Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp và hiệu quả để triển khai nghiệp vụ bao

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 94)

vụ bao thanh toán nội địa

Mô hình tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, ứng dụng sản phẩm mới đi vào thực tế. Mô hình tổ chức phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, phát huy tối đa năng lực, nhiệt huyết góp phần tạo nên sự thành công của sản phẩm. Mô hình tổ chức vận hành nghiệp vụ BTT nội địa tại BIDV được tác giả đề xuất như sau:

Tại Hội sở chính, Phòng BTT nội địa trực thuộc Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp có chức năng:

- Phối hợp cùng Ban Phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại nghiên cứu, thiết kế và phát triển dịch vụ BTT nội địa.

- Xây dựng các tiêu chí thẩm định khách hàng bên mua, bên bán và thẩm định KPT.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình BTT nội địa thống nhất trên toàn hệ thống. - Lập danh sách khách hàng bên mua và hạn mức BTT cụ thể cho từng khách hàng trên toàn hệ thống.

78

- Thống kê doanh số BTT nội địa trên toàn hệ thống, phân tích hiệu quả thu nhập từ hoạt động BTT nội địa.

- Phối hợp với Trung tâm đào tạo BIDV xây dựng các chương trình đào tạo, hỗ trợ các chi nhánh về nghiệp vụ BTT.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị BTT trong nước và quốc tế. - Mô hình tổ chức Phòng BTT nội địa gồm 3 bộ phận: Bộ phận phụ trách bên mua hàng – bộ phận phụ trách bên bán hàng – bộ phận nghiệp vụ.

+ Bộ phận phụ trách bên mua hàng thực hiện các công việc:

- Tiếp thị khách hàng bên mua, thu thập thông tin khai thác danh mục các nhà cung cấp của những khách hàng bên mua

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn khách hàng bên mua theo từng thời kỳ, duy trì và phát triển mối quan hệ với bên mua

- Lập danh sách khách hàng bên mua và xác định hạn mức BTT bên mua cụ thể cho từng khách hàng

+ Bộ phận phụ trách bên bán hàng thực hiện các công việc:

- Xây dựng tiêu chí lựa chọn khách hàng bên bán theo từng thời kỳ, duy trì và phát triển mối quan hệ với bên bán

- Hỗ trợ các chi nhánh tiếp thị khách hàng bên bán.

+ Bộ phận nghiệp vụ thực hiện các công việc:

- Xây dựng quy trình BTT nội địa thống nhất trên toàn hệ thống.

- Nghiên cứu, cải tiến, chỉnh sửa quy trình cho phù hợp với thực tế tác nghiệp của các chi nhánh

- Hướng dẫn nghiệp vụ BTT nội địa, giải quyết những vướng mắc liên quan đến quy trình của các chi nhánh.

Tại các chi nhánh BIDV, cần thành lập bộ phận BTT riêng biệt độc lập với Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Phòng Quan hệ khách hàng BTT nội địa thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:

- Tiếp thị khách hàng bên bán

- Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về BTT nội địa của khách hàng bên bán. - Đề xuất hạn mức BTT bên bán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng bên bán.

- Soạn thảo các hợp đồng BTT, hợp đồng đảm bảo (nếu có) đảm bảo đúng quy định về nghiệp vụ BTT nội địa của BIDV.

- Thẩm định và đề xuất hạn mức BTT bên mua gửi Phòng BTT tại Hội sở chính nếu bên mua đạt các yêu cầu về BTT của BIDV.

- Đề xuất chính sách ưu đãi khách hàng bên bán trình Hội sở chính.

Tại các chi nhánh, bộ phận tác nghiệp của nghiệp vụ BTT nội địa trong thời gian đầu mới triển khai có thể trực thuộc Phòng Quản trị tín dụng. Khi nghiệp vụ BTT nội địa phát triển đến một quy mô nhất định, các chi nhánh sẽ thành lập Phòng Quản trị BTT nội địa với nhiệm vụ chính là kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện BTT trước khi giải ngân ứng trước KPT, đảm bảo hồ sơ BTT được phê duyệt đúng quy trình, đúng thẩm quyền, thực hiện tác nghiệp trên hệ thống SIBS chính xác và

Ban QHKHDN Phòng BTT nội địa Bộ phận phụ trách Bên mua hàng Bộ phận phụ trách Bên bán hàng Bộ phận nghiệp vụ

80

đúng quy trình, quản lý và theo dõi KPT của khách hàng, thu nợ các khoản BTT khi đến hạn.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức Bộ phận BTT nội địa tại các chi nhánh giai đoạn triển khai sản phẩm

Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức Bộ phận BTT nội địa tại các chi nhánh giai đoạn phát triển sản phẩm

3.3.2 Xây dựng quy trình bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Các mặt hàng được bao thanh toán

BTT là hình thức tài trợ các KPT trả chậm vì vậy, lựa chọn các ngành nghề, mặt hàng được BTT là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động BTT. Các mặt hàng phù hợp cho dịch vụ BTT là các sản phẩm đảm bảo các tiêu chí sau:

