5. Kết cấu luận văn
2.1 Khái quát chung về tình hình liên kết “bốn nhà” qua việc xây dựng “cánh đồng
đồng mẫu lớn” ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa hàng đầu của Việt Nam. Với chủ trương đẩy mạnh tái sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp ở ĐBSCL đã và đang cùng với nông dân chú trọng xây dựng và mở rộng các mô hình trồng lúa hiệu quả. Thực tiễn đã cho thấy đây là mô hình thực nghiệm đã được chứng minh, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của sản xuất.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa phát triển, cây lúa ở ĐBSCL vừa là cây chủ lực, vừa là cây an ninh lương thực của quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, những yêu cầu của người dân về sản phẩm tiêu dùng ngày càng cao và mặt hàng lúa gạo không thể tránh khỏi những yêu cầu khắt khe của thị trường đó, tình hình sản xuất lúa gạo đang đặt ra yêu cầu cần có bước phát triển mới, với thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.
Trong thời gian qua nhiều mô hình canh tác mới hiệu quả, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật được vận dụng vào thực tiễn cánh đồng lúa ở ĐBSCL.
- Theo một nhà khoa học, thuộc Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nhận xét: nông dân đã thực hiện và tiếp cận được nhiều chương trình khuyến nông và đã đạt được nhiều thành tích tích cực. Ngay từ năm 2003, được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Bộ NN-PTNN đã triển khai thí điểm chương trình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng” tại một số địa phương như: Cần Thơ, An Giang,… Mô hình “3 giảm, 3 tăng” (3 giảm: mật độ giống, thuốc BVTV, phân hóa học; 3 tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế). Diện tích áp dụng “3
giảm, 3 tăng” đạt khoảng 35 % diện tích lúa vùng ĐBSCL, tương đương với 1,2 triệu ha hiệu quả mang lại lợi ích trên 1.300 tỷ đồng/năm.
- Tiếp theo mô hình “3 giảm, 3 tăng”, năm 2009 một chương trình sản xuất mới với mô hình “1 phải, 5 giảm” được thực hiện ở những tỉnh An Giang, Hậu Giang. Chương trình này chủ yếu kế thừa và nâng cao chương trình “3 giảm, 3 tăng” nhưng có một số yếu tố nổi bật hơn. Mô hình “1 phải, 5 giảm” được thực hiện theo hướng: 1 phải: là phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận; 5 giảm: Giảm giống- áp dụng mật độ giống gieo sạ hợp lý 80-100 kg lúa giống/ha và áp dụng công cụ gieo sạ theo hàng; giảm lượng phân đạm-ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa; giảm lượng thuốc BVTV-hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng thuốc BVTV theo đúng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới-áp dụng theo kỹ thuật khô ướt xen kẻ (tưới nước tiết kiệm); giảm thất thoát trong và sau thu hoạch-ứng dụng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa.
