BTT là sản phẩm đã đ ược áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng chưa thật sự được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có những đặc điểm riêng biệt về tập quán kinh tế, con người, điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế… do đó BTT tại các nước cũng có những đặc điểm riêng biệt. Không phải quốc gia nào cũng áp dụng một cách đầy đủ và chính thống các nghiệp vụ về BTT. Từ những hoạt động BTT trên thế giới rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể khi áp dụng BTT cho Việt Nam.
Thứ nhất, ở Châu Âu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và mức độ uy tín của các doanh nghiệp được đảm bảo thì việc áp dụng dịch vụ BTT được mở rộng và điều kiện dễ dàng. Còn ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…nghiệp vụ này chưa được áp dụng đầy đủ, thường hạn chế ở một số ngành hàng và một số đối tượng khách hàng nhất định hoặc có quyền truy đòi bên bán trong trường hợp bên mua không trả nợ cho đơn vị BTT. Việt Nam chúng ta cũng có những điều kiện tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ,… vì vậy kinh nghiệm này là rất quan trọng khi triển khai BTT tại Việt Nam, nơi có mức độ rủi ro thị trường còn cao.
Thứ hai, sản phẩm BTT còn khá mới mẻ cho người sử dụng lẫn đơn vị thực hiện BTT nên trong thời gian đầu ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa trước sẽ dễ dàng hơn cho các đơn vị BTT. Sau khi có kinh nghiệm mới thực hiện BTT quốc tế, vì BTTquốc tế đòi hỏi các đơn vị BTT phải có quan hệ đối tác rộng lớn với các đơn vị BTT trên thế giới mới có khả năng thu hồi nợ và quản lý rủi ro. Ứng dụng nghiệp
vụ BTT nội địa, đơn vị BTT chủ động hơn trong việc thẩm định bên mua, bên bán và đây sẽ là cơ hội thực hành tốt nhất các nghiệp vụ về quản lý sổ sách các khoản phải thu, lựa chọn các loại hình doanh nghiệp thực hiện BTT…
Thứ ba, BTT giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản bảo đảm vẫn có thể vay vốn ngân hàng, đồng thời giúp họ tăng hạn mức tín dụng, về phía ngân hàng có thể yên tâm khi biết rõ nguồn vốn của mình được sử dụng như thế nào thông qua quá trình kiểm soát hoạt động và thu hồi khoản phải thu. Tuy nhiên ứng trước KPT trong nghiệp vụ BTT là hình thức cấp tín dụng dựa trên việc quản lý các khoản phải thu và không có tài sản bảo đảm nên để tránh rủi ro các TCTD nên có sự chọn lọc ngành hàng, uy tín khách hàng để áp dụng chứ không áp dụng đối với tất cả các ngành hàng, khách hàng.
Thứ tư, chi phí cho dịch vụ BTT cũng tốn kém đối với bên bán nhưng BTT mang lại lợi ích cho cả bên mua và bên bán nên đơn vị BTT cần tư vấn cụ thể đối với khách hàng BTT để chia sẻ chi phí dịch vụ BTT.
Thông thường tại các thị trường mới, các doanh nghiệp chưa quen với việc sử dụng dịch vụ BTT nên chưa hiểu nhiều về các lợi ích của BTT, đặc biệt là các lợi ích đối với bên mua hàng. Vì vậy để phát triển BTT trước hết cần thông tin để bên mua hàng hiểu rõ được các lợi ích mang lại cho họ trên cơ sở đó họ có thiện chí hợp tác với đơn vị BTT.
Thứ năm, về hình thức tổ chức của các đơn vị thực hiện bao thanh toán. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, dịch vụ BTT được tổ chức bởi ngân hàng hoặc công ty con của ngân hàng nhằm phát huy lợi thế sẵn có của ngân hàng. Điều này xuất phát từ hiệu quả của mạng lưới phân phối, tiềm lực tài chính của ngân hàng, tính đa dạng của hệ thống sản phẩm dịch vụ và hiệu quả công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng triển khai nói trên, khi thị trường phát triển đến một mức nhất định, cũng có thể xem xét cho các công ty BTT độc lập được phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán. Ưu điểm của các công ty này là không phụ thuộc vào những qui định khắt khe như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, họ lại ít có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn lớn có chi phí thấp
24
Thứ sáu, vấn đề nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của BTT. Vì vậy, phải thực hiện tiếp thị để tất cả các thành phần trong nền kinh tế nhận thức được lợi ích của nghiệp vụ bao thanh toán. Phương thức thanh toán ghi sổ càng phổ biến thì nghiệp vụ BTT sẽ càng phát triển
Thứ bảy, cần đa dạng hóa sản phẩm BTT cung cấp cho khách hàng. Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, nên chú trọng đến việc cung cấp BTT trọn gói để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, cần chú trọng đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ tám, xây dựng hiệp hội BTT quốc gia. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thực hiện thành công hoạt động bao thanh toán, việc xây dựng hiệp hội BTT quốc gia sẽ đem lại sự hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các đơn vị thành viên và góp phần đẩy mạnh sự phát triển bao thanh toán. Việc tổ chức hiệp hội BTT với vai trò chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, thông tin khách hàng, ngành hàng sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạn chế rủi ro cho các đơn vị thành viên. Ngoài ra, hiệp hội còn ngăn chặn được hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị BTT góp phần nâng cao vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên thị trường tài chính khu vực và thế giới
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình lịch sử phát triển lâu đời và vai trò, chức năng của BTT nội địa đã chứng minh BTT nội địa không chỉ là một hình thức tài trợ ngắn hạn thông thường mà là một sản phẩm tài chính phong phú, đáp ứng nhu cầu linh hoạt của các doanh nghiệp và có tính ưu việt vượt trội các sản phẩm tín dụng truyền thống. Việc hiểu rõ khái niệm, vai trò, chức năng của sản phẩm, quy trình thực hiện, rủi ro trong hoạt động BTT nội địa là cơ sở nền tảng giúp các đơn vị BTT nói chung và BIDV nói riêng am hiểu thấu đáo về sản phẩm nhằm xây dựng quy trình sản phẩm chuẩn mực, nâng cao tính hiệu quả và khả thi trong việc ứng dụng nghiệp vụ vào thực tế.
Chương 1 cũng cung cấp cái nhìn khái quát về hoạt động BTT nội địa trên thế giới, xu thế phát triển và đúc kết những bài học kinh nghiệm về BTT nội địa đối với Việt Nam. Sản phẩm BTT ở mỗi quốc gia có những đặc thù khác nhau do những đặc điểm về pháp lý, kinh tế, tài chính, con người… Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nắm bắt xu thế phát triển của sản phẩm, hiểu rõ môi trường pháp lý và điều kiện kinh tế của Việt Nam là nhân tố tạo nên thành công trong quá trình triển khai nghiệp vụ BTT nội địa của các đơn vị.
CHƯƠNG 2
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM