Định hướng các giai đoạn phát triển của mô hình

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 63)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2Định hướng các giai đoạn phát triển của mô hình

- Bước môt: Xây dựng mô hình CĐML, quy hoạch CĐML tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa, xuất khẩu.

Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết tại địa phương; căn cứ vào chủ trương, nghị quyết và chương trình hành động, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng nguyên liệu, hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.

- Bước hai: Xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu.

+ Cơ sở vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu: dựa trên quy mô và liên kết mô hình CĐML trên cơ sở quy hoạch của tỉnh về vùng nguyên liệu.

+ Vùng nguyên liệu phải được đầu tư hạ tầng và hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa.

+ Vùng nguyên liệu có quy mô diện tích từ 5.000 đến 30.000 ha (đối với các tỉnh vùng ĐBSCL) và từ 100-1000 ha đối với các vùng khác, tùy theo tình hình thực tế của việc ký kết, thu mua của các doanh nghiệp xuất khẩu có thể xây dựng quy mô vùng nguyên liệu cho phù hợp.

+ Mỗi tỉnh chọn từ 2 – 3 vùng nguyên liệu tập trung, phát triển tăng dần theo nhu cầu thực tế.

- Bước ba: Vùng nguyên liệu lúa, hàng hóa, xuất khẩu sản xuất theo hướng VietGAP xây dựng thương hiệu lúa gạo

+ Vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu theo VietGAP dựa trên vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu: có 100% diện tích sản xuất lúa theo VietGAP, đạt năng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu theo VietGAP hoàn chỉnh và khép kín từ khâu sản xuất, thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, bán (thu mua) sản phẩm đạt giá trị cao nhất và phân phối lợi nhuận hợp lý, hài hòa.

+ Định hướng phát triển và hoàn chỉnh toàn bộ hạ tầng cơ sở cho sản xuất và đời sống nông thôn.

* Những mục đích hướng tới cần đạt được trong mô hình CĐML ở ĐBSCL

- Năm 2013: Diện tích CĐML sẽ đạt: 100.000 – 200.000 ha trong toàn vùng - Năm 2014: Diện tích sẽ đạt được 200.000 ha đến 300.000 ha trong toàn vùng.

- Năm 2015: Diện tích sẽ đạt được 1.000.000 ha trong toàn vùng.

Qua những điều trên, ta cần nhìn nhận rằng liên kết “bốn nhà” qua việc xây dựng CĐML trong phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là rất cần thiết. Bởi vậy, phải tích cực nhân rộng mô hình CĐML trên khắp cả các vùng, miền, tỉnh thành trong phạm vi cả nước, để mọi người nông dân đều có thể có điều kiện canh tác, sản xuất lúa giống nhau và hiệu quả, có một cánh đồng lúa rộng lớn có năng suất cao. Nông dân ngày càng tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra người nông dân tiên tiến, trong tương lai. [4].

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết “bốn nhà”

CĐML được xem là giải pháp thiết thực cho việc phát triển sản lượng lương thực ở ĐBCL nói riêng và cả nước nói chung, trong thời gian qua mô hình đã đạt được những thành công bước đầu, mô hình đã giúp giải quyết tình trạng manh mún

đất đai, giải quyết bài toán khó từ bấy lâu nay, về sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả của kinh tế hộ nông dân ở nước ta. Tuy vậy, để phát triển được mô hình này bền vững và thành công theo định hướng của Bộ NN-PTNN thì theo kế hoạch thực hiện đến hết năm 2012 sẽ có từ 40.000-80.000 ha, năm 2013 đạt từ 100.000 -200.000 nghìn ha, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn đạt diện tích 1.000.000 ha vào năm 2015 [Tr 73-5]. Để thực hiện được mục tiêu đề ra thì cần có những giải pháp thiết thực để giải quyết những hạn chế đang gặp phải cụ thể là:

3.2.1 Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nƣớc.

- Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách cho sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn thông qua mô hình liên kết “bốn nhà” trong xây dựng CĐML.

- Quy hoạch vùng khuyến khích và hỗ trợ người nông dân trong việc tích tụ ruộng đất.

- Nhà nước phải hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp để qua đó hình thành các dịch vụ nông nghiệp phục vụ quá trình sản xuất và sau thu hoạch (nhà kho, hệ thống sấy…). Cách này sẽ giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng đồng thời nông dân tiếp cận mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Đảng và nhà nước đưa ra những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất cho nông dân (giống xác nhận, phân bón, thuốc BVTV) và thu mua toàn bộ sản phẩm lúa của nông dân.

