Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nội địa

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 88)

Khung pháp lý phải đảm bảo hình thành một hành lang vững chắc để các đơn vị BTT thực hiện tốt nghiệp vụ và kiểm soát rủi ro hoạt động BTT. Khung pháp lý phải có tính khả thi cao và thật sự trở thành đòn bẩy góp phần phát triển hoạt động BTT. Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định nghiệp vụ BTT theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng quy định về việc chuyển nhượng KPT trong hoạt động BTT. Quá trình chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán hàng sang đơn vị BTT cần được pháp luật thừa nhận bằng văn bản pháp lý. Quy định về chuyển nhượng KPT trong hoạt động BTT cần xác định cụ thể quyền và trách nhiệm của bên bán hàng và đơn vị BTT trong quá trình chuyển giao quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định cũng cần xác định chứng từ cần thiết liên quan đến việc chuyển nhượng KPT đảm bảo việc chuyển nhượng hợp pháp và chặt chẽ. Quy định về chuyển nhượng KPT sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các đơn vị BTT, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hoạt động BTT. Quy chế BTT của NHNN cần điều chỉnh việc xác nhận thanh toán của bên mua hàng theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho bên mua hàng. Bên bán hàng chỉ cần gửi văn bản cho bên mua hàng thông báo về các KPT đã BTT và đề nghị bên mua hàng xác nhận sẽ thanh toán trực tiếp cho đơn vị BTT vào thông báo đã nhận được. Quy định về chuyển nhượng KPT phải xác định trách nhiệm của bên mua hàng phải thực hiện theo đúng thông báo của bên bán hàng mà không có quyền từ chối thực hiện sau khi nhận được thông báo. Bên mua hàng chỉ được phép từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị BTT trong trường hợp bên bán hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ và xuất trình đầy đủ các chứng từ chứng minh về việc bên bán hàng vi phạm.

72

Thứ hai, NHNN cần định nghĩa BTT theo đúng bản chất của nghiệp vụ và phù hợp với các quy định của quốc tế. Theo Hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại KPT của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Định nghĩa BTT theo Công ước quốc tế Unidroit 1988 cũng phản ánh BTT là một dịch vụ mà đơn vị BTT thực hiện tối thiểu hai trong bốn chức năng: quản lý sổ sách liên quan đến KPT, ứng trước, thu nợ KPT và bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng. Ứng trước KPT chỉ là một trong bốn chức năng của nghiệp vụ BTT, vì vậy không thể định nghĩa BTT là một hình thức cấp tín dụng như hiện nay tại Việt Nam. Việc định nghĩa BTT phù hợp với bản chất nghiệp vụ và các quy định của quốc tế không chỉ giúp các đơn vị BTT phát triển hoạt động BTT trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị BTT trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với đơn vị BTT trên thế giới.

Thứ ba, để đảm bảo an toàn cho hoạt động BTT, NHNN cần quy định giới hạn an toàn cho bên mua hàng vì đặc trưng cơ bản của BTT là rủi ro của nghiệp vụ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của bên mua hàng. Bên cạnh điều kiện giới hạn về bên bán hàng như hiện nay, NHNN cần bổ sung quy định tổng số dư BTT của các bên bán hàng đối với một khách hàng bên mua không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị BTT. NHNN cũng cần quy định tỷ lệ an toàn đối với nhóm khách hàng liên quan trong hoạt động BTT. Tại Việt Nam hiện nay, các cổ đông lớn góp vốn thành lập nhiều công ty ngày càng phổ biến và hoạt động của các doanh nghiệp có mối liên hệ sâu sắc và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, việc quy định tỷ lệ an toàn đối với nhóm khách hàng liên quan là rất cần thiết với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hoạt động BTT.

Thứ tư, NHNN cần hướng dẫn chi tiết cách xử lý của đơn vị BTT trong trường hợp KPT phát sinh tranh chấp sau khi ký hợp đồng BTT. Quy định cần xác

định thời hạn bên mua, bên bán gửi cho đơn vị BTT thông báo về tranh chấp KPT và quy định các tài liệu chứng minh bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định này sẽ giúp các đơn vị BTT an tâm triển khai nghiệp vụ, không lúng túng khi xử lý các tình huống phát sinh, tạo sự thống nhất trong quy trình xử lý tranh chấp KPT của các đơn vị BTT.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)