Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 52)

Mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng là phải đảm bảo thu

hồi được vốn vay. Doanh số thu nợ sẽ phản ánh được hiệu quả cho vay của

ngân hàng. Chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng lần lược được phân tích theo thời

hạn của tín dụng và theo ngành nghề kinh tế.

4.3.2.1 Thu nợ theo thời hạn tín dụng

Do tình hình kinh tế có nhiều biến động, doanh số cho vay giảm, nên doanh số thu nợ cũng bị ảnh hưởng, biến động liên tục trong giai đoạn 2011-

2013. Năm 2012, tổng thu nợ là 1.425.566 triệu đồng tăng 12,32% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 850.404 triệu đồng, giảm 40.35% so với năm 2012

Tình hình thu nợ ngắn hạn: Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt

1.325.841 triệu đồng, chiếm 93% tổng doanh số thu nợ của năm và tăng

23,83% so với năm 2011, doanh số thu nợ tăng chứng tỏ ngân hàng đã làm tốt

trong công tác thu nợ, theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ khi tới hạn. Tuy

nhiên, năm 2013 chỉ tiêu này chỉ còn 728.363 triệu đồng, giảm 45,06% so với năm 2012.

Nguyên nhân chủ yếu do, ngân hàng thực hiện theo chính sách giảm lãi suất cho vay ngắn hạn của trung ương, mức lãi suất cho vay bình quân năm 2013 là 10%/năm giảm 3% so với năm 2012.

Bên cạnh việc giảm lãi suất thì công tác thu nợ ngắn hạn cũng bị hạn chế

do tình hình của doanh nghiệp kinh doanh chưa khả quan, hạn chế nguồn thu

nợ của ngân hàng trong năm 2013. Ngân hàng cần xem xét lại và gia tăng

công tác thu hồi nợ ngắn hạn trong giai đoạn sắp tới. Do bản chất cho vay

ngắn hạn là cho vay thiếu hụt tạm thời. Nếu kéo dài thời gian thu hồi nợ sẽ

làm giảm hiệu quả đồng vốn tín dụng.

Tình hình thu nợ trung và dài hạn: Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 99.725 triệu đồng, giảm 98,79% so với năm 2011 nguyên nhân do nền kinh tế còn nhiều biến động, mà lãi suất chỉ mới được điều chỉnh giảm

vào những tháng cuối năm 2012, các doanh nghiệp có khoản vay trung dài hạn

tại ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất cao trong khi kinh doanh lại không hiệu

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.070.722 1.325.841 728.363 255.119 23,83 -597.478 -45,06

Trung dài hạn 198.517 99.725 122.041 -98.792 -49,77 22.316 22,38

TỔNG 1.269.239 1.425.566 850.404 156.327 12,32 -575.162 -40,35

Sang năm 2013, tình hình có khả quan hơn khi mà doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 122.041 triệu đồng, tăng 22,38% so với năm 2012. Trong năm, lãi suất cho vay trung dài hạn tại ngân hàng là 13%/năm giảm 1%/năm so với năm 2012; các khoản nợ vay trung dài hạn trước đây của các doanh nghiệp

cũng được điều chỉnh giảm; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được cải thiện nên thu nợ khoản mục này có xu hướng gia tăng trở lại vào năm

2013.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ chú trọng nâng

cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến tình hình thu nợ ở mỗi khách

hàng trong từng lĩnh vực, điều này giúp cho ngân hàng thấy được khả năng

cũng như mong muốn trả nợ của khách hàng, giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Dưới đây là biểu đồ và bảng tổng hợp số

liệu thu nợ doanh nghiệp tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hình 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Nông nghiệp