- Nhà nước cần thực hiện tốt chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới đã đề ra để chương trình này thật sự đi vào đời sống. [8]

- CĐML hiện nay mới chỉ là thí điểm, nên để mô hình phát triển hơn nữa thì chính quyền địa phương cần phải tham gia tích cực, trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng để xây dựng CĐML, huy động cả hệ thống chính trị ở cơ sở để phổ biến về hiệu quả, sự cần thiết của mô hình và gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác nâng cao chất lượng giáo dục trên lĩnh vực nông nghiệp tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, áp dụng tốt tiến bộ

khoa học kỹ thuật. Bên canh đó, thường xuyên tổ chức các hội nghị khoa học có liên quan đến nông nghiệp, nhằm khắc phục những khó khăn đang gặp phải, đồng thời đưa ra những định hướng đúng đắn, kịp thời để giải quyết những hạn chế đó. [22]

3.2.2 Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết “bốn nhà” trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn đồng mẫu lớn

- Để xây dựng mô hình CĐML thật sự bền vững và nhân rộng được, thì sự phân phối lợi ích giữa “bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) phải được thực hiện một cách hợp lý vì đây là chất kết dính “bốn nhà” lại với nhau, do đó phải công khai, minh bạch lợi ích giữa các nhà, xây dựng được hệ thống thông tin rõ ràng, để các nhà có thể nắm bắt kịp thời tình hình chung của thị trường. Ngoài ra, tăng cường chỉ đạo đến mỗi địa phương, mỗi vùng về việc thực hiện mối liên kết “bốn nhà”, đặc biệt là liên kết “bốn nhà” trong xây dựng mô hình CĐML, vì chỉ khi mối liên kết này đạt hiệu quả thì mô hình CĐML mới thành công.[Tr 73-5].

3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp là tác nhân quan trọng trong việc chi phối đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, nên việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp là đều cần thiết. Các doanh nghiệp chủ yếu hiện nay ở ĐBSCL đa phần là các doanh nghiệp đầu vào, nên đầu ra cho sản phẩm còn thiếu. Vì vậy, phải tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, để doanh nghiệp nhỏ có điều kiện thật tốt để mở rộng quy mô sản xuất, chủ động hơn khi tham gia mô hình. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân phải hợp tác cùng nhau trong vấn đề cung ứng đầu vào cho nông dân và tạo nguồn ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường buôn bán, thông thương với các nước, không chỉ buôn bán nội địa mà còn phải xuất khẩu ra nước ngoài, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thế giới. [22] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4 Đảm bảo yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm

- Khi tiến hành sản xuất thì yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm rất quan trọng, cho nên ta phải xây dựng được tính chặt chẽ trong quá trình cung ứng đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp) và đầu ra là năng suất, chất lượng lúa gạo, có mức giá phù hợp, để thực hiện cả quá trình này phải được ký kết bằng hợp đồng giữa các bên doanh nghiệp và người nông dân, hợp đồng là sợi dây ràng buộc quyền và lợi ích giữa các bên. Nông dân và doanh nghiệp chỉ an tâm khi được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, để các yếu tố này được đảm bảo thì cần phải có một quy trình canh tác hợp lý, hiệu quả có năng suất cao, chất lượng tốt, điều đó sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm nhanh và giá thành cao hơn, đồng thời điều này góp phần xây dựng được thương hiệu riêng và mở rộng thị trường đầu ra.

3.2.5 Nâng cao trình độ nhận thức của nông dân

- Đảng và nhà nước phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người nông dân về những chủ trương, chính sách để giúp nâng cao tầm hiểu biết của nông dân về mô hình CĐML, về mối liên kết “bốn nhà”, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP và hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại. Khi hiểu về CĐML người nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong tham gia mô hình, chủ động phá bờ thửa, bờ ruộng tạo nên những cánh đồng mẫu lớn “thẳng cánh cò bay”, điều đó sẽ góp phần thực hiện tốt công tác “dồn điền đổi thửa”, mở rộng quy mô diện tích theo đúng yêu cầu mà không lo ngại mất quyền sử dụng đất và hiệu quả sản xuất khi được nhà nước bảo đảm. [3]

- Cần giúp người nông dân hiểu được lợi ích của mối liên kết trong sản xuất và từ đó nông dân có thể phối hợp với các chủ thể để cùng nhau thực hiện mục tiêu lợi ích kinh tế chung, đồng thời giúp nông dân tiếp cận và áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cuộc sống cho người nông dân. [22]

3.2.6 Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ

- Để giúp người nông dân và doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại khi tham gia mô hình CĐML thì trước tiên phải xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, công bằng, công khai và minh bạch, đảm bảo sự ràng buộc đối với các bên tham gia, đưa ra những hình thức chế tài thật nghiêm khắt đối với chủ thể vi phạm hợp đồng ký kết.

