Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh lào cai (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập thông tin thứ cấp:

Thông tin đƣợc thu thập thông qua số liệu từ trang web của Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn), niên giám thống kê tỉnh Lào Cai các năm 2007 đến 2012, và số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lào Cai, các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh Lào Cai.

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình đầu tƣ công ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và đƣợc tiến hành bởi các Trung tâm nghiên cứu, các cơ

+ Các sách và bài giảng: Kinh tế đầu tƣ, Nhập môn tài chính - tiền tệ, Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp, Kinh tế công cộng. + Các bài báo từ tạp chí có liên quan tới đề tài

+ Các tài liệu từ các website + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thƣ viện trƣờng ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh; Trung tâm học liệu đại học Thái Nguyên

Thƣ viện, Internet, báo

Internet

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

quan chính phủ. Số liệu về tình hình chung của tỉnh và các đơn vị nghiên cứu, tình hình đầu tƣ công của tỉnh.

+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh qua các năm + Tình hình phát triển của các ngành Nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ của tỉnh

+ Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai.

+ Các chính sách về đầu tƣ phát triển cho các ngành, các vùng và các đơn vị kinh tế của tỉnh Lào Cai + Các báo cáo về các chƣơng trình, dự án đầu tƣ cho tỉnh Lào Cai

+ Báo cáo thu-chi ngân sách của tỉnh qua các năm + Quy hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 2014 - 2020. UBND tỉnh Phòng NN &PTNT phòng công thƣơng phòng LĐTBXH ... Cục thống kê tỉnh Lào Cai Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lào Cai Ban Quản lý Dự án, các Ban quản lý dự án của các dự án, UBND tỉnh. Phòng thống kê, phòng Tài chính - kế hoạch UBND tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch.

Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. b. Thu thập thông tin sơ cấp

Đối tƣợng Số mẫu Nội dung thu thập Phƣơng pháp thu thập l. Cán bộ lãnh đạo + Cấp tỉnh 1 ngƣời (lãnh đạo sở Kế hoạch đầu tƣ) Thông tin về chủ trƣơng và giải pháp hỗ trợ, đầu tƣ phát triển kinh tế chung của tỉnh

và đầu tƣ công cho Lào Cai nói riêng

Điều tra phỏng vấn trực tiếp. + Cấp huyện 5 ngƣời (cán bộ lãnh đạo huyện và các trƣởng ban ngành) Những nhận định về các yếu tố ảnh hƣởng

tới đầu tƣ công của tỉnh, tình hình thực hiện, phƣơng hƣớng

và giải pháp đầu tƣ công cho phát triển kinh tế của tỉnh. Điều tra phỏng vấn trực tiếp. 2. Doanh nghiệp 15 doanh nghiệp

Đặc điểm của đơn vị, tình hình thực hiện và kết quả các chính sách đẩu tƣ cho đơn vị và

tác động của nó Điều tra phỏng vấn trực tiếp. 3. Hợp tác xã 15 HTX (chủ nhiệm HTX)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

30 hộ KD 50 hộ nông lâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho hộ, tình hình thực hiện và giải pháp đầu tƣ

công của địa phƣơng

trực tiếp.

Ngoài các phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, đề tài còn sử dụng thêm một số phƣơng pháp sau:

-Phương pháp thảo luận nhóm

Điều tra phỏng vấn không chính thức (nhóm thành viên gia đình, một vài nhóm ngƣời ở xã Xuân Giao, xã Gia Phú, thị trấn Tằng Loỏng ... nơi có dự án đầu tƣ công đang tiến hành) nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của ngƣời dân về hiệu quả của đầu tƣ công cho phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra đƣợc.

- Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những ngƣời đại diện trong từng lĩnh vực nhƣ sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.

2.1.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan

phục vụ đề tài nghiên cứu.

- Xử lý thông tin sơ cấp

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lƣợng: Xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel, phần mềm eview 7 để ƣớc lƣợng, phân tích qua mô hình hồi quy bội.

