Thực trạng đầu tƣ công cho tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn Lào Cai

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh lào cai (Trang 61)

5. Kết cấu đề tài

3.2.Thực trạng đầu tƣ công cho tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn Lào Cai

3.2.1. Khái quát về tình hình đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lào Cai

12,83% 13,42% 13,62% 12,05% 13,67% 11,51% 10,94% 7,42% 10,73% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GD P

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Lào Cai từ 2005 - 2013

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Lào Cai)

Hình 3.1 cho thấy động thái tăng trƣởng kinh tế Lào Cai giai đoạn 2005 - 2013. Theo đó, giai đoạn 2005-2007 tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 13,29%/năm, giai đoạn 2008-2010 giảm nhẹ, xuống còn 12,41%; đây là giai đoạn nền kinh tế đang chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (bùng nổ vào cuối năm 2007, đầu năm 2008), năm 2009 GDP tăng trở lại lên 13,67%, nhƣng các năm sau đó lại sụt giảm. Năm 2012, do “tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới nên GDP thực tế của tỉnh giảm xuống còn 7,42%. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nƣớc thuộc khu vực này vẫn tiếp diễn.

Tăng trƣởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm, kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể”.2 Vì vậy, giai đoạn 2011 - 2013 tăng trƣởng kinh tế bình quân giảm còn 9,70%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2013 cùng với đà phục hồi kinh tế của thế giới, những cải cách mạnh mẽ kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung và sự nỗ lực của Lào Cai nói riêng đã giúp kinh tế Lào Cai chuyển biến theo hƣớng khả quan hơn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đã đƣợc cải thiện, tăng lên 10,73%.

-20,00% -10,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 2004 2006 2008 2010 2012 2014 G D P

Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tƣ

Hình 3.2. Động thái tăng trưởng GDP các khu vực từ 2005-2013

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Lào Cai)

Tăng trƣởng của khu vực công giai đoạn 2005-2007 đạt 13,69% (khu vực tƣ 9,93%). Giai đoạn này, đầu tƣ xã hội chủ yếu từ nguồn vốn nhà nƣớc do khu vực tƣ nhân phát triển chậm, chính sách thu hút vốn đầu tƣ chƣa hoàn thiện. Giai đoạn 2008-2010 tăng trƣởng khu vực công lại giảm xuống còn

2

10,33% (khu vực tƣ 32,71%), đặc biệt, vốn đầu tƣ khu vực tƣ tăng đột biến là do tỉnh đã thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, năm 2008 GDP khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 135,99% so với năm 2007. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến giữa năm 2011, do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chững lại, đáng chú ý năm 2010 trên địa bàn tỉnh không có dự án FDI nào đƣợc cấp mới. Từ năm 2011 đến nay, kết quả thu hút FDI đƣợc cải thiện, song các dự án cấp mới đa phần quy mô nhỏ. Giai đọan 2011-2013, tăng trƣởng khu vực công lại giảm xuống còn 6,44% (khu vực tƣ 14,27%), tăng trƣởng hai khu vực đều thấp do ảnh hƣởng khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết.

Đƣợc sự đầu tƣ của các cấp với nhiều chƣơng trình, dự án, những năm gần đây, nền kinh tế Lào Cai khởi sắc nhanh chóng, đặc biệt là sự tăng trƣởng rõ rệt và liên tục của ngành CN-XD và ngành TM-DV. Các ngành này đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng GDP trên địa bàn tỉnh. Những biến động này thể hiện qua hình 3.3.

33,34% 27,19% 20,23% 29,14% 38,39% 42,44% 37,52% 34,42% 37,33% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 2005-2007 2008-2010 2011-2013

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại và Dịch vụ

Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh

(Nguồn:Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê tỉnh Lào Cai)

Giai đoạn 2005-2007, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (33,34%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, sau đó giảm mạnh qua các năm (giai đoạn 2008-2010: 27,19%; 2011-2013: 20,23%) đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với tỉnh trong quá trình thực hiện CNH-HĐH.