Ban giám đốc chi nhánh Phòng QHKH

BTT nội địa Phòng Quản trị tín dụng Bộ phận tác nghiệp

BTT nội địa

Ban giám đốc chi nhánh

Phòng QHKH BTT

Những sản phẩm phù hợp nhất đối với dịch vụ BTT là nguyên vật liệu, linh kiện và hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này không yêu cầu các dịch vụ hậu mãi hoặc bảo trì, bảo hành. Nói một cách khác, chúng được sản xuất, bán đi và người bán không phải quan tâm đến sản phẩm đó nữa. Vì vậy, một sản phẩm có thể BTT được phải là một hàng hóa hữu hình, một dịch vụ hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh ở đây có nghĩa là toàn bộ hàng hóa, dịch vụ phải được hoàn thành vào thời điểm giao hàng hoặc nghiệm thu dịch vụ.

Các hóa đơn phải chuyển nhượng được, thu nợ được một cách không điều kiện. Hóa đơn phải đại diện cho một giao dịch bán hàng thực sự của một sản phẩm hoặc một hàng hóa hữu hình, một dịch vụ hoàn chỉnh.

Trong trường hợp người bán bị phá sản, những hóa đơn đến hạn phải giữ được giá trị của chúng, nghĩa là chúng sẽ không có tranh chấp, kiện tụng và do đó sẽ không bị mất giá trị.

Dựa trên đặc điểm của các mặt hàng, tính chất hoạt động của ngành nghề và yêu cầu của hoạt động BTT, BIDV cần xác định nhóm những mặt hàng ưu tiên thực hiện BTT, nhóm mặt hàng hạn chế BTT và nhóm mặt hàng không thực hiện BTT.

Mặt hàng ưu tiên thực hiện BTT: hàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển ví dụ như: hàng dệt may, đồ gỗ, cao su, nhựa, vật liệu xây dựng,…

Mặt hàng hạn chế thực hiện BTT: hàng cung cấp cho các công trình thực hiện thanh toán theo tiến độ và ràng buộc trách nhiệm bảo hành của bên bán hàng; hàng hóa yêu cầu có biên bản nghiệm thu theo các thông số kỹ thuật phức tạp.

Mặt hàng không thực hiện BTT: thực phẩm tươi sống, thủy sản tươi sống, gia súc sống, gia cầm sống, thức ăn nhanh, hàng dễ hư hỏng.

- Thẩm định bên mua hàng và bên bán hàng

BIDV cần xác định nguyên tắc thực hiện BTT nội địa là BIDV ứng trước KPT cho bên bán hàng dựa trên khả năng thanh toán của bên mua hàng. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng khách hàng phải thực hiện cả bên bán hàng và bên mua hàng.

82

Đối tượng bên bán hàng: là những doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ đủ điều kiện của pháp luật hiện hành và thỏa mãn các điều kiện sau:

Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với KPT

Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành phù hợp với quy định của ngành hàng (nếu có)

Thời gian quan hệ mua bán với bên mua hàng: tối thiểu 03 tháng và đã có ít nhất 02 lần giao hàng, thực hiện dịch vụ.

Thẩm định bên mua hàng

Rủi ro của hoạt động BTT phụ thuộc phần lớn vào khả năng thanh toán của bên mua hàng vì vậy, tiêu chí lựa chọn bên mua hàng phải đảm bảo uy tín và năng lực tài chính, lịch sử thanh toán của doanh nghiệp.

BIDV có thể xác định hạn mức BTT cấp cho bên mua hàng dựa trên các tiêu chí về quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, tổng tài sản, lịch sử tín dụng, lịch sử thanh toán với nhà cung cấp, chỉ tiêu tài chính ROE, hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh phù hợp với các quy định về BTT.

Về lịch sử thanh toán các giao dịch thương mại: bên mua hàng thanh toán đầy đủ các khoản phải trả đã đến hạn trong vòng 06 tháng trở về trước kể từ thời điểm bên bán hàng đề nghị BTT.

Số lượng bên mua hàng lớn, đa dạng và có uy tín, không nên tập trung quá vào một đơn vị mua hàng: nếu các khoản nợ của một bên mua hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số KPT thì rủi ro tín dụng của các khoản ứng trước là rất lớn.

Bên cạnh đó, BIDV cũng cần thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, thương hiệu, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của bên mua hàng trong ngắn hạn.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bên mua hàng:

Ngân hàng cần phân tích thị trường đầu vào, đầu ra, tính ổn định của thị trường.

Thương hiệu: sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu không, khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành…

Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), khả năng tăng trưởng doanh thu trong tương lai, khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS).

Phân tích tình hình tài chính: tính cân đối của nguồn vốn, khả năng tự chủ về mặt tài chính, chính sách sử dụng nợ của doanh nghiệp, các hoạt động đầu tư, kinh doanh…

Đối với khả năng thanh toán của bên mua hàng trong ngắn hạn:

Ngân hàng cần phân tích các hệ số thanh toán, khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền mặt.

