. Ngoài ra, mở rộng quy mô vùng sản xuất, tạo nên những vùng sản xuất đáp ứng được tiêu chí CĐML về chung một loại giống, quy mô lớn, canh tác đồng nhất và có chất lượng.

3.2.10 Xây dựng tiêu chuẩn chung cho lúa gạo và thƣơng hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam

- Phải xây dựng được tiêu chuẩn chung cho lúa gạo phù hợp với yêu cầu tiêu thụ trong nước và ngoài nước.

- Khẳng định và xây dựng thương hiệu Việt Nam bằng văn bản pháp lý và sự công nhận từ các nước khác nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người nông dân.

Qua đó, thấy được những chủ trương phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Đảng và nhà nước trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung có quy mô, sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn. Các hình thức liên kết, hợp tác giữa các chủ thể được hình thành và phát triển. Nhiều doanh nghiệp bước đầu đã thực hiện mô hình liên kết với nông hộ thông qua hợp đồng, từng bước đảm bảo công suất nhà máy chế biến, tăng hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Cũng thông qua mô hình liên kết này, người nông dân từng bước ổn định sản xuất, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành lúa gạo ĐBSCL có những khởi sắc mới khi thực hiện nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao chất lượng và giá trị của hạt gạo, đặc biệt là mô hình CĐML. Mô hình là cầu nối quan trọng cho sự liên kết “bốn nhà”, khi mà mối liên kết này trước đây là những hạt cát rời rạc, thì bây giờ đã thật sự kết dính. Bên cạnh đó, CĐML đã biến những cánh đồng manh mún nhỏ lẻ thành những cánh đồng rộng lớn, thay những tập quán canh tác cũ, lạc hậu thành những hình thức canh tác mới tiên tiến có sự tham gia đồng hành của các nhà khoa học. Ngoài ra, mô hình giúp tháo gỡ những khó khăn, nổi lo lắng của người nông dân về tiêu thụ lúa gạo, vì vấn đề này luôn luôn là nan giải khi tạo ra được sản phẩm mà không có nơi thu mua và giá cả lại bấp bênh.

Mô hình không chỉ dừng lại ở cây lúa mà nó còn lan tỏa trên nhiều lĩnh vực sản xuất khác trong nông nghiệp. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng nhờ sự tham gia, ủng hộ tích cực của nhiều địa phương nên mô hình đã có những thành tựu đáng khích lệ.

Mô hình CĐML là mô hình đầy tiềm năng, giúp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp thêm bền vững hơn. Mô hình này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong mối liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước), đặc biệt chú trọng vào mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vì hai tác nhân này giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Doanh nghiệp là tác nhân chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, công cụ phục vụ nông nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm, thông qua tìm kiếm thị trường, trong và ngoài nước, nắm bắt thông tin kịp thời về những biến động chung của thị trường để có những hướng đi đứng đắn, bên cạnh đó người nông dân phải bắt tay hợp tác với doanh nghiệp thực hiện theo đúng yêu cầu quy trình sản xuất kỹ thuật của mô hình CĐML, không tự ý thay đổi, và phá hủy hợp đồng lao động, tin tưởng vào mô hình tuyệt đối thì mới có thể nâng cao năng suất, chất lượng cho lúa gạo Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, tạo tiền đề vững chắc trong xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, tạo bước ngoặc quan trọng cho tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ

Mô hình ngày càng được nhân rộng và phát triển trên khắp các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL. Để phát huy lợi thế và tiềm năng của vùng đất chín rồng, vùng đất phù sa thì ngành nông nghiệp ĐBSCL phải không những đề ra những giải pháp thiết thực để có thể nhân rộng mô hình trên tất cả các đồng ruộng ở ĐBSCL, phổ biến về lợi ích thiết thực của mô hình cho người nông dân biết, giúp nông dân nhận thức được rằng chỉ có tham gia vào mô hình CĐML thì mới có thể giúp họ có thu nhập tốt nhất và ổn định nhất.

Nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu là mục tiêu quan trọng mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới để có thể giúp gạo Việt Nam vươn cao vươn xa hơn trên thị trường thế giới. Nhưng để đạt được những điều đó thì phải xây dựng được những cánh đồng lúa chất lượng, có quy trình canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, có giống lúa xác nhận, đồng thời phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, bằng việc tăng cường lượng gạo xuất khẩu để khi đi đến đâu cả thế giới đều biết đến gạo Việt Nam, vai trò nặng nề đó đang đặt trên vai nông dân ĐBSCL.

Tóm lại, liên kết “bốn nhà” có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng mô

hình CĐML ở ĐBSCL, vì khi mối liên kết “bốn nhà” chặt chẽ thì sẽ tạo tiền đề vững chắc giúp cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trong mô hình CĐML. Sự kết hợp giữa hai mô hình là một tất yếu khách quan, bởi vậy cần có sự quan tâm chú trọng nhiều hơn nữa thì nông nghiệp nước ta sẽ có thể bước sang một nền nông nghiệp mới, hiện đại.

