5. Kết cấu luận văn
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về vị trí, vai trò của các tác nhân trong liên kết còn bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế và phát triển;
- Một số cơ chế chính sách chưa hợp lý thiếu đồng bộ hoặc chậm được điều chỉnh theo hướng khuyến khích nông nghiệp đầu tư lâu dài phát triển vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn;
- Các tổ chức khoa học hoạt động chủ yếu dựa vào kinh phí có nguồn gốc ngân sách, ít quan tâm tìm nguồn kinh phí qua liên kết với doanh nghiệp;
- Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn, chủ động đưa định hướng liên kết “bốn nhà”, mô hình cánh đồng mẫu lớn thành một ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu;
- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học chưa hiệu quả, còn nhiều yếu kém;
- Các hội thảo nghiên cứu khoa học bàn về các vấn đề có liên quan đến CĐML tổ chức chưa nhiều, nên những bất cập về mô hình chưa được giải quyết ngay;
- Nhà nước chưa tạo ra được hành lang pháp lý chắc chắn và phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là trong hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp.Cán bộ ngành còn lúng túng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Trong nhiều trường hợp thiệt hại, rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước vẫn chưa có chính sách nào hỗ trợ cho các bên liên kết;
- Chính quyền địa phương chưa hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình CĐML và tầm quan trọng của mối liên kết “bốn nhà” nên chưa triển khai rộng, chưa hỗ trợ một cách hợp lý hay triển khai chỉ mang tính chiếu lệ, qua loa;
- Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao; chỉ đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, có nơi can thiệp quá sâu làm hạn chế sự năng động sáng tạo của đơn vị kinh doanh, có nơi lại buông lỏng quản lý;
- Nông dân chưa thật sự tin tưởng vào mô hình CĐML. [8]