Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47)

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay phụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tại

ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long thực hiện cho vay đáp ứng nhu cầu của

doanh nghiệp theo hai loại thời hạn là các khoản vay ngắn hạn và các khoản

vay trung dài hạn. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình cho vay doanh nghiệp

theo thời hạn tín dụng trong ba năm 2011, 2012 và năm 2013 tại ngân hàng. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu cho vay

theo thời hạn tại ngân hàng. Đây là những khoản vay có thời hạn từ một năm

trở xuống, có thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay ngắn hạn biến động theo chiều hướng không những giảm dần giá

trị qua các năm mà còn có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng trong cơ cấu cho

vay theo thời hạn tại ngân hàng.

Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay doanh nghiệp đạt cao nhất với số tiền

cho vay là 1.768.760 triệu đồng. Đến năm 2012 khoản mục này giảm với tốc độ giảm 32,35% so với năm 2011. Sang năm 2013 lại tiếp tục giảm với tốc độ

giảm 13,84% so với năm 2012.

Doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này giảm liên tục nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp không thể nào xoay sở kịp trong việc phục hồi tình trạng kinh doanh cũng như trong việc hoàn trả

nợ cho ngân hàng. Doanh nghiệp không có nhu cầu cao trong vốn ngắn hạn

nên làm giảm khoản mục này tại ngân hàng.

Cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tại ngân hàng. Nguyên nhân khoản mục này bị hạn chế do:

- Về phía ngân hàng: Trên thực tế thì ít có ai gửi tiền tiết kiệm trên 12 tháng, mà đa số ngân hàng sử dụng tiền huy động kỳ hạn ngắn để cho vay kỳ

hạn dài, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnhđó, thời hạn

vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, nên các khoản vay trung dài hạn được ngân

hàng chú ý rất kỹ ở khâu thẫmđịnh, điều này cũng hạn chế sự tăng trưởng của

khoản mục này.

- Về phía doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp cần vốn trung dài hạn thì cũng rất ít các doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi để vay vốn và cũng không đáp ứng đủ điều kiện về đảm bảo tín dụng nên không được chấp

Bảng 4.3: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.768.760 1.196.635 1.030.984 -572.125 -32,35 -165.651 -13,84

Trung dài hạn 11.683 54.578 126.979 42.895 367,16 72.401 132,66

TỔNG 1.780.443 1.251.213 1.157.963 -529.230 -29,72 -93.250 -7,45

Trong giai đoạn 2011-2013, khoản mục cho vay trung dài hạn tại chi nhánh có

xu hướng gia tăng giá trị qua các năm. Cụ thể, năm 2013 đạt giá trị 126.979 triệu đồng cao nhất qua các năm và có sự tăng trưởng mạnh, với tốc độ tăng tươngứng là 132,66%.

Trong hai năm 2012 và 2013 doanh số cho vay dài hạn tăng cao do chi

nhánh thực hiện theo tinh thần của trung ương về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho

doanh nghiệp. Đồng thời trong giai đoạn khó khăn này thì doanh nghiệp có

nhu cầu vốn dài hạn là cao nhất. Bên cạnh đó, trong tháng 6 năm 2012 thì các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tháng trở lên không còn bị khống chế lãi suất. Điều này cũng góp phần gia tăng dòng tiền gửi ở các kỳ hạn dài. Nguồn tiền gửi này sẽ

là nguồn hỗ trợ cho hoạt động cho vay trung dài hạn tại ngân hàng.

4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Doanh số cho vay của ngân hàng không chỉ phụ thuộc thời hạn cho vay

mà còn bị ảnh hưởng theo ngành nghề kinh tế. Vĩnh Long là nơi tập trung

nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại- dịch vụ , thủy

sản…do đó doanh số cho vay của ngân hàng cũng bị chi phối bởi tính chất cơ

bản của các ngành kinh tế. Dưới đây là tổng hợp số liệu và biểu đồ thể hiện

doanh số cho vay doanh nghiệp theo từng ngành nghề kinh tế tại BIDV Vĩnh Long trong giai đoạn năm 2011-2013.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hình 4.4: Tình hình cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Nông nghiệp

Công nghiệp-Xây dựng Thủy sản

Thương mại-Dịch vụ

Nhìn chung hoạt động cho vay doanh nghiệp phân phối một cách tương đối đồng đều ở các ngành nghề trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên mức doanh số

Bảng 4.4: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 266.708 186.660 240.001 -80.048 -30,01 53.341 28,58

Công nghiệp-Xây dựng 342.675 300.926 256.208 -41.749 -12,18 -44.718 -14,86

Thủy sản 629.579 549.820 230.037 -79.759 -12,67 -319.783 -58,16

Thương mại-Dịch vụ 541.481 213.807 431.717 -327.674 -60,51 217.910 101,92

TỔNG 1.780.443 1.251.213 1.157.963 -529.230 -29,72 -93.250 -7,45

- Ngành thủy sản: Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngành thủy sản tại

BIDV nhìn chung có xu hướng giảm. Nổi bậc là năm 2013 với tốc độ giảm

mạnh 58,16% so với năm 2012 tương ứng giảm 319.783 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp

kinh doanh ngành thủy sản nói riêng gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn

2012-2013. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đặc biệt là ngành thủy sản

cá tra gặp nhiều biến động, giá đầu nguyên liệu tăng cao mà giá cá tra lại mất

giá. Doanh ngiệp có nhu cầu vay vốn nhưng chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp do đó làm giảm doanh số cho vay ngành này qua các năm.

- Nông nghiệp:Năm 2012 doanh số cho vay đạt 186.660 triệuđồng giảm

80.048 triệuđồng so với năm 2011. Đến năm 2013, khoản mục này tăng trở lại

với tốc độ tăng 28,58% so với năm 2012. Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng

hoảng kinh tế năm 2011, việc xuất khẩu mặt hàng lương thực thực phẩm giảm

sút, biến động giá cả trên thị trường gây khó khăn cho việc sản xuất nói chung

và sản xuất nông nghiệp nói riêng, do đó doanh số cho vay trên lĩnh vực này giảm. Đến năm 2013, mặc dù sức cạnh tranh của thị trường còn cao nhưng theo đánh giá của Tỉnh thì ngành đã có sự tăng trưởng trở lại, gia tăng nhu cầu

sử dụng vốn của nông nghiệp trong năm.

- Công nghiệp xây dựng: Doanh số cho vay tại BIDV trong giai đoạn

2011-2013 trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần qua các năm và đạt giá

trị thấp nhất trong năm 2013 với số tiền cho vay là 256.208 triệu đồng giảm

44.718 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 14,86% so với năm 2012. Do

trong giai đoạn này giá vật tư xây dựng cũng như giá xăng dầu không ngừng

leo thang và không ổn định làm gia tăng giá trị xây dựng, giảm nhu cầu xây

dựng do giá thành đắt. Các doanh nghiệp kinh doanh giảm nhu cầu vay vốn

nên khoản mục này giảm.

- Thương mại-dịch vụ: Doanh số cho vay thương mại dịch vụ tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 đạt giá trị 231.807 triệu đồng giảm

327.674 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ giảm mạnh 60,51%. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngành này đạt giá trị 431.717 triệu đồng với tốc độ

101,92% so với năm 2012. Vĩnh Long có tiềm năng phát triển du lịch vì vậy

việc gia tăng đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ góp phần phát triển kinh

tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, trong năm 2013 kinh tế tỉnh Vĩnh Long định hướng

phát triển gia tăng tỷ trọng lĩnh vực thương mại dịch vụ nên ngân hàng ưu tiên

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47)