Trong xử lý số liệu về nguồn vốn đầu tƣ, khi tính toán tổng vốn đầu tƣ, chúng tôi loại bỏ những nguồn vốn bị tính trùng. Ví dụ nhƣ vốn đầu tƣ xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng bao gồm xây dựng đƣờng (đồng thời thuộc lĩnh vực giao thông), xây trƣờng (lĩnh vực giáo dục), xây trạm (lĩnh vực y tế)... khi tính tổng vốn đầu tƣ thì vốn đầu tƣ xây dựng sẽ không tính vào tổng vốn, vì nguồn vốn này đã đƣợc tính chia nhỏ khi tính vốn đầu tƣ tác động tới các lĩnh vực khác.

2.1.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp tổng quan lịch sử

Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực có liên quan đến đề tài hoặc nội dung nghiên cứu.

Sử dụng phƣơng pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Đồng thời phƣơng pháp này còn giúp chúng ta định hƣớng những giải pháp cho tƣơng lai.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích thực trạng và xu hƣớng biến động, sự thay đổi của mức đầu tƣ công cho tăng trƣởng kinh tế của Lào Cai.

c. Phương pháp thống kê so sánh

Phƣơng pháp này dùng để so sánh tình hình đầu tƣ công cho tăng trƣởng kinh tế qua các giai đoạn, các năm.

d. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển các nguồn lực có thể thiết lập và kết hợp giữa các yếu tố, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:

- Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

- Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.

- Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ.

Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ... S2 ... Điểm yếu (W) W1 ... W2 ... Cơ hội (O)

O1 ... O2 ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguy cơ (T) T1 ... T2 ...

Phối hợp (TS) Phối hợp (TW)

Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trƣờng bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành), nhằm đƣa ra những giải pháp phát huy đƣợc thế mạnh, tận dụng đƣợc cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, dùng phƣơng pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tƣợng trong công tác đầu tƣ công (đơn vị, cá nhân đầu tƣ và đơn vị tiếp nhận đầu tƣ), trên cơ sở đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của đầu tƣ công cho phát triển kinh tế của tỉnh.

e. Phương pháp phân tích hồi quy

Để phân tích tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế, tác giả sử dụng mô hình tăng trƣởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglass..Trong hoạt động sản xuất, có ba yếu tố quan trọng đảm cho sự phát triển: vốn (K), Lao động (L) và các yếu tố tổng hợp (TFP) bao gồm trình độ khoa học công nghệ, vốn con ngƣời, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp...

Hàm sản xuất đƣợc thể hiện dƣới dạng: Y = f(K, L, TFP) (1)

Thực tế tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, vốn đầu tƣ toàn xã hội (K) đƣợc chia thành vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Lào Cai (khu vực Nhà nƣớc) và vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tỉnh Lào Cai (bao gồm tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Để đơn giản, ta có:

K = Kdi + Kfi. Trong đó: K: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Kdi: Vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Lào Cai Kfi: Vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tỉnh Lào Cai Nhƣ vậy, hàm (1) trở thành: Y = f(Kdi, Kfi, L,TFP) (2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để xem xét mối quan hệ giữa vốn đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế, căn cứ vào phƣơng trình (2), Luận văn thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với hàm sản xuất có dạng:

) log( ) log( ) log( ) log(Y a0 a1 X1 a2 X2 a3 X3 Trong đó:

- Biến phụ thuộc Y là GDP. Số liệu GDP để tính toán đƣợc thu thập từ năm 2005 đến năm 2013 theo giá cố định năm 2010.

- Biến độc lập X1 là vốn đầu tƣ khu vực công tỉnh Lào Cai - Biến độc lập X2 là vốn đầu tƣ khu vực tƣ tỉnh Lào Cai.

- Biến độc X3 là số lao động đang làm việc trong nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai hàng năm.

- a0, a1, a2, a3: Hệ số hồi quy của các biến độc lập tƣơng ứng.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nhằm đánh giá thực trạng và phân tích những tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, Luận văn sử dụng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm:

+ Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: GO, GDP, tốc độ tăng trƣởng GDP, Cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời;

+ Hệ thống chỉ tiêu về đầu tƣ: Tổng số vốn đầu tƣ theo kế hoạch và số vốn thực tế đƣợc giải ngân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

+ Cơ cấu vốn đầu tƣ: Theo ngành nghề, theo địa bàn hành chính;

+ Đánh giá năng lực quản lý vốn đầu tƣ, kết quả và hạn chế trong đầu tƣ công.

* Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả đầu tƣ công

Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu công bố tại trang web của Tổng cục Thống kê và Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai. Việc đánh giá hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả của đầu tƣ công đối với tăng trƣởng kinh tế cần quan tâm đến độ trễ trong tác động của đầu tƣ đến tăng trƣởng. Đối với mỗi chƣơng trình, dự án lúc đầu tƣ đến khi mang lại lợi ích cho nền kinh tế sẽ có độ trễ thời gian khác nhau.

Căn cứ vào thực tế dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Lào Cai đa phần là các dự án có quy mô nhỏ, thời gian đầu tƣ ngắn, đồng thời để đơn giản hóa việc so sánh và tính toán, tác giả sử dụng độ trễ trung bình trong đầu tƣ là năm, nhằm đƣa ra một ƣớc lƣợng sơ bộ về hiệu quả đầu tƣ.

- Hệ số ICOR (Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và Evsay Domar đƣa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trƣởng kinh tế nhằm xác định nhu cầu vốn đầu tƣ cần thiết cho một nền kinh tế.

ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu

tƣ thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổ (GDP).

Hệ số này càng nhỏ tức là hiệu quả đầu tƣ càng cao. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng các công thức sau: ICORnăm t = Đầu tƣnăm t/ (GDPnăm t - GDPnăm t-1)

ICOR (vốn ngân sách)năm t = Đầu tƣ từ vốn ngân sáchnăm t/ (GDPnăm t - GDPnăm t-1)

- Tỷ lệ GDP/đầu tƣ: Chỉ tiêu này cho biết, với mỗi đồng đầu tƣ mới cho nền kinh tế có thể đạt đƣợc bao nhiêu đồng GDP. Vốn đầu tƣ mới cho nền kinh tế nhằm mục đích duy trì tài sản hiện có và đầu tƣ thêm tài sản để tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ (GDP/Đầu tƣ)năm t = GDPnăm t / Đầu tƣ năm t-1

Tỷ lệ (GDP/Đầu tƣ từ vốn ngân sách)nămt = GDPnăm t / Đầu tƣ từ vốn ngân sáchnăm t-1

- Hệ số Hlv(GO): Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế trong kỳ nghiên cứu.

Hlv(GO)= GO/IvPHTD

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành, trong toàn bộ địa phƣơng.

Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu Hlv(GO) là thích hợp nhất cho tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tƣ của ngành và của nền kinh tế vì chỉ tiêu VA, F tính cho các ngành đặc biệt là ngành nông nghiệp rất khó thống kê và xác định chính xác (do đặc thù của ngành và quy mô ngành ví dụ trong ngành nông nghiệp, thu nhập và chi phí trung gian khó phân tách rõ do sản xuất nông nghiệp còn mang đặc tính tự sản tự tiêu.).

* Các chỉ tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013. - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2013. - Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2013.

- Vốn đầu tƣ phát triển tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2013 phân theo nguồn vốn.

- Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh Lào Cai phân theo lĩnh vực giai đoạn 2005 - 2013.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH LÀO CAI

GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

3.1. Tổng quan chung về tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đƣờng sắt và 345 km theo đƣờng bộ. Tỉnh Lào Cai đƣợc tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên của Lào Cai là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nƣớc, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nƣớc).

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đƣờng biên giới.

- Đặc điểm địa hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh lào cai (Trang 44)