Khu vực thƣơng mại - dịch vụ dao động rất nhẹ, giai đoạn 2005-2007 chiếm tỷ trọng cao nhất (37,52%), đến giai đoạn 2008-2010 do ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế nên tỷ lệ này giảm xuống còn 34,42%; giai đoạn 2011-2013 khu vực này có sự hồi phục, chiếm 37,33%. Thƣơng mại - dịch vụ là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của Lào Cai giai đoạn 2010-2015, trong đó phát triển nâng cấp, mở rộng các chợ thƣơng mại vùng cao gắn với du lịch và dịch vụ là giải pháp quan trọng lồng ghép trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Các năm 2011-2013, tỉnh đã hoàn chỉnh hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Mở rộng quy hoạch và đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật khu thƣơng mại - công nghiệp Kim Thành. Tập trung nghiên cứu và xây dựng dự án khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc), đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật 02 cửa khẩu phụ Bản Vƣợc (Bát Xát) và Lồ Cô Chin (Pha Long, Mƣờng Khƣơng) vì vậy giá trị sản xuất của ngành TM-DV giai đoạn này tăng hơn so với năm trƣớc. Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt bình quân 14%/năm, trong đó thƣơng mại, du lịch, dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng trên 30% GDP. Việc đầu tƣ nâng cấp chợ theo hƣớng văn minh, hiện đại sẽ góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các tiểu thƣơng, góp phần thúc đẩy giao thƣơng hàng hóa tại Lào Cai và tăng nguồn ngân sách cho nhà nƣớc.

Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh qua các năm, giai đoạn 2005-2007, khu vực này chiếm tỷ trọng thấp nhất (29,14%), nhƣng giai đoạn 2008-2010, do thu hút đƣợc nhiều dự án và vốn đầu tƣ nên khu vực này chiếm tỷ trọng 38,39% trong tổng GDP toàn tỉnh. Giai đoạn 2011-2013, tỷ trọng của khu vực này đã tăng lên 42,44%. Đặc biệt, biến động lớn nhất của ngành CN- XD những năm này là sự có mặt của khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, sự phát triển của khu công nghiệp Tằng Loỏng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển CN-XD của tỉnh.

Với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣ hiện nay, chứng tỏ Lào Cai đã phải nổ lực rất nhiều cho phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.2. Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế

Trong những năm qua, đầu tƣ đƣợc đánh giá là nhân tố quan trọng nhất quyết định tốc độ tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Quy mô đầu tƣ cho phát triển kinh tế của tỉnh tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm giai đoạn 2010-2013 nguồn đầu tƣ tăng thêm 8.103,134 tỷ đồng, tốc độ phát triển kinh tế bình quân giai đoạn này là 115,29%. Nhìn chung, các nguồn vốn đều gia tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên, tỷ trọng đầu tƣ theo các nguồn vốn còn biến động thất thƣờng qua các năm. Theo cấp quản lý, NSTW năm 2005 chiếm 23,40%, đến năm 2011 giảm xuống còn 15,34%, đến năm 2013 lại tăng lên 17,17%. Trong khi đó, NSĐP thì ngƣợc lại, năm 2005 chiếm 76,60%, năm 2011 đã tăng lên 84,66%, năm 2013 lại giảm xuống còn 82,83%. Nhƣ vậy, nguồn đầu tƣ chủ yếu là vốn của ngân sách địa phƣơng. Nguồn vốn ngân sách địa phƣơng bao gồm:vốn cân đối NSĐP, vốn sự nghiệp bổ sung có mục tiêu của NSTW cho NSĐP, vốn từ nguồn thu quản lý qua NSNN của NSĐP tỉnh Lào Cai.

Hàng năm khi xây dựng kế hoạch chi ngân sách địa phƣơng, ngoài việc tiếp tục bố trí trả nợ các công trình hoàn thành, chuyển tiếp từ các năm trƣớc sang với số vốn chiếm tỷ trọng lớn, tỉnh đã chủ động nguồn lực từ một số nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng, nguồn hỗ trợ có mục tiêu, doanh nghiệp ủng hộ…tỉnh dành ra một phần kinh phí để đầu tƣ cho các công trình thuộc các sự nghiệp kinh tế - văn xã nhƣ: Giao thông, thủy lợi, kiến thiết thị chính, các công trình văn hóa, phúc lợi nhà trẻ... và trợ cấp một phần cho ngân sách xã, phƣờng trong việc xây dựng trụ sở trƣờng học, bệnh xá, chợ, bến xe, bến đò ... về tính chất đây là nguồn vốn sự nghiệp đƣợc đầu tƣ dƣới hình thức cấp phát, cho vay hoặc Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 6.926.000 triệu đồng (tăng bình quân 71,23%/năm thời kỳ 2005 - 2010. Nguồn vốn xây dựng cơ bản phần lớn do địa phƣơng quản lý chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tƣ và chủ yếu đƣợc sử dụng cho một số công trình trọng điểm nhƣ xây

dự , Nhà máy DAP số 2, Nhà máy tuyển quặng

apatít Bắc Nhạc Sơn,...; dự án đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong đó tập trung triển khai xây dựng 19km đƣờng cao tốc đoạn cuối qua thành phố