- Thực tiễn đã cho thấy mô hình “1 phải, 5 giảm” đã mang lại hiệu quả rất lớn ngoài việc đảm bảo gia tăng thu nhập cho người dân, mô hình sản xuất bền vững này cùng với sản xuất lúa theo VietGAP là tiền đề để xây dựng CĐML của nhà nước và Bộ NN&PTNN thành công. Theo số liệu của Viện lúa ĐBSCL, thực hiện mô hình “1 phải, 5 giảm” đã đạt nhiều hiệu quả tích cực. Chẳng hạn tại tỉnh Hậu Giang khi thực hiện mô hình này đã tăng lợi nhuận bình quân 2.646.000 đồng/ha/vụ, so với tập quán canh tác cũ của nông dân. Hoặc vụ Hè Thu của tỉnh An Giang, người nông dân áp dụng mô hình “1 phải, 5 giảm”, bình quân đã giảm được 24,5 kg giống lúa/ha, 6,5 kg phân đạm/ha, 8,4 kg phân lân/ha, 0,3 kg phân kali/ha, 2,4 lần phun thuốc trừ sâu/vụ, 1,3 lần phun thuốc trừ sâu/vụ. 2,0 lần bơm nước/vụ, 11,5% tỷ lệ đổ ngã, nhưng tăng năng suất 190 kg lúa/ha và tăng lợi nhuận 3.740.000 đồng/ha/vụ so với tập quán canh tác cũ của nông dân. [20]
- Thực hiện chủ trương của Bộ NN&PTNN về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp ĐBSCL đang tập trung quy hoạch lại sản xuất theo hướng giảm dần lại diện tích sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả. Hướng sản xuất của ĐBSCL thời gian qua và thời gian sắp tới là đẩy mạnh phát triển các hàng hóa,
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, năng suất cao, sử dụng giống lúa xác nhận và áp dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng đến tác động xấu của biến đổi khí hậu để quy hoạch lại sản xuất bố trí sản xuất theo điều kiện của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường. Ngoài ra, tái cơ cấu lại cấu trúc sản xuất nông nghiệp mà ngành nông nghiệp các tỉnh ở ĐBSCL đang triển khai thực hiện là tổ chức lại quy hoạch bố trí vùng sản xuất tập trung, tạo ra giá trị hàng hóa lớn. Trong đó, chú trọng việc xây dựng CĐML. Mô hình CĐML lần đầu tiên được triển khai và áp dụng ở tỉnh An Giang do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang tiên phong mở hướng từ giữa năm 2010, đến nay đã trở thành một trong những điển hình tiêu biểu nhất của mô hình. Đến khoảng tháng 3-2011, mô hình CĐML bắt đầu được Bộ NN&PTNT phát động, nhân rộng tại các tỉnh ĐBSCL. Ngay trong vụ hè thu năm 2011, toàn khu vực ĐBSCL đã có 13 tỉnh, với 6.400 hộ tham gia xây dựng CĐML, đạt 7.800 ha. Đến vụ Đông Xuân 2011 – 2012, diện tích CĐML đã tăng lên 15.500 ha, trong đó 8 tỉnh phát triển mạnh gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh. Hầu hết các CĐML đã thực hiện ở khu vực ĐBSCL nói riêng, toàn Nam Bộ nói chung đều thành công tốt đẹp cả về năng suất, chất lượng, giá thành sản xuất, thu mua, tiêu thụ. Từ đó, bài toán về lợi nhuận trên diện tích sản xuất được bảo đảm ổn định, nông dân trong mô hình không còn lo nổi lo giá bán trồi sụt, ổn định chất lượng và đích đến cuối cùng là tăng thu nhập cho người nông dân. Theo đó lợi luận tăng thêm so với khu vực sản xuất ngoài mô hình đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/ha. Riêng, tỉnh Trà Vinh, lợi nhuận tăng thêm đạt đến 7,5 triệu đồng/ha, nâng tổng lợi nhuận bình quân đạt mức 26 – 27 triệu/ha. Còn ở các tỉnh phía Bắc, mô hình CĐML, vụ Đông Xuân 2011-2012 đã có 4 tỉnh tham gia thực hiện, trong đó Thanh Hóa 300 ha với 2 CĐML Nam Định 560 ha với 12 CĐML, Thái Bình 240 ha với 3 CĐML và Hà Nội 3.500 ha với 31 CĐML.
doanh nghiệp) thâm canh lúa hiệu quả và bền vững theo hướng thực hành sản xuất tốt (GAP), tiến tới xây dựng vững nguyên liệu hàng hóa chất lượng cao. Mô hình cánh đồng mẫu lớn giúp cho sự kiên kết “bốn nhà” thêm chặt chẽ hơn. Trong mô hình CĐML, nông nhân là chủ thể chính của quá trình sản xuất, từ người nông dân sản xuất nhỏ lẻ trên ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, được doanh nghiệp hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,… với giá cả hợp lý và chất lượng bảo đảm. Quá trình canh tác được nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật còn sau khi thu hoạch sản phẩm làm ra được bao tiêu, bảo đảm đầu ra người nông dân được hưởng lợi nhuận, thu nhập cao hơn từ chính mảnh ruộng của mình.