Để thuận lợi trong việc thẩm định bên mua hàng, BIDV nên phân loại khách hàng bên mua thành 2 nhóm: nhóm khách hàng bên mua đang có quan hệ tín dụng với BIDV và nhóm khách hàng bên mua chưa có quan hệ tín dụng với BIDV.

Đối với nhóm khách hàng bên mua đang có quan hệ tín dụng với BIDV: chi nhánh quản lý khách hàng bên mua chịu trách nhiệm thẩm định và đề xuất hạn mức BTT bên mua cho khách hàng. Phòng BTT tại Hội sở chính sẽ tái thẩm định và quyết định hạn mức BTT bên mua.

Đối với nhóm khách hàng bên mua chưa có quan hệ tín dụng với BIDV: Phòng BTT nội địa tại Hội sở chính sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và xác định hạn mức BTT đối với từng đơn vị mua hàng. Các chi nhánh quản lý bên bán căn cứ danh sách bên mua hàng được cấp hạn mức BTT do Hội sở chính phê duyệt để quyết định BTT khách hàng bên bán của mình. Định kỳ sáu tháng một lần, Phòng BTT nội địa sẽ tái thẩm định và cập nhật danh sách bên mua hàng và hạn mức BTT của từng đơn vị.

- Thẩm định khoản phải thu

KPT là tài sản đảm bảo duy nhất trong hoạt động BTT, do đó việc thẩm định KPT có ý nghĩa rất quan trọng đối với đơn vị BTT.

84

+ KPT phải phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hợp pháp. Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải có quy định cho phép chuyển nhượng KPT hoặc không quy định cấm chuyển nhượng KPT.

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định phương thức thanh toán là trả chậm

+ Thời hạn BTT phải phù hợp với thời hạn thanh toán còn lại của KPT. Thời hạn thanh toán còn lại theo hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụphải nhỏ hơn 180 ngày.

+ Bên bán hàng là bên thụ hưởng hợp pháp của KPT. KPT chưa được bên bán chuyển nhượng.

+ Hợp đồng mua bán rõ ràng, mua đứt bán đoạn: sản phẩm thích hợp cho dịch vụ BTT không phải là hàng ký gửi, thanh toán theo tiến độ công việc, không có điều kiện bảo hành và các điều khoản đặc biệt kèm theo.

+ Khi thẩm định hợp đồng thương mại phải chú ý đến tính chặt chẽ về pháp lý và hình thức của hợp đồng.

+ Các khoản khấu trừ (nếu có) có thể xác định được và được phân định rõ ràng: những khoản khấu trừ sẽ làm giảm giá trị các KPT và làm cho BIDV khó kiểm soát được các KPT này. Vì vậy, BIDV cần phải có khả năng lượng hóa các khoản khấu trừ này để xác định hạn mức BTT hợp lý và an toàn.

− KPT phải không thuộc các trường hợp sau:

+ Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm + Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp

+ Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp

+ Phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới hình thức ký gửi

+ Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày

+ Các KPT đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

+ Các KPT phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

− Đánh giá KPT:

+ Đặc tính, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa.

+ Số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa.

+ Giá cả, phương thức thanh toán.

+ Điều kiện giao nhận, nghiệm thu, bảo hành... + Tiến độ thực hiện, hiện trạng của KPT.

- Xác định hạn mức bao thanh toán, tỷ lệ ứng trước và thời hạn bao thanh toán

+ Xác định hạn mức bao thanh toán:

- Xác định hạn mức BTT cho bên bán hàng:

Hạn mức BTT trong nước BIDV cấp cho bên bán hàng là tổng số dư BTT trong nước tối đa tại một thời điểm nhất định theo thỏa thuận của BIDV và bên bán hàng. Việc xác định hạn mức BTT hợp lý cho từng đơn vị bán hàng rất quan trọng. Hạn mức BTT cấp cho doanh nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng được BTT vừa đảm bảo khả năng thanh toán của bên mua hàng cho ngân hàng. Để xác định hạn mức BTT cho bên bán hàng tương ứng với từng bên mua hàng, BIDV cần căn cứ vào nhu cầu thực tế và doanh số bán của bên bán hàng, dòng tiền và khả năng thanh toán ngắn hạn trong tương lai của bên mua hàng, thời hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. BIDV cũng cần lưu ý đến yếu tố mùa vụ của mặt hàng được BTT vì doanh số bán hàng trong giai đoạn cao điểm tăng dẫn đến nhu cầu vốn lưu động tăng cao so với các giai đoạn thấp điểm trong năm.

86

- Xác định hạn mức BTT cho bên mua hàng

Hạn mức BTT trong nước của bên mua hàng là tổng số dư BTT trong nước tối đa của các bên bán hàng đối với một bên mua hàng tại một thời điểm nhất định do BIDV cấp cho bên mua hàng.

Rủi ro của các khoản BTT phụ thuộc vào năng lực tài chính của bên mua hàng vì vậy BIDV cần xác định hạn mức BTT phù hợp cho từng khách hàng bên mua.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)