- Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp: ảnh hƣởng đến các hoạt động của doanh nghiệp sau khi nghiên cứu kỹ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp sẽ đề ra sứ mạng mục tiêu của mình.
+ Khung cảnh kinh tế: chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các chính sách
về nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
+ Dân số, lực lƣợng lao động: tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lƣợng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lƣợng.
+ Văn hoá - xã hội: một nền văn hoá có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hƣởng.
+ Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trƣờng nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đƣờng nào bằng con đƣờng quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện đƣợc điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thƣởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lƣơng bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện môi trƣờng làm việc và cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng để lôi kéo những ngƣơì có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không thuần tuý chỉ vấn đề lƣơng bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề.
+ Khoa học - kỹ thuật: các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học - kỹ thuật. Khi khoa học -kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lƣợng lao động của mình. Sự thay đổi về
khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít ngƣời hơn nhƣng vẫn phải sản xuất ra số lƣợng sản phẩm tƣơng tự nhƣ trƣớc nhƣng có chất lƣợng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lƣợng lao động dƣ thừa.
+ Khách hàng: là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trƣờng bên ngoài. Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo đƣợc rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không còn doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến tiền lƣơng của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu đƣợc điều này.
- Môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp:
+ Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp: đây là một yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự.
+ Chính sách chiến lƣợc của doanh nghiệp: một số chính sách ảnh hƣởng tới quản trị nhân sự: cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi ngƣời làm việc hết khả năng của mình, trả lƣơng và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao…
+ Bầu không khí - văn hoá của doanh nghiệp: là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực đƣợc chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dƣỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.
1.4.2. Nhân tố con người
Nhân tố con ngƣời ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi ngƣời lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có
những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hƣởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thƣởng của họ.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm đƣợc những thay đổi này để sao cho ngƣời lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng phụ thuộc rất lớn vào con ngƣời xét về nhiều khía cạnh khác nhau.
Tiền lƣơng là thu nhập chính của ngƣời lao động, nó tác động trực tiếp đến ngƣời lao động. Mục đích của ngƣời lao động là bán sức lao động của mình để đƣợc trả công. Vì vậy vấn đề tiền lƣơng thu hút đƣợc sự chú ý của tất cả mọi ngƣời, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lƣơng phải đƣợc quan tâm một cách thích đáng.
1.4.3. Nhân tố nhà quản trị
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đƣờng lối, phƣơng hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đƣa ra các định hƣớng phù hợp cho doanh nghiệp.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một
cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi ngƣời nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phƣơng tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm đƣợc điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học đƣợc cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra đƣợc tiếng nói chung với họ.
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả nhƣ mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của ngƣời lao động.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH NIPPON EXPRESS VIỆT NAM -
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới Quản trị nhân sự trong Công ty Liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam - chi nhánh Miền Bắc doanh TNHH Nippon Express Việt Nam - chi nhánh Miền Bắc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
CÔNG TY TNHH NIPPON EXPRESS (VIỆT NAM)
- Tên giao di ̣ch: NIPPON EXPRESS VIETNAM LTD. - Tên viết tắt: NEV
- Địa chỉ:Chi nhánh Hà Nội-106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Hình thức liên doanh: Liên doanh giữa công ty cổ phần Kho Vận Giao Nhận Ngoại Thƣơng TP.HCM (Transimex) và công ty LD TNHH Nippon Express Việt Nam, trong đó Transimex chiếm 50%, công ty Nippon Express chiếm 50%.
- Thời gian hoạt động: 20 năm (Tính từ năm 2000)
- Chức năng hoạt động: Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kho ngoại quan, kho CFS….
- Kết quả kinh doanh đạt đƣợc trong năm 2009: Tổng doanh thu: 424.347.653.199 đồng;
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế: 49.364.188.257 đồng.
- Nguồn doanh thu, lợi nhuận và hoạt động quản lý kinh doanh của công ty LD TNHH Nippon Express luôn ổn định và tăng so với năm trƣớc. Tập thể nhân viên trong công ty đã dần tích lũy đƣợc kinh nghiệm trong điều hành và nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nƣớc.
- Hiện tại công ty đang làm đại lý cho hơn 211 Thành phố và 37 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp của Nhật hoạt động trong các khu công nghiệp chế xuất.
- Nippon Express Nhật Bản là một trong những công ty hàng đầu tại Nhật hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa. Tại Viêt Nam nói chung cũng nhƣ Miền Bắc nói riêng phát huy truyền thống của công ty bên Nhật, sau hơn 10 năm hoạt động tại Hà Nội, chi nhánh Miền Bắc đã vƣợt qua nhiều thăng trầm và thử thách trên thƣơng trƣờng. Từ một chi nhánh lúc mới hình thành phải hoạt động cầm trừng vào những ngày đầu, mọi hoạt động tài chính đều phụ thuộc vào tổng công ty, hiện tại Nippon Việt Nam - chi nhánh miền Bắc đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lƣợng, ngày càng đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc tín nhiệm. Đánh giá về quy mô kinh doanh cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn hiện tại Nippon Express Việt Nam chi nhánh Miền Bắc hiện đang nằm trong trong tốp các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực giao nhận - vận tải hàng hoá tại Việt Nam. Với hàng loạt các dịch vụ vận tải xuyên quốc gia.
- Khả năng cạnh tranh cao nhờ quá trình dịch vụ đƣợc tổ chức khép kín từ khâu Tiếp nhận – Vận chuyển – Lƣu kho bãi – Thu gom hàng hóa - Vận chuyển đến tay khách hàng. Thƣơng hiệu của công ty ngày càng đƣợc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài biết đến, họ tin tƣởng về chất lƣợng, giá cả và cả sự tận tình phục vụ khách hàng của công ty.
- Từ những ngày đầu mới thành lập công ty phải đi thuê từng chiếc xe tải của các bên dịch vụ vận chuyển khác đến nay nhờ sự cố gắng của cán bộ nhân viên cũng nhƣ sự lãnh đạo của ban giám đốc ngƣời Nhật hiện tại công ty có một dàn xe tải 50 chiếc từ trọng tải 500 kgs đến 10 tấn, đây là những thành quả hoạt động không mệt mỏi trong suốt thời gian vừa qua của công ty.
- Hiện tại công ty có mạng lƣới văn phòng vệ tinh rộng khắp các khu công nghiệp quan trọng chính nhƣ:
*Văn phòng sân bay Nội Bài
*Văn phòng khu công nghiệp Thăng Long, *Văn phòng khu công nghiệp Quế Võ, *Văn phòng khu công nghiệp Hải Dƣơng, *Văn phòng khu công nghiệp Hải Phòng
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Nippon Express Việt Nam chi nhánh Miền Bắc là một bộ phận của tổng công ty Nippon Express Việt Nam với hệ thống khách hàng từ Thanh Hoá trở ra toàn bộ khu vực miền Bắc, chính vì vậy chi nhánh Miền Bắc có một nhiệm vụ rất quan trọng trong hệ thống của Nippon Express trên toàn thế giới.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh trên cơ sở kế hoạch của tổng công ty đề ra sao cho thích ứng với thị trƣờng Miền Bắc. Tập trung phát triển các dịch vụ đang có và từng bƣớc xây dựng phát triển các dịch vụ mới.
- Tăng cƣờng đầu tƣ vốn cơ sở vật chất vào việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong công ty, hiện đại hoá trang thiết bị sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của nhân viên và tham giao tích cực vào các hoạt động xã hội.
- Ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực, hình thành lên đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp năng động hiệu quả phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
2.2. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại chi nhánh Miền Bắc 2.2.1. Cơ cấu nhân sự 2.2.1. Cơ cấu nhân sự
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu nhân sự của công ty chúng ta dễ dàng nhận ra cơ cấu nhân sự đƣợc phân bổ theo hình thức tập trung quyền lực, đứng đầu là giám đốc ngƣời Nhật. Tiếp theo là các giám đốc ngƣời Nhật đứng đầu các bộ phận, tiếp theo là các quản lý ngƣời Việt rồi đến các trƣởng nhóm ngƣời Việt.
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(nguồn: Phòng nhân sự Công ty Liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam - chi nhánh Miền Bắc)
- Giám đốc: Là ngƣời Nhật và có quyền lực cao nhất, là ngƣời đại diện pháp nhân của công ty, đƣợc phép sử dụng con dấu riêng. Giám đốc công ty là ngƣời sẽ quyết định chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh cho công ty, là ngƣời có quyền điều hành và phân cấp hoạt động của công ty. Giám đốc công ty có thể xem xét mọi vấn đề liên quan đến chi nhánh Miền Bắc. Giám đốc có quyền uỷ quyền cho cấp dƣới thay mình điều hành các hoạt động của công ty trong thời gian giám đốc đi vắng.
- Bộ phận hàng không: Đứng đầu là một quản lý ngƣời Nhật, tiếp sau đó là đến một quản lý ngƣời Việt và các trƣởng nhóm ngƣời Việt ở các văn phòng vệ tinh thuộc quyền quản lý của bộ phận hàng không.
- Bộ phận hàng biển: Đứng đầu là quản lý ngƣời Nhật, có vai trò bao quát tổng thể các vấn đề liên quan đến hàng biển xuất-nhập. Hỗ trợ cho giám đốc bộ phận hàng biển là trợ lý giám đốc ngƣời Việt, có nhiệm vụ báo cáo và thông tin cho giám đốc và tiếp đến là các trƣởng nhóm của các văn phòng vệ tinh.
- Bộ phận kế toán: Đứng đầu là kế toán trƣởng ngƣời việt, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính - kế toán, quản lý vốn, thu hồi vốn, tập hợp các khoản chi phí kinh doanh, theo dõi sự tăng
Phòng Hành Chính Phòng Kế Toán Phòng Hàng Cá Nhân Giám Đốc Chi nhánh Miền Bắc Phòng Hàng
không Xuất-Nhập Phòng Kinh Doanh (Sale)
Phòng
giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với nhà nƣớc.
- Bộ phận hành chính tổng hợp: Đứng đầu là quản lý ngƣời Việt, tham mƣu cho giám đốc công ty về công tác quản lý văn phòng, hội nghị, văn thƣ luu trữ, quản lý và điều động trang thiết bị văn phòng, công tác thông tin, tuyển dụng.
- Bộ phận hàng hành lý cá nhân: Phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá là hành lý và tƣ trang của nhân viên các công ty Nhật làm việc tại Việt Nam,