Hình thức liên kết “bốn nhà” trong CĐML rất đa dạng, tùy theo điều kiện thực tế và sáng tạo của mỗi địa phương nhưng về cơ bản đã đạt được các bước: cung ứng lúa giống xác nhận (một đến hai loại); cung ứng phân bón, thuốc BVTV từ doanh nghiệp đến thẳng nông dân không qua trung gian; hợp tác với doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân; tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản xuất có người phụ trách, cứ hai nhóm sản xuất có một cán bộ kỹ thuật của tỉnh (hoặc huyện) trực tiếp hướng dân. Có tỉnh tổ chức HTX, hoặc tổ hợp tác sản xuất. Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhân (so với lúa thường), định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân (3-4 lần/vụ), hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy, thùng pha thuốc BVTV. Công ty cổ phần Bình Điền bán phân theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vận chuyển và cho nông dân trả chậm sau 4 tháng bán phân đầu vụ (tức là nông dân sau khi thu hoạch lúa xong mới thu tiền). Các công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Gien Traco, Angimex, công ty lương thực Long An…cung ứng giống với lãi suất 0% thu mua lúa với giá cao hơn thị trường từ 150 đến 300 đồng/kg. [Tr 70-5].
Nông dân liên kết với doanh nghiệp bằng hợp đồng, khi đó công ty đầu tư, ứng dụng phân bón, thuốc BVTV không tính lãi và cử cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp cùng bám đồng ruộng hướng dẫn nông dân. Những hộ nông dân tham gia vào mô hình sẽ được tập hợp thành tổ, nhóm sản xuất, đều phải mở Sổ ghi chép, theo
dõi quá trình sản xuất. Đây chính là cơ sở để giúp nông nhân đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa sau mỗi mùa vụ, cở sở để đánh giá, công nhận chất lượng lúa đạt tiêu chuẩn khi có yêu cầu, đặc biệt là tiêu chuẩn VietGAP.
Ngoài ra, mô hình CĐML còn là sự tổng hợp của nhiều mô hình canh tác hiệu quả như: “3 giảm, 3 tăng”; “1 phải, 5 giảm”; “Mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín”; “mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất”;…các mô hình này góp phần quan trọng vào sự phát triển của mô hình CĐML cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhìn chung tình hình liên kết “bốn nhà” qua việc xây dựng CĐML ở ĐBSCL ngày càng bền vững hơn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL về nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn phát triển nền nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại. Mô hình CĐML giúp rút ngắn khoảng cách giữa các nhà khi tham gia vào mô hình liên kết, giải quyết bài toán khó giải từ lâu nay.
2.2 Thành tựu đạt đƣợc của quá trình liên kết “bốn nhà” qua việc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”.
Trong những năm qua, quá trình thực hiện liên kết “bốn nhà” đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhất là trong xây dựng mô hình CĐML. Những thành tựu như:
Một là, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đất đai, tập trung
nguồn nguyên liệu.
Để giải quyết thực trạng manh mún về đai, sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nên những vùng nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng được nhu cầu của vùng thì Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách giúp khắc phục những hạn chế đó thông qua mô hình liên kết “bốn nhà” bền vững nhằm tiến tới xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn thông qua mô hình CĐML. Thành tựu được chứng minh thông qua sự gia tăng diện tích CĐML cụ thể là:
Vụ Hè Thu các tỉnh phía Nam tổng diện tích thực hiện CĐML đạt gần 8.000 ha. Trong đó tỉnh có diện tích thực hiện CĐML lớn nhất là tỉnh An Giang (3.857 ha), tỉnh có diện tích thực hiện CĐML thấp nhất là tỉnh Bến Tre (47 ha), với tổng số
Diện tích thực hiện mô hình CĐML trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 là 19.724 ha/18.880 ha, đạt 104,47% so kế hoạch. Có 12/13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh tổ chức thực hiện mô hình CĐML.