3.2.7 Thực hiện tốt công tác quy hoạch nông nghiệp, nông thôn

- Tiến hành thực hiện công tác quy hoạch vùng và quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa chất lượng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đặc biệt là thủy lợi, nhất là trong giai đoạn sản xuất lúa vụ 3 thì đê điều, hệ thống rút, xả và bơm nước một trong những vấn đề cần được thực hiện một cách hoàn chỉnh và có hệ thống. Bên cạnh đó, phải thiết kế lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội đồng, nâng cấp giao thông trên cánh đồng, hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên về bảo hiểm nông nghiệp. [Tr 62-6]

3.2.8 Tăng cƣờng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo về nông nghiệp, nông thôn

- CĐML có thể đạt được hiệu quả thì cần phải được hướng dẫn từ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và tâm huyết. Do vậy, cần có chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi đối với kỹ sư nông nghiệp, như mô hình “bạn của nhà nông” mà AGPPS ứng dụng trong xây dựng mô hình trong thời gian qua…[Tr 73-5]. Ngoài ra, các nhà khoa học cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ sâu bệnh, trong quá trình canh tác, chọn tạo giống nhằm tạo ra giống lúa có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu của từng vùng, miền ứng dụng công nghệ sinh học, phương pháp lai tạo giống.

- Tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hỗ trợ nông dân qua các cuộc hội thảo đầu bờ, gắn bó với nông dân cùng nông dân ra đồng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân. Cụ thể: thực hiện tốt công tác dự báo sâu bệnh, dịch

hại lây lan trên diện rộng, phổ cập cho nông dân về vấn đề sản xuất bền vững trong nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho họ về việc sử dụng phân bón, thuốc, giảm thải ô nhiễm môi trường và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

3.2.9 Hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn

- Để giải quyết những khó khăn gặp phải khi hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn thì cần phải nâng cấp và xây dựng được hệ thống kho, bãi, dịch vụ sấy và dịch vụ bảo quản tồn trữ để tránh thất thoát, hao hụt sản phẩm hư hỏng. Ngoài ra, mở rộng quy mô vùng sản xuất, tạo nên những vùng sản xuất đáp ứng được tiêu chí CĐML về chung một loại giống, quy mô lớn, canh tác đồng nhất và có chất lượng.

3.2.10 Xây dựng tiêu chuẩn chung cho lúa gạo và thƣơng hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam

- Phải xây dựng được tiêu chuẩn chung cho lúa gạo phù hợp với yêu cầu tiêu thụ trong nước và ngoài nước.

- Khẳng định và xây dựng thương hiệu Việt Nam bằng văn bản pháp lý và sự công nhận từ các nước khác nhằm nâng cao giá trị hạt gạo, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người nông dân.

Qua đó, thấy được những chủ trương phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của Đảng và nhà nước trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung có quy mô, sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn. Các hình thức liên kết, hợp tác giữa các chủ thể được hình thành và phát triển. Nhiều doanh nghiệp bước đầu đã thực hiện mô hình liên kết với nông hộ thông qua hợp đồng, từng bước đảm bảo công suất nhà máy chế biến, tăng hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Cũng thông qua mô hình liên kết này, người nông dân từng bước ổn định sản xuất, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành lúa gạo ĐBSCL có những khởi sắc mới khi thực hiện nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao chất lượng và giá trị của hạt gạo, đặc biệt là mô hình CĐML. Mô hình là cầu nối quan trọng cho sự liên kết “bốn nhà”, khi mà mối liên kết này trước đây là những hạt cát rời rạc, thì bây giờ đã thật sự kết dính. Bên cạnh đó, CĐML đã biến những cánh đồng manh mún nhỏ lẻ thành những cánh đồng rộng lớn, thay những tập quán canh tác cũ, lạc hậu thành những hình thức canh tác mới tiên tiến có sự tham gia đồng hành của các nhà khoa học. Ngoài ra, mô hình giúp tháo gỡ những khó khăn, nổi lo lắng của người nông dân về tiêu thụ lúa gạo, vì vấn đề này luôn luôn là nan giải khi tạo ra được sản phẩm mà không có nơi thu mua và giá cả lại bấp bênh.

Mô hình không chỉ dừng lại ở cây lúa mà nó còn lan tỏa trên nhiều lĩnh vực sản xuất khác trong nông nghiệp. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng nhờ sự tham gia, ủng hộ tích cực của nhiều địa phương nên mô hình đã có những thành tựu đáng khích lệ.

Mô hình CĐML là mô hình đầy tiềm năng, giúp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp thêm bền vững hơn. Mô hình này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong mối liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước), đặc biệt chú trọng vào mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vì hai tác nhân này giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Doanh nghiệp là tác nhân chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, công cụ phục vụ nông nghiệp tìm đầu ra cho sản

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 63)