1. Khái niệm về GAP

- GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu.

2. Khái niệm GLOBAL GAP

- GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

- Tiêu chuẩn GlobalGap là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản,... nói chung là lĩnh vực nông nghiệp.

- Tiêu chuẩn Global GAP tập trung chủ yếu trong 2 lĩnh vực là nuôi và trồng. iện tại Global GAP đ phát tri n chuyên biệt cho t ng lĩnh vực cụ th như nuôi cá tra, nuôi tôm, trồng chè, vú sữa, bưởi,....

- Global GAP là một tiêu chuẩn trước cổng trại, có nghĩa là việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất t khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại (ở điều kiện Việt nam là sản phẩm được bán ra khỏi các gia đình tư nhân).

3. Khái niệm VIETGAP

Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đ chính thức được Bộ NN-PTNN ban hành và đ phát huy tác dụng của nó, ta có th hi u VietGAP (là cụm t viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:

- Mô trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vẫn đề t khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Cụ th là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như: 1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; 2.Giống và gốc ghép; 3.Quản lý đất và giá th ; 4.Phân bón và chất phụ gia; 5.Nước tưới; 6. óa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); 10.Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; 11.Ki m tra nội bộ; 12.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

[1] Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh (2011), “Liên kết “bốn

nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang”,

Tạp chí khoa học Đại ọc Cần Thơ, 20a 220-229.

[2]. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “An ninh lương thực Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí lý luận chính trị.

[3]. Chu Văn Cấp, Lê Văn Tạo (2013), “Cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long mô hình sản xuất hiệu quả”, Tạp chí cộng sản, số 79.

[4]. Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng (2011), “Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu

lớn”, Nông nghiêp- à Nội.

[5]. Trần Văn Hiếu (2012), “Mô hình liên kết “bốn nhà” bước đầu có hiệu quả ở

đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí lý luận chính trị, số 11 68-74.

[6]. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Ngọc Vàng (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trường hợp cánh đồng mẫu lớn ở An Giang”,

Tạp chí phát tri n kinh tế, 125-132.

[7]. Tăng Minh Lộc (2012), Phát tri n cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông

thôn mới. Báo cáo trình bày tại hội nghị cánh đồng mẫu lớn, tổ chức tại à Nội ngày 18-7-2012.

[8] Trương Giang Long (2011), “Tăng cường liên kết bốn nhà” vì sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long và cả nước”, http://hoinongdanhungyen.org.vn.

[9]. Hoàng Mai (2012), “Cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long khó tìm

đầu ra”, http://danviet.vn/nong-thon-moi/canh-dong-mau-lon-o-dbscl-kho-tim--

đau-ra/823232p1c34.htm.

[10]. Phan Sĩ Mẫn (2010), “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạo của

hộ nông dân”, tạp chí nghiên cứu kinh tế.

[11]. Nguyễn Trí Ngọc (2011-2012), “Báo cáo kết quả triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa của cả nước trong vụ hè thu năm 2011-Đông Xuân 2011-2012 và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo”. Cục trồng trọt.

[13]. Đặng Vũ Phong (2011), “Liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa

gạo ở An Giang-Thực trạng và giải pháp”

http://www.tapchicongsan.org.vn/Hom/nong-nghiep-nong-thon/2111/12943/Lien- ket-4-nha-trong-san-xuat-va-tieu-thu-lua-gao.aspx.

[14]. Nguyễn Văn Sánh (2011), “Phân tích và đánh giá mối quan hệ “4 nhà” và đề xuất các biện pháp cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu

Long”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

[15]. Nguyễn Phú Sơn (2013), “Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu

thụ lúa gạo trong trường hợp tại xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang,

Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số 26 22-30.

[16]. Đỗ Kim Trung (2012), “Một số giải pháp phát triển cánh đồng mẫu lớn trong

nông nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 10 (413) 55-60.

[17]. “Cánh đồng mẫu lớn ở Cần Thơ từ lý luận đến thực tiễn” (2012), Tạp chí lý luận chính trị.

[18]. Cục trồng trọt (2012), Báo cáo tổng kết cánh đồng mẫu lớn: kết quả và

những giải pháp, à Nội.

[19]. Cổng thông tin điện tử các tỉnh thành ĐBSCL.

[20]. “Chuyển đổi mô hình sản xuất lúa gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp”,

http://dangcongsan.vn.cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?coid=10004&cnid=614 245.

[21]. “Đổi mới liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa các tác nhân theo cơ chế thị

để nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị nông sản”,

www.vukehoach.mard.gov.vn.

[22]. “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà”,

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)