Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 68)

Vòng quay vốn tín dụng. Chỉ số được sử dụng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn vay nhanh hay chậm.

Bảng 4.13: Kết quả doanh số thu nợ, dư nợ và dư nợ bình quân tại BIDV

Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ doanh nghiệp 1.269.239 1.425.566 850.404

Dư nợ doanh nghiệp 1.958.158 1.783.805 2.091.364

Dư nợ bình quân 1.702.556 1.870.981,5 1.937.584,5

Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 0,75 0,76 0,44

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Theo số liệu từ phòng Quản trị tín dụng, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 1.446.954 triệu đồng. Áp

dụng phương pháp xác định giá trị bình quân nên vốn huy động bình quân

năm 2011 là 1.702.556 triệu đồng.

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong ba năm qua biến động tăng

giảm không ổn định. Ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu nhưng vòng quay lại nhỏ hơn 1. Do các khoản vay ngắn hạn trong giai đoạn này doanh nghiệp

không thể nào sử dụng có hiệu quả trong thời kỳ kinh tế nhiều biến chuyển.

Công tác thu nợ gặp phải nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nợ tính đến thời điểm

cuối năm vẫn thấp hơn dư nợ và có giá trị giảm đi trong năm 2013. Bên cạnh đó nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp gia tăng kéo dài thêm thời gian thu

hồi vốn cho ngân hàng. Xét theo giá trị vòng quay vốn tín dụng thì năm 2012 ngân hàng đồng vốn tín dụng được chu chuyển nhanh nhất trong ba năm, rút

4.4.4 Hệ số thu hồi nợ

Hệ số đánh giá công tác thu hồi nợ vay của ngân hàng. Một khi hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt.

Bảng 4.14: Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại BIDV VĩnhLong giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ doanh nghiệp 1.269.239 1.425.566 850.404

Doanh số cho vay doanh nghiệp 1.780.443 1.251.213 1.157.963

Hệ số thu hồi nợ (%) 71,29 113,93 73,44

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Hệ số thu hồi nợ của ngân hàng qua các năm không ổn định. Năm 2011 là 71,29% đến năm 2012 tăng lên 113,93%, năm 2013 tỷ lệ này là 73,44%. Hệ

số thu hồi nợ tại ngân hàng tuy có nhiều biến đổi qua các năm nhưng hệ số

vẫn còn tương đối lớn.

Hệ số thu nợ của ngân hàng tuy không ổn định nhưng vẫn đạt được ở

mức tương đối cao. Điều này cho thấy kết quả thu nợ của ngân hàng qua các

năm vẫn được thực hiện tốt. Đây chính là thành quả của quá trình giám sát, theo dõi đôn đốc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng BIDV góp

phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng.

4.4.5 Nợ xấu/Tổng dư nợ

Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng nào có chỉ số này càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụng càng cao.

Dưới đây là bảng tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013.

Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,24% đến năm 2012 tỷ lệ này

tăng lên và dừng lại ở mức 2,51% cao nhất trong ba năm. Năm 2013 tỷ lệ này

được kiểm soát nên có có xu hướng giảm nhẹ và đạt 2,41%. Nhìn chung tỷ lệ này tương đối cao nhưng so với tỷ lệ quy định tại ngân hàng là 3% thì việc

kiểm soát an toàn hoạtđộng tín dụng của ngân hàng luôn được giữ vững. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát và kết quả đạt được là tỷ lệ này có xu

hướng giảm. Có được kết quả này do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu

hiệu như đôn đốc, theo dõi, giám sát công tác thu nợ, bên cạnh đó trong công

ngân hàng triệt để thực hiện các giải pháp này nhằm hạn chế một cách tốt nhất

tỷ lệ nợ xấu.

Rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp ở từng ngành nghề khác nhau là không giống nhau. Việc đánh giá tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh sẽ phần nào phản ánh được hoạt động cho vay doanh nghiệp thuộc ngành nào có rủi ro cao nhất

Bảng 4.15: Kết quả nợ xấu doanh nghiệp và dư nợ tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Nợ xấu doanh nghiệp 43.795 44.844 50.349

- Nông nghiệp 10.196 7.167 11.039

- Công nghiệp-xây dựng 16.561 11.313 9.946

- Thuỷ sản 11.563 7.353 2.383

- Thương mại-dịch vụ 5.475 19.011 26.981

2. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 1.958.158 1.783.805 2.091.364

- Nông nghiệp 250.433 256.244 316.400

- Công nghiệp-xây dựng 706.706 393.863 375.317

- Thuỷ sản 30.032 127.768 106.297

- Thưong mại-dịch vụ 970.987 1.005.930 1.293.350

3. Nợ xấu/dư nợ (%) 2,24 2,51 2,41

- Nông nghiệp 4,07 2,80 3,49

- Công nghiệp-xây dựng 2,34 2,87 2,65

- Thuỷ sản 3,85 5,75 2,24

- Thương mại-dịch vụ 0,56 1,89 2,09

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Theo thông tin số liệu từ bảng 4.17 thì tỷ lệ nợ xấu của ngành thuỷ sản đều được kiểm soát và có xu hướng giảm vào năm 2013. Tuy nhiên tỷ lệ nợ

Thương mại-dịch vụ có tỷ lệ nợ xấu gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy rủi ro trong tín dụng ngành này cũng từng bước gia tăng. Như vậy, cho

vay thương mại-dịch vụ tiềmẩn rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Bên cạnh việc cho vay ngân hàng cần chú tâm hơn đến công tác thu hồi nợ của ngành này, tăng cường kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của ngành để kiểm soát rủi ro cho ngân hàng.

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 hoạt động tín dụng doanh nghiệp

tại chi nhánh có nhiều biến động. Thông qua việc xem xét các chỉ số đánh giá

hoạt động tín dụng cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

được thực hiện tốt nhất vào năm 2013, gặt hái được nhiều kết quả khả quan

sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng được phát triển về quy mô thể hiện ở khoản mục dư nợ năm 2013 đạt mức cao nhất trong ba năm. Bên cạnh việc gia tăng quy mô thì giá trị dư

có tài sản đảm bảo cũng được gia tăng nhằm nâng cao tính an toàn cho đồng

vốn tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trong năm đạt 2,41% đã giảm so với năm 2012, mặc dù tỷ lệ này cũng còn tương đối cao nhưng vẫn được giữ vững và được

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH VĨNH LONG

GIAI ĐOẠN 2011-2013

5.1 TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG

Giai đoạn vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động mà trên địa bàn thì chủ

yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh cũng như khả năng nội

tại còn yếu nên kinh doanh không hiệu quả trong giai đoạn này. Bên cạnh đó

giá cả nguyên liệu không ổn định làm đầu vào chí phí bất ổn, doanh nghiệp

kinh doanh không có lời lại phải lo trang trải nhiều thứ chi phí nên không đủ

khả năng trả nợ cho ngân hàng, trì trệ trong việc trả nợ cho ngân hàng làm gia

tăng nợ xấu cũng như làm doanh số thu nợ của ngân hàng không ổn định.

Qua phân tích thực trạng thì nhìn chung hoạt động tín dụng doanh nghiệp

tại ngân hàng còn tồn tại nhiều khó khăn nhất là trong công tác thu hồi nợ và vấn đề nợ xấu doanh nghiệp tại ngân hàng

Giá trị thu hồi nợ không ổn định và giảm nhiều trong năm 2013. Đặc biệt đối với ngành thủy sản có giá trị thu hồi giảm liên tục. Tình hình thu nợ tại

ngân hàng chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất, gia hạn

trả nợ… của trung ương đề ra.

Tình hình nợ xấu tại ngân hàng gia tăng qua các năm và tăng cao trong năm 2013. Dư nợ tăng nhưng tiến trình thu nợ lại gặp phải nhiều khó khăn, gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét kỹ trước cho vay để hạn chế rủi ro gia tăng cho ngân hàng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG

Trên cơ sở các nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng doanh

nghiệp tại ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long, đề tài đề ra một số giải

pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng

Ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định trước khi xét duyệt cho

Cần nâng cao công tác đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp trả nợ và tiến

hành thu nợ đúng thời hạn, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do nguyên nhân chủ

quan và khách quan của cả ngân hàng và khách hàng.

Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi các món nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời xử lý rủi ro.

Phối hợp chặt chẽ với cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý tài sản thế chấp để xử lý và thu hồi nợ.

Quyết liệt trong chỉ đạo tận thu nợ xấu nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi các món nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân để có biện pháp xử lý.

Thực hiện công tác phân loại nợ, chuyển nợ, giới hạn nợ theo đúng quy định, trích đủ dự phòng theo phân loại nhóm nợ.

Thực hiện tốt công tác xếp loại doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng để có

chính sách khách hàng phù hợp.

Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhưng ngân

hàng nên chọn doanh nghiệp phục vụ không nên chạy theo số lượng dư nơ tín

dụng mà cần chú ý đến chất lượng tín dụng là chủ yếu.

Xây dựng văn hóa đạo đức doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động tín dụng doanh nghiệp luôn tốt và đạt hiệu quả cao.

Nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định

nhằm tránh những rủi ro yếu kém về năng lực của cán bộ tín dụng xét duyệt

cho vay những khoản vay rủi ro cao, làm giảm chất lượng tín dụng và gây tổn

thất cho ngân hàng.

Tăng cường chú trọng nâng cao nghiệp vụ tín dụng gồm có kỹ năng phân

tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, phương án kinh doanh... nhằm

nâng cao quản lý rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn trên phương diện tổng thể kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá đề tài nhận thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long được thực hiện tốt nhất trong năm 2013 với một số kết quả đạt được như tỷ lệ

nợ xấu vốn tín dụng doanh nghiệp giảm, dư nợ gia tăng, có sự gia tăng vốn tín

dụng trung dài hạn gia tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo cơ

cấu tín dụng hợp lý.

Tuy nhiên công tác thu hồi nợ doanh nghiệp diễn biến tương đối chậm và có giá trị giảm đi. Điều này sẽ gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu

giảm nhưng giá trị nợ xấu tương đối lớn. Những tồn tại này xuất phát chủ yếu

từ phía doanh nghiệp và diễn biến không ổn định của nền kinh tế.

Dựa trên cơ sở một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng

doanh nghiệp từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tín

dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, nhằm nâng cao sự kiểm soát dòng vốn ngân

hàng cấp cho doanh nghiệp, cũng như nhằm nâng cao khả năng thu hồi vốn

của ngân hàng. Tuy nghiên, do còn nhiều hạn chế trong cách thức nhìn nhận

vấn đề, nguyên nhân tìm ra có thể chưa xác đáng nên giải pháp kiến nghị chỉ

mang tính chất tham khảo với mục đích nhằm nâng cao hoạt động tín dụng

doanh nghiệp của ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với Chính quyền địa phương: Hỗ trợ tối đa cho chi nhánh trong việc

xử lý và thu hồi nợ xấu, rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ để ngân hàng sớm thu

hồi vốn để tiếp tục kinh doanh. Đối với Ngân hàng nhà nước:

- Cần có những vản bản hướng dẫn thực sự cụ thể một cách đồng bộ

trong việc thực hiện các quyết định. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời,

tránh các sai phạm đáng tiếc xảy ra, hạn chế việc các ngân hàng thương mại

thực hiện không đúng tinh thần các quyết định đã ban hành.

- Đưa ra những điều kiện, thủ tục, quy trình cho vay cụ thể đối với từng

loại hình doanh nghiệp để phù hợp với đặc điểm, tính chất của loại hình doanh nghiệp để có thể hỗ trợ tối đa các nhu cầu cho doanh nghiệp.

- Cần chú trọng cải tiến và nâng cao hiệu quả, vai trò thanh tra, giám sát, hoàn thiện hệ thống thanh tra, có cơ chế tổ chức và lãnh đạo thống nhất, đưa ra

các tiêu chí thanh tra, giám sát đúng vai trò của trung ương với mục tiêu giữ

vững an toàn hệ thống ngân hàng, kiên quyết xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại. 2012, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương

mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ

2. Lê Văn Tề. 2010, Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo

3. Phan Thanh Hà, Trịng Đỗ Quyên. 2008, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ứng

dụng. Nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo

4. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)