Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển mối liên kết “bốn

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2 Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển mối liên kết “bốn

“bốn nhà” qua việc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL

Thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành TW khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một trong những nghị quyết quan trọng trong giải quyết các vấn đề nông nghiệp nông thôn từ trước đến nay, mục đích của nghị quyết nhằm khai thác mọi nguồn lực của đất nước, đặc biệt là thành tựu phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và lợi thế của toàn cầu hóa, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tạo nên sản phẩm có giá trị kinh tế cao đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh trên thị trường quốc tế giúp nông dân tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới phát triển theo hướng văn minh hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện giữ vững an ninh lương thực và đảm bảo an ninh quốc gia.

Gần 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 –NQ/TW, nông nghiệp nông thôn nước ta có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%, vượt chỉ tiêu 3,2% do đại hội X đề ra. Đến hết năm 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhưng 13/14 tiêu chí về nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản hoàn thành. Trong những năm qua, dù có những biến động về kinh tế nhưng Đảng và nhà nước vẫn luôn luôn ưu tiên đầu tư cho phát

triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ có nhiều chính sách ưu đãi mà bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi.

Tuy nhiên, bên những thành tựu đạt được trong việc triển khai Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thì ta cũng đang gặp phải nhiều thách thức. Dù có bước phát triển tích cực, nhưng do xuất phát điểm thấp, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, sản phẩm sản xuất thuần nông, sản xuất theo tập quán là chủ yếu, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, quy mô nhỏ, giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh không cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, lao động phi nông nghiệp trong nông thôn chưa nhiều. Bên cạnh đó, còn một số bộ phận cấp ủy và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vì vậy có nơi có lúc thực hiện triển khai không đồng bộ, thiếu nhất quán, nhiều chính sách ra đời còn bất cấp, chậm đổi mới. Chính vì vậy, cần tìm ra những giải pháp, phương hướng tích cực và thích hợp, nhằm đưa ra đường lối chủ trướng chính sách của Đảng vào thực tiễn, để nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, trách nhiệm này của cả hệ thống chính trị trong đó vai trò của các cấp ủy đảng, của các nhà khoa học, nhà quản lý.

Nhờ những chủ trương chính sách đó, nông nghiệp đã tiếp tục phát triển nhanh với số lượng sản phẩm hàng hóa lớn, hình thành vùng sản xuất chuyên canh gắn với chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế như: cao su, cà phê, điều, lúa gạo,… góp phần giúp nhiều nông dân thoát nghèo.

Được xem là vùng kinh tế trọng điểm chiến lược về phát triển nông nghiệp trong cả nước, những năm qua ĐBSCL đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới. Nơi đây đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong đó liên kết “bốn nhà” là mô hình rất cần được nhân rộng. Thực tiễn việc áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà” qua việc xây dựng CĐML trong thời gian qua ở nhiều địa phương khu vực ĐBSCL cho thấy, liên kết đã phát huy được vai trò của các nhà khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nông nghiệp. Liên

trường yêu cầu, giúp người nông dân sản xuất đúng những sản phẩm mà thị trường cần. Cũng bằng cách làm này, Nhà nước giữ cương vị là người “nhạc trưởng”, người điều tiết, quản lý và là nhân tố xúc tác bảo đảm sự liên kế giữa các nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Có thể nói từ thực tiễn ĐBSCL cho thấy, liên kết bốn nhà là một trong những phương thức tốt nhất cho phép nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát triển sản xuất, nhà khoa học có nơi để thực hiện khả năng chuyên môn, nhà doanh nghiệp có cơ hội tìm ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhà nước có điều kiện phát huy vai trò của mình với tư cách là người “nhạc trưởng”. Liên kết “bốn nhà” thật sự đã trở thành phương thức để người nông dân phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập, giải quyết một trong các nhiệm vụ cơ bản của quá trình xây dựng nông thôn mới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” QUA VIỆC XÂY DƢNG “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu đề tài: thực trạng liên kết bốn nhà qua việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)