Công nghiệp-Xây dựng Thủy sản

Thương mại-Dịch vụ

Thủy sản có doanh số thu nợ năm 2011 đạt 703.461 triệu đồng cao nhất trong ba năm. Tuy nhiên doanh số này có xu hướng giảm xuống rõ rệt qua các

năm. Do nghề nuôi thủy sản của Tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn

này. Diện tích nuôi trồng thủy sản có tăng qua các năm nhưng giá bán cá

nguyên liệu giảm (thấp hơn giá thành từ 4-8% và giảm 13% so với năm 2011),

thậm chí có thời điểm giá bán quá thấp dẫn đến thua lỗ, khách hàng gặp khó khăn trong xoay sở thanh toán nợ vay ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 130.659 180.849 179.845 50.190 38,41 -1.004 -0,56

Công nghiệp-Xây dựng 288.704 613.769 274.754 325.065 112,59 -339.015 -55,23

Thủy sản 703.461 452.084 251.508 -251.377 -35,73 -200.576 -44,37

Thương mại-Dịch vụ 146.415 178.864 144.297 32.449 22,16 -34.567 -19,33

TỔNG 1.269.239 1.425.566 850.404 156.327 12,32 -575.162 -40,35

Nông nghiệp: có doanh số thu nợ tương đối ổn định trong giai đoạn này. Năm 2011, doanh số thu nợ trên lĩnh vực này là 130.659 triệu đồng, năm

2012 là 180.849 triệu đồng tăng 38,41% so với năm 2012 và năm 2013 là

179.845 triệu đồng giảm 0,5% so với năm 2012. Nếu so sánh với doanh số cho vay có thể thấy doanh số thu nợ trên lĩnh vực này là khá ổn định, dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thời tiết chuyển biến thất thường và giá tiêu thụ sản phẩm

thấp nhưng nhìn chung ngành nông nghiệp của Tỉnh vẫn có sự tăng trưởng.

Công nghiệp- xây dựng: Đây là ngành có nhiều biến động nhất trong

hoạt động thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, doanh số

thu nợ trong lĩnh vực này là 288.704 triệu đồng, chiếm 22,75% trong tổng

doanh số thu nợ. Sang năm 2012 doanh số này đạt 613.769 triệu đồng, tăng 112,59% so với năm 2011. Đây là mức tăng đột biến trong doanh số, tuy nhiên

sang năm 2013, doanh số này chỉ đạt 274,754 triệu đồng, giảm 55,23% so với năm 2012.

Năm 2012, Theo báo cáo tình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 của ủy ban Tỉnh Vĩnh Long, giá trị sản xuất công nghiệp tăng

15,13% so với năm 2011, các khu công nghiệp phần lớn được đưa vào sử

dụng như Khu công nghiệp hòa phú được lắp đầy 100% diện tích đất công

nghiệp; khu công nghiệp Bình Minh; khu công nghiệp Cổ Chiên. Giá trị sản

xuất trong khu và các tuyến công nghiệp ước đạt 3.100 tỉ đồng tăng 30% so

với năm trước, một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng thanh

toán nợ vay ngân hàng cao, dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng tăng

mạnh.

Năm 2013, Tỉnh chủ động tập trung triển khai tích cực các giải pháp

tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như theo tinh thần

Nghị quyết 02/NQ/CP của Chính phủ. Một số giải pháp mà Tỉnh hổ trợ cho ngành như Tỉnh chỉ đạo giảm lãi suất cho vay đối với các khoản nợ cũ; giảm

thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp;…Tuy nhiên do còn một số ngành khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, mức sản xuất giảm như đóng

tàu, gốm sứ, xi măng, phân bón…..làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thương mại – Dịch vụ: doanh số thu nợ trên lĩnh vực này biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2012, chỉ tiêu này đạt 178.864 triệu đồng , tăng 22,16 % so với năm 2011 và năm 2013 là 144.297 triệu đồng,

giảm 13,3% so với năm 2012. Năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh gia tăng do hệ thống chợ được mở rộng. Các

tiêu thụ hàng hóa bán lẻ và các hoạt động kinh doanh dịch vụ; du lịch; nhà

hàng.. được giữ vững nhưng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lại gặp khó khăn

nhất là gạo và thủy sản. Thu nợ của ngân hàng giảm chủ yếu là do sụt giảm

nguồn thu nợ từ các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nông thủy sản là chủ yếu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)