- , dự án mở

rộng ga Lào Cai, dự án cảng cạn ICD Lào Cai, các dự án thuỷ điện, các dự án đầu tƣ tại các khu công nghiệp. Xem xét đầu tƣ hạ tầng các cụm tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để thu hút các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tại chỗ và phục vụ du lịch. Huy động tối đa nguồn lực của Trung ƣơng hỗ trợ cho tỉnh, khai thác tốt nguồn nội lực trên địa bàn coi đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển. Tập trung nguồn lực đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đƣờng để cơ bản hoàn thành việc di chuyển các cơ quan hành chính sự nghiệp trong năm 2010.

Theo số liệu bảng 3.1, giai đoạn 2010 - 2013, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh có sự tăng trƣởng vƣợt bậc. Năm 2013, tổng vốn đầu tƣ đạt 10.270.654 triệu đồng, tăng gấp 1,48 lần so với năm 2010. Tuy tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng giảm do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế chung, nhƣng bình quân cả giai đoạn, tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ bình quân toàn xã hội vẫn đạt 15,29%/năm; trong đó khu vực nhà nƣớc tăng bình quân 16,69%/năm, khu vực ngoài nhà nƣớc 19,03%/năm, vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài30,85%. Tỷ trọng vốn đầu tƣ từ khu vực nhà nƣớc giảm từ 48,15% năm 2010 xuống 41,70% năm 2013, khu vực ngoài nhà nƣớc tăng tƣơng ứng từ 48,67% lên 53,68% trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài biến động không đáng kể tăng từ 3,18% năm 2010 lên 4,62% năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nƣớc có cao hơn chút ít so với nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nƣớc, chứng tỏ nội lực của dân cƣ và khả năng huy động vốn trong dân của tỉnh đang dần tăng.

Các nguồn đầu tƣ tập trung chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ tầng chung. Thứ tự ƣu tiên là ngành công nghiệp - xây dựng, năm 2005 chiếm 59,76%, nhƣng đến năm 2013 đã bị giảm xuống còn 53,73% trên vốn đầu tƣ, nhƣng tỷ lệ vẫn luôn lớn hơn 50%; tiếp theo là ngành thƣơng mại - dịch vụ, năm 2005 chiếm 34,37%, nhƣng đến năm 2013 đã đƣợc tăng lên 42,11% ; cuối cùng đến nông - lâm - ngƣ nghiệp năm 2005 chiếm 5,87%, đến năm 2013 đã bị giảm xuống còn 4,16% trên vốn đầu tƣ. Cơ cấu đầu tƣ của tỉnh hoàn toàn phù hợp với quan điểm chung về đầu tƣ cho phát triển kinh tế là sự tăng dần cơ cấu đầu tƣ cho ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ trong tổng đầu tƣ toàn xã hội.

Bảng 3.1. Vốn đầu tƣ công cho phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2013 (*) Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2005 2010 2011 2012 Ƣớc tính 2013 2010/2005 BQ 2010 - 2013 Tổng số vốn đầu tƣ (Triệu đồng) 4.044.784 6.926.000 6.487.665 8.728.218 10.270.654 171,23 115,29

I. Phân theo cấp quản lý

Trung ƣơng 946.606 1.620.900 995.207 1.615.549 1.763.417 171,23 110,96

% So với tổng đầu tư 23,40 23,40 15,34 18,51 17,17

Địa phƣơng 3.098.178 5.305.100 5.492.458 7.112.669 8.507.237 171,23 117,55

% So với tổng đầu tư 76,60 76,60 84,66 81,49 82,83

II. Phân theo nguồn vốn

1. Vốn khu vực Nhà nƣớc 1.947.659 3.335.033 2.478.561 4.448.929 4.282.607 171,23 116,69

% So với tổng đầu tư 48,15 48,15 38,20 50,97 41,70

- Vốn ngân sách Nhà nƣớc 944.354 1.617.045 1.466.194 3.006.656 2.914.111 171,23 130,89