Bảng 1: Diện tích thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ hè thu 2011 - đông xuân 2011-2012 ở các tỉnh phía Nam [11]
Tổng diện tích trong 2 vụ hè thu 2011 và Đông Xuân 2011-2012 là 27.527 ha. Tỉnh có diện tích thực hiện mô hình CĐML vụ Hè Thu 2011, Đông Xuân 2011- 2012 lớn ở các tỉnh phía Nam là tỉnh An Giang là 9.357 ha, tỉnh Đồng Tháp: 5.200 ha; tỉnh Tây Ninh, Long An, Cần Thơ trên 2000 ha; các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang
Stt Địa phƣơng HÈ THU 2011 ĐÔNG XUÂN 2011- 2012 CỘNG DT đăng ký DT thực hiện DT đăng ký DT thực hiện * ĐBSCL 7.370 6.887 16.180 18.077 24.964 1 Long An 540 450 2.800 2.026 2.476 2 Đồng Tháp 430 390 2.000 4.810 5.200 3 An Giang 300 3.857 5.000 5.500 9.357 4 Tiền Giang 1.000 222 350 626 848 5 Vĩnh Long 300 124 700 713 837 6 Bến Tre 100 47 500 0 47 7 Kiên Giang 800 480 1.320 1.320 1.800 8 Cần Thơ 400 195 1.510 1.832 2.027 9 Hậu Giang 300 50 250 150 200 10 Trà Vinh 900 762 1.000 1.100 1.862 11 Sóc Trăng 1.500 70 500 70 12 Bạc Liêu 500 240 250 240 Tổng cộng 8.370 7.803 18.880 19.724 27.527
gần 2000 ha…; tỉnh có diện tích thực hiện mô hình CĐML vụ Hè Thu 2011, Đông Xuân 2011-2012 nhỏ nhất ở các tỉnh phía Nam là tỉnh Bến Tre (47 ha); Sóc Trăng (70 ha)…[2].
Ngoài ra, trong vụ Đông Xuân 2012-2013 diện tích CĐML đã có sự chuyển biến rõ rệt tăng lên về số lượng lẫn chất lượng cụ thể là: ở Đồng Tháp là tỉnh có diện tích lớn nhất về xây dựng cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 20.400 ha, tiếp theo là An Giang với diện tích 20.000 ha, các tỉnh có diện tích thấp là Bến Tre 300 ha và Tiền Giang là 700 ha. Nhìn chung mô hình CĐML ngày càng được nhân rộng và phát triển trong nông dân, tạo những bước phát triển nhảy vọt mới về xây dựng những CĐML với diện tích lớn, năng suất cao có chất lượng giúp người nông dân giảm nhẹ sức lao động, ngày công, chi phí sản xuất. Tạo nên một nền nông nghiệp mới sản xuất theo hướng hiện đại, lực lượng sản xuất có tầm phát triển mới hơn.
STT TỈNH DIỆN TÍCH (ha) 1 Vĩnh Long 1.675 2 Sóc Trăng 10.000 3 Cần Thơ 11.200 4 Bạc Liêu 860 5 Hậu Giang 1.314 6 Long An 4.200 7 Bến Tre 300 8 Đồng Tháp 20.400 9 Trà Vinh 7.000 10 Kiên Giang 1.770 11 Cà Mau 1.500 12 An Giang 17.760 13 Tiền Giang 700
Hai là, thay đổi nhận thức của người nông dân
Mô hình liên kết “bốn nhà” đã làm thay đổi tập quán canh tác cũ của người nông dân, thay vào đó là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, sự phát triển các cánh đồng liên kết, theo mô hình liên kết “bốn nhà” ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã được áp dụng đồng bộ, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa với nhiều tên gọi và quy mô khác nhau tại hầu hết các tỉnh, thành [20]. Một số mô hình tiêu biểu như sau:
+ Long An: Chương trình lúa chất lượng cao: Vụ Đông Xuân 2010-2011, đã triển khai thực hiện 1.000 ha tại các huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, trong đó doanh nghiệp tư nhân Phú Thông đầu tư ứng trước phân bón cuối vụ thu hồi (quy mô 600 ha).
+ Đồng Tháp:
- Mô hình cánh đồng theo hướng hiện đại: từ năm 2008, ngành Nông nghiệp