5. Kết cấu đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đƣờng sắt và 345 km theo đƣờng bộ. Tỉnh Lào Cai đƣợc tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên của Lào Cai là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nƣớc, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nƣớc).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đƣờng biên giới.
- Đặc điểm địa hình
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ , phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao từ 300 m - 1.000 m. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m so với mặt nƣớc biển, Tả Giàng Phình: 3.090 m.
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thƣờng xuất hiện trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dƣới 00C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150
C - 200C (riêng Sa Pa từ 140
C - 160C và không tháng nào lên quá 200C), lƣợng mƣa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230
C - 290C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.400mm đến 1.700mm.
Sƣơng: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sƣơng muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.
Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có đƣợc.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chƣa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.
+ Tài nguyên rừng
- Rừng: 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha
rừng trồng.
- Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lƣợng loài và tính điển hình
của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện đƣợc 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm nhƣ: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...
- Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu năm 2013, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ,...
+ Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản nhƣ apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lƣợng lớn. Một số mỏ có trữ lƣợng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trƣờng quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phƣơng.