- Vốn vay 736.011 1.260.293 692.129 1.169.917 1.045.467 171,23 104,44

- Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nƣớc 74.457 127.495 308.486 94.721 298.080 171,23 195,79

- Vốn huy động khác 192.837 330.200 11.752 177.635 24.949 171,23 509,71

5

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ phát triển (%) 2005 2010 2011 2012 Ƣớc tính 2013 2010/2005 BQ

2010 - 2013 2. Vốn khu vực ngoài Nhà nƣớc 1.968.645 3.370.967 3.741.086 3.849.953 5.513.527 171,23 119,03

% So với tổng đầu tư 48,67 48,67 57,66 44,11 53,68

- Vốn của doanh nghiệp 1.126.463 1.928.875 2.257.677 2.641.543 3.388.891 171,23 120,78

- Vốn của dân cƣ 842.182 1.442.092 1.483.409 1.208.410 2.124.636 171,23 120,05

3. Vốn khu vực ĐT trực tiếp của nƣớc ngoài 128.480 220.000 268.018 429.336 474.520 171,23 130,85

% So với tổng đầu tư 3,18 3,18 4,13 4,92 4,62

III. Phân theo lĩnh vực

1. Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp 237.473 406.632 329.575 434.401 427.303 171,23 103,74

% So với tổng đầu tư 5,87 5,87 5,08 4,98 4,16

2. Công nghiệp - Xây dựng 2.417.045 4.138.776 3.291.934 4.661.499 5.518.766 171,23 113,18

% So với tổng đầu tư 59,76 59,76 50,74 53,41 53,73

3. Thƣơng mại - Dịch vụ 1.390.266 2.380.592 2.866.156 3.632.318 4.324.586 171,23 122,06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% So với tổng đầu tư 34,37 34,37 44,18 41,62 42,11

(*) Tính theo giá cố định năm 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Lào Cai)

5

Là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, Lào Cai nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm đầu tƣ từ Trung ƣơng. Từ khi Chƣơng trình 135 giai đoạn III đƣợc triển khai thực hiện, theo đó, Chƣơng trình gồm 2 hợp phần chính: Hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tƣ cơ sở hạ tầng (bao gồm cả duy tu bảo dƣỡng các công trình sau đầu tƣ) đã phát huy tác dụng, nguồn đầu tƣ vào tỉnh Lào Cai tăng dần về quy mô. Bình quân mỗi năm, nguồn vốn từ chƣơng trình hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh dao động từ 18 tỷ đồng tới 110 tỷ đồng, tùy theo số hạng mục và quy mô của chƣơng trình đầu tƣ. Đặc biệt, những năm 2010 - 2013, vốn đầu tƣ vào tỉnh tăng đột biến nhờ các nguồn đầu tƣ mới của các tổ chức, các chƣơng trình của Chính phủ nhƣ chƣơng trình 135-II; Chƣơng trình hỗ trợ 61 huyện nghèo; chƣơng trình nƣớc sạch và VSMT; chƣơng trình trung tâm cụm xã; chƣơng trình sắp xếp, bố trí dân cƣ; chƣơng trình phát triển các làng nghề, ngành nghề; chƣơng trình kiên cố hoá kênh mƣơng. Các nguồn đầu tƣ từ vốn nƣớc ngoài nhƣ: Chƣơng trình cơ sở hạ tầng nông thôn (JBIC-Nhật), dự án năng lƣợng nông thôn (RE2-WB); chƣơng trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (DANIDA-Damark); chƣơng trình hỗ trợ cải cách hành chính tỉnh Lào Cai (DANIDA-Damark); dự án phủ sóng PTTH tỉnh Lào Cai (Hàn Quốc)… đặc biệt là dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai (WB); và dự án hạ tầng nông thôn tỉnh Lào Cai (AFD - cơ quan phát triển Pháp).

Nhƣ vậy, nguồn vốn đầu tƣ công cho phát triển kinh tế tỉnh đƣợc huy động từ các chƣơng trình đầu tƣ chủ yếu nhƣ chƣơng trình 135-II, Chƣơng trình hỗ trợ 61 huyện nghèo; chƣơng trình nƣớc sạch và VSMT, dự án giảm

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh lào cai (Trang 61)